Vinashin đắm chìm |
Sự phân hóa giàu nghèo đã đào sâu thêm chiếc hố ngăn cách giữa các giai tầng của Việt Nam. Nó khơi dậy sự bất mãn không nhỏ trong một số tầng lớp dân cư.
Dư luận tức giận, nhiều người đòi hỏi phải có người đó chịu trách nhiệm về những điều này, chịu trách nhiệm về việc dân chúng bị nghèo đi và nạn tham nhũng trở nên trầm trọng.
Truy mãi truy mãi cuối cùng lên tới tận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong nhiệm kỳ thứ 2, vị Thủ tướng này đã phải đối diện với những áp lực ghê gớm nhất kể từ sau 1986. Suy thoái kinh tế, lạm phát tăng tới mức kỷ lục 18% năm, nhiều Tập đoàn kinh tế nhà nước từng được ông Nguyễn Tấn Dũng cũng như nhiều người kỳ vọng (rao giảng) là nắm đấm sắt của nền kinh tế rơi vào tình trạng thua lỗ. Vinashin, Vinaline sụp đổ!
Người dân đã không còn ưu ái cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như những ngày đầu ông nhậm chức! Thậm chí rất nhiều người đòi ông phải chịu trách nhiệm chính trong việc đẩy nền kinh tế Việt Nam (từng được coi là một Hổ của Châu Á) đến chỗ khốn khó. Trong bối cảnh đó xuất hiện blog Quan Làm Báo, bằng những quả bom thông tin của mình, blogger này đã kéo tụt sự tín nhiệm đối với Thủ tướng trong dư luận xã hội.
Bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng trong những năm đầu nắm quyền Thủ tướng nổi danh là nhà cải cách nhưng trong nửa cuối nhiệm kỳ hai lại nổi tiếng là Thủ tướng bị dư luận ném đá (buộc tội). Điều này là chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Việt
Câu hỏi đặt ra là nếu không phải ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng mà là một ai khác giữ trọng trách này thì liệu kinh tế Việt Nam có khốn khó như suốt thời gian 2 năm qua?
Áp lực từ kinh tế, từ việc "một bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hóa biến chất" và cả từ dư luận đã đe dọa về sự tồn vong của Chính thể. Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động Chỉnh đốn đảng, tiến hành mạnh mẽ Phê và tự phê.
Ụ nổi quá date 28 năm được Vinalines mua về phục vụ Nhà máy sửa chữa tàu phía Nam. |
Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương) bình luận: “Không ai chịu trách nhiệm vụ Vinalines, tự phê không thành công”. Phải chăng đó là thông điệp mà những người chủ trương Chỉnh đốn Đảng đưa ra? Hoặc chí ít nó cũng làm thỏa mãn được phần nào dư luận.
Tuy nhiên đây có vẻ chỉ là cuộc chỉnh đốn trong nội bộ của Đảng, chưa phải là một cuộc cách mệnh về tư duy, chưa phải là Đổi mới (như thời điểm cuối năm 1986). Mục đích của Phê và tự phê mới chỉ là khiến anh tốt hơn so với chính anh.
Vấn đề đặt ra là sau Chỉnh đốn, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thiết lập được một cơ chế hiệu quả chống lại sự lũng đoạn của lợi ích nhóm, đồng thời tạo dựng được một nền kinh tế có khả năng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng kinh tế. Một nền kinh tế thực sự sạch và lành mạnh!
E rằng chỉ khi tiệm cận một nền dân chủ, dân chủ hóa thực sự mới là biện pháp hữu hiệu nhất! Thực tế đang hối thúc và vẫy gọi một tư duy vượt lên chính mình! Và thực tế cũng như tâm tính người Việt Nam đang trao một cơ hội cho Đảng Cộng Sản.
+ nhận xét + 6 nhận xét
Như cứt, lẫn lộn lung tung, chả có gì mới. Haha!
Ừ đúng, có nhẽ anh chỉ nên giữ lại cái phần cuối hì hì!!
Ném đá TT là không nên, như thế là ác độc. Nên biếu TT một EM 26 là tốt nhất.
Cái đệt! Thật, zư buồi! Cậu cút đơi!
+ Cậu này mới làm Thủ Tướng, nhiều đã người nhầm tưởng sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào chính trường Việt Nam. Đến khi câu ta ký Quyết định Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, và sau đó hai lần gặp lãnh đạo IDS về nội dung Quyết định. Thế là các bác bên IDS đã hiểu, không thể nói với hai đầu gối, chỉ nên lánh và tránh!. Vì vậy bị ném đá còn là nhẹ.
Có nhiều triện từ hồi bác Ba mới mần Thủ tướng. Rảnh rỗi cuối tháng 10 lãnh tụ kể cho mà nghe hi hí!!
Đăng nhận xét