Ở đây đương nhiên là Việt Nam và Trung Quốc.
Người Việt xuất trận không có quy tắc gì cả, đánh là đánh, không hoa mỹ, không cầu kỳ cốt yếu là ở thắng lợi cuối cùng. Người Việt không giỏi về việc thủ thành, công thành nên he he Aoe Việt đã sớm loại thành chòi ra khỏi cuộc chơi, giờ chơi AOE thằng nào mà dở bài thành chòi ra đánh sẽ bị chửi là quân chơi bẩn he he!!
AOE Việt có quân là chiến, chọc phá bất thần lần, đôi khi một con ngựa dò sang đối phương chọc đi chọc lại chết dăm bẩy thằng nông dân. Dẫu có giết được con ngựa dò đó thì đối phương cũng hao mòn kinh khủng.
Ngựa dò gặp gì chọc nấy, gặp nông dân giết nông dân, gặp móng nhà chọc móng nhà, gặp sư tử giết luôn. Nhiều trận giao hữu và cả thi đấu AOE giữa Việt Nam và Trung Quốc, game thủ Trung Quốc bại bởi chính ngựa dò chứ không phải bại vì các đơn vị quân được phía game thủ Việt điều lên công phá.
Người Tầu không thế, họ đề ra luật phải có quân mới được đánh. Ngựa dò chỉ là lính trinh sát mà lính trinh sát thì không có nhiệm vụ oánh nhâu. Họ đánh thành chòi vô đối, đánh Shan bất luận là thuần R hay hỗn mã đều rất phũ phàng. Căn nguyên là bởi dân tộc tính, Shang tức là China, thành chòi là thế mạnh của Trung Quốc (vạn lý trường thành).
Game thủ Trung Quốc vừa đánh vừa quấy, điều quân rất giỏi, bo nhà - bảo vệ nông dân làm thực, chặt gỗ, đào vàng cũng rất cừ. Thuật ngữ đế chế online gọi là phát triển tay to. Để vào được nhà (Căn cứ) của phía Trung Quốc không phải đơn giản, nhưng vào được rồi thì bên Trung Quốc chỉ còn nước gõ 23 xin thua, lý do là bởi toàn bộ căn cứ của họ đã bị phơi ra dưới lưỡi dao của quân chém, hay cung tên của cung thủ.
Game Việt không như vậy, đánh Random nên thường bo nhỏ từng bãi, ví dụ nông dân làm ruộng có một dãy BE để bảo vệ, nông dân làm vàng, làm gỗ cũng vậy. Phía Trung Quốc hoàn toàn có thể dạo chơi trong khu căn cứ của Việt Nam nhưng để công phá những bãi bo nhỏ lại không dễ dàng gì. Hơn nữa bo nhỏ như vậy đưa lại cái lợi thế là dù bãi này bị phá thì vẫn còn bãi khác tiếp tục cung đốn thực, gỗ vàng cho các đơn vị quân tác chiến. Điều này đặc trưng cho lối suy nghĩ và tác chiến rất Việt Nam phân tán lực lượng giảm thiểu tổn thất, tác chiến du kích.
Game thủ Việt đánh đội thì người ở trong cánh đóng vai trò bơm có khi đến kết thúc trận đấu người này vẫn ở đời hai, ngược lại người ngoài cánh nhận đồ bơm, sớm kích đời và vác quân sang phía đối phương hành lạc trước.
Nếu đánh đôi thì một người sẽ phát triển, một người sẽ đánh theo kiểu bán máu. Nghĩa là lên đời, sinh chém hoặc sinh R sang nhà đối phương chém giết tanh bành, có bao nhiêu sức bung ra bằng sạch. Chủ đích là ôm đối phương cùng chết theo mình. Trong khi đó người còn lại sẽ phát triển thế lực và ra đòn quyết định trận đấu.
Rất đặc trưng Việt Nam he he!!
Cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử đều ít chú ý đến biển. Trong game chiến thuật AOE cũng vậy, đánh bản đồ biển đã sớm bị loại trừ trong các trận chiến, kể cả là giao hữu AOE Việt - Trung. Nhưng khi đó người phương Tây lại rất khoái đánh bản đồ biển.
Dưới đây là phần hai bài viết AOE - Đế chế online: Trận random giao lưu Việt - Trung nguyên nhân vì sao chúng ta thất bại thảm hại?
Tại sao lại là "Chiến đấu quân tử"? Theo thuyết Khổng
Tử có nghĩa là "Tiên lễ hậu binh". Mọi người đều biết, trong chiến
đấu không phải chuyện dùng lời nói để chém giết, chiến đấu là phải tàn khốc, có
tử vong có sinh tồn, có thắng lợi và thất bại, game chiến thuật cũng vậy, hay
là chuyện giữa các quốc gia cũng thế!
Lại trở về vấn đề game đế chế, chiến đấu trong game chỉ có một
mục đích duy nhất đó là chiến thắng đối thủ, làm cho đối thủ thất bại hoàn
toàn, trong game chỉ cần áp dụng những quy tắc được cho phép thì cái gì bạn
cũng có thể làm được, để đạt được mục đích đó thậm chí có thể không từ bất kỳ
thủ đoạn nào, tại sao lại nói là không từ thủ đoạn nào? Ở phần trên tôi đã từng
nói qua, chiến đấu không phải là trò chơi của các quân tử, chiến đấu chính là võ
đài của người có sức mạnh thật sự, tại sao tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần về
vấn đề "Chiến đấu quân tử"? Từ năm 2003 trở lại đây, đế chế trong
nước cơ bản là chỉ chơi kèo Shang hỗn mã, từ đó cho đến nay cũng sấp xỉ 10 năm,
do trào lưu hoặc là do mọi người muốn theo đuổi cái gọi là hoàn mỹ "từ 25
dân lên đời, 8 ruộng, 5 BA binh sĩ và nông dân không ngừng phát triển" và
"Việc nhận thức về phòng thủ theo cách nhìn đại cục và những trận đánh bản
đồ biển" thì những nguyên tố này đã dẫn đến các game thủ trong nước khi
chơi game hoàn toàn không có cảm giác phải phòng ngự, hay cái cảm giác bị hủy
diệt.
Nhãn Tử - Game thủ có lối đánh Shang rất hoàn
hảo (Ảnh Dịch giả đưa vào)
Có lần tôi nói chuyện với một người bạn, khi anh tham gia vào
một kèo đấu, đối thủ là một người anh hoàn toàn không biết, bất kể là trận đấu
gà hay đấu với cao thủ cũng được, anh nhất thiết phải thể hiện rõ được sự nguy
hiểm của mình, vì khi anh thể hiện được sự nguy hiểm, anh mới có thể phát huy
được tinh thần chiến đấu tốt nhất của mình, tuyệt đối không được nhìn tên ID mà
coi thường đối thủ, thất bại chính là sự nếm trải việc coi thường đối thủ.
Lại quay trở về vấn đề các trận đấu giao hữu Việt - Trung, từ
việc phân tích các vấn đề ở trên, không khó để nhận ra một kết cục, đó chính là
việc xem thường đối thủ, xem thường trò chơi, thêm vào đó là kinh nghiệm đánh
Shang hỗn mã mười năm đã tạo nên những anh hùng trong trận chiến cũng là một
trong những nguyên nhân đó, không thất bại mới là lạ, tôn trọng đối thủ, tôn
trọng trò chơi mới có thể thay đổi được gốc rễ của sự thất bại, trong khi ánh
hào quang của sự chiến thắng vẫn còn bủa vây các game thủ của chúng ta, lúc đó
họ lại nhìn đối thủ bằng ánh mắt coi thường, phải chăng chúng ta cần phải xem
xét, đánh giá lại bản thân và thái độ của chính mình?
Game thủ Gunny, cái tên được cộng đồng AOE Trung Quốc nhắc đến
rất nhiều thời gian gần đây
Ở bên trên tôi đã nói qua về vấn đề tuổi tác, kỹ thuật, nhận
thức, thao tác, những điểm nào của game thủ chúng ta kém xa so với game thủ
Việt Nam ?
Những kèo trong nước, khi mà game thủ đánh thua thì bị nhận những lời trách
móc, chửi rủa, ném đá của khán giả, các bạn không chịu đi tìm hiểu nguyên nhân
gốc rễ của nó, đây không phải là sự khích lệ mà là đang làm thui chột tinh thần
của game thủ, mà bản thân game thủ trong nước cũng tự đánh giá quá cao khả năng
của mình, coi thường đối thủ, cũng giống như trường hợp những ngôi sao vây
quanh mặt trăng, hay nhũng fan hâm mộ lúc nào cũng mù quáng theo đuổi những cái
gọi là hoàn mỹ và họ không bao giờ thoát ra khỏi được cái cảm giác đó.
Quy tắc đánh trong game của Việt Nam thật ra có thể liên tưởng đến
lịch sử cận đại 200 năm trước của họ, quy tắc của Việt Nam đó chính là không
cho bạn bất kỳ một cơ hội nào, một khi đã xuất trận, mặt đối mặt là phải chém
giết, bất luận là đánh quân hay là nông dân, chỉ cần tất cả đều full là có thể
tham gia chiến đấu, đây chính là sức mạnh toàn quân toàn dân của Việt Nam,
chiến tranh thì không bao giờ có lòng nhân ái, cũng không bao giờ có cái gọi là
đạo đức, trong quy tắc đánh của Việt Nam không có các trận đánh hoa lệ của bản
đồ biển, không có sự phát triển điên cuồng, trên hết đó là sự bá đạo trong trận
chiến. Quy tắc trong đế chế phục hưng của Việt Nam so với chúng ta là toàn diện
hơn nhiều, đánh thể loại random tốc độ 2.0, với cách đánh này người chơi phải
dùng mắt, tai, tay và não. Mắt phải quan sát được 6 đường, tai phải nghe được 8
hướng, tay phải như xe đua, não phải như ngựa chạy. Việc dùng những phương pháp
như lối đánh từ từ để phòng bị thật chặt, không ngừng điều quân là lối tư duy
cũ rích, như thế chỉ có chờ đợi sự thất bại đến với mình mà thôi.
Sau khi viết ra một đống những lời nhảm nhí , thật ra nói tóm
lại thì rất ngắn gọn.
Từ bỏ tư tưởng chiến đấu quân tử, "tôn trọng đối thủ",
"tôn trọng game", "Nhận thức lại chính bản thân mình",
"nhận thức lại trò chơi" vẫn là một câu nói cũ, trừ phi bạn
không chơi game, chơi là nhất thiết phải tôn trọng game, nhất thiết phải chơi
cho hết mình!
Cho dù là có một số người dùng mông để nhìn vấn đề hay dùng mông
để mắng người khác không biết nghĩ thì đều có thể bỏ qua không tính toán, vì
những người đó mãi mãi không biết được ý nghĩa đích thức của trò chơi là gì.
---
Dịch giả mạn bàn về bài viết
Khi đọc bài viết của tác giả Quan tòa địa ngục, tôi thấy tác giả
đề cập đến khái niệm “Chiến đấu quân tử”, đây là khái niệm khiến tôi băn khoăn
nhất, không rõ đã dịch sát nghĩa chưa, hay đã hiểu đầy đủ ý của tác giả chưa?
Vì vậy chỉ dám đề mạn bàn lại bài viết một chút xem như đưa thêm 1 góc nhìn cho
bạn đọc.
Tác giả có dẫn giải “Chiến đấu quân tử” là “Tiên lễ hẫu binh”
trong học thuyết của Khổng Tử, thì tôi cảm thấy hơi khiên cưỡng và thậm chí nếu
đưa cả hai thành ngữ (quan điểm) này đưa vào game thì cũng hơi ít liên quan.
Tôi rất đồng ý với cách đặt vấn đề khác của tác giả trong quan điểm với trò
chơi, chơi thì phải hết mình và cống hiến, chơi là vận dụng tổng lực mọi nguồn
lực có thể miễn là tôn trọng luật chơi. Hiểu như vậy, trò chơi chúng ta đề cập
chính là phần “hậu binh” rồi, là phần không có thỏa hiệp, không có “lễ nghĩa”,
chỉ có chiến tranh. Mà đã là chuyện nhà binh thì không có đúng sai, chỉ có
người chiến thắng và chiến bại.
Trong cách đánh random của Việt Nam , chúng ta có lối đánh phũ phàng
là điều không thể bàn cãi, đánh với mọi nguồn lực có thể, vì vậy rơi vào thế
bài nào chúng ta đều biết cách vận dụng một cách linh hoạt để hạ gục đối thủ.
Còn cái được gọi là “chiến đấu quân tử” như tác giả nói có lẽ là lối đánh đã ăn
mòn vào thành thói quen của game thủ Trung Quốc, lối đánh hoàn mỹ, mà ở đó chỉ
phân thắng bại ở khả năng điều quân và phòng thủ. Với kèo Random, thì những kỹ
năng như vậy là chưa đủ để chiến thắng đối thủ.
Như vậy có thể thấy rằng quan điểm “Chiến đấu quân tử” của game
thủ Trung Quốc và Việt Nam
là tương đối khác nhau.
Và dù là tuy duy như thế nào, vẫn có 1 điểm tương đồng, chính là
phần kết của bài viết: trong bất kỳ trò chơi nào cũng vậy, điều tối quan trọng
vẫn là việc chúng ta phải hiểu biết về trò chơi đó, tôn trọng đối thủ và chơi
hết mình.
Panny
Đăng nhận xét