Mấy trao đổi cùng Ngô Nhân Dụng xung quanh bài "NHƯNG CHỐNG TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO?"

Thứ Tư, 8 tháng 8, 20125nhận xét

Mới đây Ngô Nhân Dụng có đăng bài “Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào”, bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả về một Việt Nam không khiếp nhược trước Trung Quốc. Những vấn đề chính trị, hantimes miễn bàn, chỉ xin đề cập ở đây một số lỗi dữ kiện lịch sử của Ngô Nhân Dụng, cũng như tư duy những con Lừa (chuyên đi theo lề) từ tác giả bài viết.
Xem thêm Ngô Nhân Dụng: Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?
Tập tin:Mongol Empire map.gif
Từ Mông Cổ Xanh đến đại đế quốc Mông Cổ (1206 - 1294)
1. Tác giả họ Ngô viết: “Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục”.
Thái úy Trần Nhật Hiệu nói "nhập Tống", nghĩa là bảo giặc Mông Cổ mạnh quá, chi bằng chạy vào Tống mà trú thân, chứ không hề khuyên vua Trần hàng giặc. Nhưng ở đây Ngô Nhân Dụng lại suy diễn: "Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng". Chắc những yếu kém về kiến thức lịch sử đã khiến cho tác giả họ Ngô có suy diễn theo kiểu chụp mũ như vậy? 
Thời điểm năm 1257, Nam Tống dưới triều đại của vua Tống Lý Tông tức Triệu Quân (cai trị từ năm 1244 – 1264) vẫn thống trị trên toàn miền Hoa Nam chứ không phải “chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Đông” như Ngô Nhân Dụng nói. Điểm lại một số tư liệu lịch sử của cuộc chiến Tống - Mông (1236 - 1259) để thấy sức mạnh của nhà Nam Tống như thế nào và vì sao Trần Nhật Hiệu trong cơn hoảng loạn chỉ còn nước kêu vua "nhập Tống"
Binh lực của Nam Tống khá mạnh, họ phòng thủ có hiệu quả trước các cuộc công kích của quân Mông Cổ. Thậm chí trước đó quãng gần 20 năm, tướng Nam Tống là Mạnh Củng, Vương Kiên đã từng đả bại quân Mông Nguyên thu hồi lại Tín Dương, Tương Dương, Phàn Thành, Quỳ Châu đất đai ven bờ Đan Giang, Thuận Dương, giành lại Phủ Hưng Nguyên (tức Hán Trung tỉnh Thiểm Tây bây giờ).

Năm 1259, Vương Kiên thủ thành Điếu Ngư (Vũ Hán) chống lại quân Mông Cổ. Đại Hãn Mông Cổ là Mông Kha chết khi chỉ huy quân đội tấn công thành này. Chiến công này đã khiến thành Điếu Ngư nổi danh như một Mecca phương Đông, nơi duy nhất trên thế giới đả bại được quân Mông Cổ do đích danh Đại Hãn chỉ huy.

Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt phải nhanh chóng thỏa thuận đình chiến với Nam Tống, quân Mông Cổ trên khắp các chiến trường Âu – Á kéo về gây nên cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị Đại Hãn kéo dài tới 4 năm. Kết quả là Hốt Tất Liệt toàn thắng. 20 năm sau cuộc chiến Điếu Ngư thành, Hốt Tất Liệt mới diệt được nhà Tống bởi trận hải chiến Nhai Sơn. 

2. “Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục thì có thể từ đó nước ta đã biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác gì tỉnh Vân Nam”.
Kỵ binh Mông Cổ
Quả thật là nhà Trần có sợ Trung Hoa (Đế quốc Nguyên Mông), cái sợ này là hiển nhiên. Trong khoảng mấy chục năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn xưng Mông Cổ xanh, thì kỵ binh Mông Cổ không có đối thủ, họ tung hoành khắp đại lục địa Á - Âu, kiến lập nên một đại đế quốc chiếm ¾ thế giới khi đó.
Tránh cuộc chiến với Nguyên Mông nhà Trần buộc phải làm mọi cách để giữ gìn nền hòa bình. Đại Việt tiến hành thông sứ, định kỳ ba năm nộp cống một lần; thậm chí năm 1262, Đại Việt còn thuận cho Hốt tất liệt đặt chức Darughachi ngay tại triều đình. Xin nói thêm rằng Darughachi (Đạt lỗ hoa xích) là chức quan hàng tỉnh trong đế quốc Nguyên Mông, đối với Đại Việt chức này đóng vai trò tình báo.
Tránh chiến tranh, cái việc làm như thế là tất yếu.
Hịch Tướng sĩ ghi lại: “Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ… Hay: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm…”.
Tranh vẽ mô tả lại cảnh Thoát Hoan
chui ống đồng chạy về nước
Thiết nghĩ mấy cái như: sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, lăng nhục triều đình, khinh rẻ tổ phụ, chủ nhục (nhà vua - quốc gia chịu nhục), nghe nhạc thái thường đãi yến sứ Nguyên Mông ... còn là nỗi nhục lớn hơn hoàn cảnh hiện tại gấp trăm, gấp ngàn lần. Nhưng nhà Trần đã nhịn và nhịn gần 30 năm. Chỉ đến khi không còn cửa để nhịn nữa mới quật cường đánh trả.
Giá phỏng thời nay xẩy ra chuyện như thế thì không hiểu khắp nước Nam này sẽ ồn ào, xáo động, thóa mạ, căm hờn những gì nữa? Chắc thời xưa chưa có internet để blogger chửi triều đình là bán nước, bợ đít China cầu vinh? Nếu có thì nhà Trần đã chẳng có được 30 năm bồi dưỡng nguyên khí, nhất thống toàn dân làm nên hai cuộc đại phá Nguyên Mông rồi.
3. Ngô Nhân Dụng có so sánh những việc đi biểu tình chống Trung Quốc với hội nghị Diên Hồng thời Trần, xin thưa rằng đó là sự so sánh khập khiễng. 
Trước thế giặc mạnh, vua Trần phải mời bô lão cả nước về Kinh hỏi về lẽ nên hòa hay nên chiến, nếu chiến thì chiến thế nào? Hội nghị Diên Hồng có thể nói là một Quốc dân đại hội của Việt Nam thời trung đại, hoặc một kiểu trưng cầu dân ý về việc đánh trả China.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mấy năm gần đây thì hoàn toàn khác. Đi biểu tình chống China là tập hợp của một nhóm người yêu nước, tiến hành biểu tình theo lối tự phát và không (hoặc chưa) được sự chấp thuận của Chính quyền. Việt Nam cũng chưa có được luật biểu tình nghĩa là nghi nhận và bảo vệ quyền biểu tình của công dân.
Bao giờ mà Việt Nam không thể chịu đựng nổi sự o ép, xâm lăng của người Trung Quốc buộc phải kêu gọi chiến tranh tự vệ, Quốc Hội bỏ phiếu tán đồng đến khi đó mới có thể gọi là hội nghị Diên Hồng thời hiện đại. 
4. “Không thể chấp nhận những luận điệu hèn nhát, chưa chi đã lo nước Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Cộng. Những kẻ đưa ra các luận điệu đó chỉ làm trò “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh và biện minh cho những thái độ khiếp nhược của họ”.
Ở đây Ngô Nhân Dụng hoàn toàn chụp mũ, thể hiện lối tư duy của những con Lừa (chuyên đi theo lề, đặc trưng bầy đàn). Lo ngại trước sức mạnh China là có thật, không phải chỉ có Việt Nam mà ngay cả Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước thế lực mới nổi này. Sự lo ngại đó không phải là hèn nhát, càng không phải là trò: “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh”.
Xét về mọi mặt, Việt Nam ở thế yếu hơn hẳn so với Trung Quốc, chỉ nội chiến bằng kinh tế bằng các áp lực chính trị thôi, Trung Nam Hải cũng đủ sức khiến cho chúng ta (thậm chí là cả ASEAN) khốn khó rồi. Sự việc ASEAN không ra được tuyên bố chung về Biển Đông gần đây là một minh chứng.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như thế này, trong bối cảnh mà như Bộ Trưởng Vũ Đức Đam nói đại ý: như một gia đình mong mãi đến giờ thì người phụ nữ có thể mang thai rồi, vấn đề là chúng ta phải kiên trì làm sao có thể sinh nở được. Vâng kinh tế Việt Nam đang như người phụ nữ mang thai mà người chửa cửa mả. Lấy gì mà đánh với Trung Quốc đây?
Các vị cứ hò hét chứng tỏ lòng yêu nước của mình nhưng chiến tranh, sinh mệnh, quốc thổ của cả một dân tộc không phải là trò đùa cho đám con trẻ đã nư! Thêm nữa tôi, anh đều yêu nước, anh ở ngoại quốc tiện nói, tôi ở nhà kín miệng hơn, chúng ta suy nghĩ khác nhau nhưng đừng hàm hồ quy chụp. Đã đặt bút viết phải cân nhắc trước sau kỹ lưỡng, phát ngôn phải chuẩn đừng có kiểu "giống như ...", tư liệu đưa cần nhất tính thuyết phục, khoa học đừng để trẻ con nó cười.
Vậy thôi.
Share this article :

+ nhận xét + 5 nhận xét

lúc 22:39 10 tháng 6, 2013

- Đồng ý với ông Hàn là cần phải dưỡng nguyên khí nhưng ông Bê nhà mình chỉ dưỡng cho mình ổng thôi. Vật ký sinh càng bòn rút thì vật chủ càng teo tóp, chi bộ chế cho liều thuốc tẩy giun trước đi chứ có dưỡng tới 300 năm nữa thì vẫn ốm o gầy mòn mà thôi.

lúc 03:49 11 tháng 6, 2013

Khà khà, về lịch sử thì quả cô Hàn cứng cựa thật.

Nặc danh
lúc 23:08 23 tháng 6, 2013

Cùn To xỏ lá thật, chỉ khen cô Hàn về mặt lịch sử còn mặt khác thì không nói ra...có lẽ chê bựa như cứt ! Độc đểu !!!

Nặc danh
lúc 00:26 24 tháng 6, 2013

Dại cùng ngu bỏ mẹ , lại khen con Han . Dịt mịa li6ch sử Lừa con hàn và họ Ngô học khác nhau nên con hàn chê Họ Ngô sai .Sử Lừa thì đéo biết thằng đúng ,nhưng theo phép suy ra thì kiến thức sử của con Hàn đéo đáng tin cậy.

lúc 05:59 24 tháng 6, 2013

@Nặc danh
He he, Anh nhất trí cái chỗ đéo biết ai sai, nhưng con Hàn nó diễn giải thấu đáo hơn, anh thích. Mài chọn mịa ra một cái tên đi !? Cứ tham gia vào bến bựa mấy ngày là mài ngiện ngay thôi.

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo