Pages

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Lần duy nhất Việt xâm lăng Tầu

Trước việc Giao Chỉ thường xuyên đánh cướp biên giới, Tống Thần Tông cố gắng "dùng lễ nghĩa cảm hóa". Nhưng vô vọng, đại chiến cuối cùng phải nổ ra.
Thế kỷ X, người Việt lập quốc rồi sớm hùng mạnh, chuốc bi ai cho vô khối láng giềng. Quân Đại Việt hễ đánh là thắng, hễ chiếm là được, khắp phương Nam không có đối thủ, nhưng các quân vương chưa lấy thế làm hài lòng.
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn tự là Quảng Châu, vốn là bạch diện thư sinh, tự hoạn vào cung dần trở thành Thiên tử nghĩa Nam. Ông là Nguyên súy tiên phong trong chiến dịch xâm lược Chiêm Thành 1069, Tổng chỉ huy quân sự của Đại Việt kể từ năm 1072 đến khi qua đời (1105), là tác giả của cuộc xâm lăng nhằm vào đất Tống năm 1075, thảm sát, bắt bớ hơn 10 vạn dân của đế quốc này. H/a: Zing
Đại Việt hung hăng
Đại Việt rắp tâm noi gương Tây Hạ, Liêu để sỉ nhục Thiên uy. Lê Hoàn từng cử  thủy binh phá cướp trấn Như Hồng, lại dọa sẽ đánh đến tận Phiên Ngung (Thủ phủ Quảng Đông – Đô cũ của Nam Việt quốc), Mân, Kiến (Tức là miền Phúc Kiến ngày nay.
Năm 1022, thân vương nhà Lý là Khai Minh Vương sau khi chinh phạt thành công tiểu quốc Đại Nguyên Lịch, tiện đường kéo sang trấn Như Hồng (Tống triều) đốt phá, cướp bóc rồi về.
Tống đế mấy đời đều cố gắng lấy lễ nghĩa cảm hóa Giao Châu, muốn bớt việc binh bị, nhưng Giao Châu được thể càng làm già. Bọn phò mã Lý triều là Thân Cảnh Phúc, tù trưởng các châu Quảng Nguyên là Lưu Kỷ, Nùng Tôn Đản, Thân Thiệu Thái trước sau đều dẫn thổ binh tiến vào đất Tống cướp phá.
Có đợt hơn năm ngàn quân Việt đánh vào sâu trong nội địa Quảng Tây bắt giết quan binh nhà Tống, đưa về nước vô khối thường dân. Nùng Trí Cao dẫn binh Choang xông vào Lưỡng Quảng đến nỗi nhà Tống phải cử viên dũng tướng số một của mình là Địch Thanh đi chống đỡ, thảo phạt.
Chiến sự biên giới liên miên, các nỗ lực ngoại giao bất thành, trong quan chức nhà Tống bắt đầu xuất hiện những người theo quan điểm cứng rắn, muốn trừng phạt Giao Chỉ. Đứng đầu phe chủ chiến là Vương An Thạch.
Quân tử kiểu Tầu
Vương An Thạch, Tể tướng Tống triều thường xuyên đề xuất việc trừng phạt Giao Châu, nhưng Tống Thần Tông không nghe. Tưởng Thánh Du; một viên quan coi việc văn tự các Khê động ở Quảng Tây cũng rất hăng hái đánh Đại Việt đã bị Tống đế bãi bỏ chức tước.
Vương An Thạch (18/12/1021 – 21/5/1086), Tể tướng triều Tống (1070 - 1074; 1075), ông thực hành biến pháp duy tân, là người đứng đầu phái chủ trương cứng rắn với Đại Việt (ảnh Internet). 
Tiêu Chú làm việc tại Quảng Tây, liên tục bị quan lại đàn hặc rằng gây phiền phức, khiến Giao Châu mất lòng. Chú dâng sớ về Biện Kinh nói rằng: Giao Chỉ vừa thua Chiêm Thành, binh mã còn không đầy 1 vạn nên nhân lúc này đánh lấy. Tống đế, nghe thế cách tuột chức tước của Chú đi.
Vương An Thạch lại đề cử Hình bộ Lang Trung là Thẩm Khỷ thay thế, Khỷ không đề xuất xuất binh trừng phạt Giao Chỉ mà ra sức tăng cường phòng bị. Vua Tống sợ Giao Châu phật lòng sinh sự bèn trị tội Khỷ tự ý chiêu nạp man dân rồi cách chức tước của Khỷ.
Lưu Di thay thế, Khỷ vừa đến Quế Châu, thấy hiện tình biên giới căng thẳng liền tăng cường bố phòng, chiêu tập thổ binh, cấm người Việt vào Tống buôn bán. Tô Giám ở Ung Châu gửi thư can rằng: Phải bỏ đi ba việc này đi để nếu Giao Chỉ có động binh thì cũng không có cớ chính nghĩa gì cả. Đúng là quân tử Tàu; Đại Việt động binh thì cần gì có cớ? Khi quẫn kế, nhảy vào lửa, không rõ Tô Giám có hối hận khi can Lưu Di bố trí phòng bị Nam quân xâm nhập hay không?
Với e ngại Giao Châu hiểu lầm, Tống triều bố phòng binh lực tại Lưỡng Quảng rất hạn chế. Trọng địa Ung Châu, Tô Giám có trong tay vỏn vẹn 2.800 quân; tại Như Hồng, Vĩnh Bình, Khâm, Liêm, mỗi nơi quân Tống chỉ đồn trú vài trăm đến dưới một ngàn người. Ngoại trừ Ung Châu, tổng binh lực tại các trọng trấn đối kháng với Giao Châu chỉ có 4.200 người.
Số binh lực này, rõ ràng không đủ sức phát động đại chiến xâm lăng Đại Việt. Nhà Tống chỉ có thể phòng thủ, chống lại những toán du binh, cướp phá từ Đại Việt mà thôi.
Ra tay thảm sát
Đáp lại những nỗ lực kiểu quân tử Tầu, Đại Việt cho rằng Tống yếu đuối, ươn hèn. Các trấn Như Hồng, trại Vĩnh Bình, Trường Sơn... liên tục bị người Việt vào cướp.
Việc Lưu Kỷ, Thân Cảnh Phúc liên tục cướp phá nhà Tống thu về vô khối nô lệ và chiến lợi phẩm, có lẽ đã đã kích thích Lý Thường Kiệt. Ông ta có cơ sở để tin tưởng vào chiến thắng khi phát động cuộc đại xâm lăng.
Trải qua trăm năm xây dựng, Đại Việt có lực lượng Thủy quân lục chiến hùng mạnh đủ năng lực vượt biển, tác chiến ngoài ngàn dặm, hễ đánh là thắng, chiếm là được. Chẳng phải đâu xa cường quốc biển là Liên bang Chiêm Thành đã sớm trở thành nạn nhân của Thủy quân lục chiến Đại Việt đó thôi.
Thêm vào đó biến pháp Vương An Thạch với các phép Thanh Miêu, Trợ Dịch khiến người Tống vốn quen với thủ cựu oán hận. Từ Bá Tường người Châu Bạch, Quảng Tây đỗ Tiến sỹ nhưng bất mãn với biến pháp Vương An Thạch biên thư cho Lý Càn Đức (tức Lý Nhân Tông) rằng: Nghe nói vương có gốc gác là người đất Mân; nếu Vương cử quân đánh Tống tôi nguyện làm nội ứng.
Mấy lần đám tù trưởng thành công, lần này Lý Thường Kiệt quyết tự mình ra tay cử hùng binh 10 vạn bắc phạt. Giữa tháng 9, năm 1075, quân Việt chia hai đường Thủy – Lục công phá Quảng Tây. Trong vòng 6, 7 tháng, quân Việt bắt giết hơn mười vạn người Tống; làm ra đợt thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử trung đại Việt – Trung.
Đại Việt khởi binh xâm lăng Tống, công phá Ung Châu năm 1075 (ảnh Internet)
Cớ cho lần xâm lược này rất ất ơ! “Phạt Tống lộ bố văn” không hề nhắc đến, không kể tội Tống mưu đánh Đại Việt, mà nói: Tống chủ (Thần Tông), hôn dung bất tuân thánh phạm, nghe theo kế tham tàn của Vương An Thạch làm các phép Thanh Miêu, Trợ dịch khiến dân Tống đói khổ, lầm than... nên bản chức (Lý Thường Kiệt) phụng mệnh quốc vương chỉ đạo bắc hành cứu vớt chúng sinh.
Cuộc tàn sát của quân Đại Việt bắt đầu và thế là đại chiến bùng phát. Đấy là cuộc xâm lăng phương Bắc đầu tiên và duy nhất của người Việt.
Sau này có đồn thổi rằng Quang Trung – Nguyễn Huệ mưu đánh Thanh triều, nhưng chỉ là việc bịa đặt của sử gia chứ Quang Trung nhận Càn Long làm cha, sao còn dám đánh cha chiếm đất? Vua Tự Đức (Nguyễn triều) từng cảm thán về Lý Thường Kiệt: Đến không ai dám chống, đi không ai dám đuổi thực là chiến công bậc nhất của nước Việt ta.

8 nhận xét:

  1. @HAN TIMES: Tôi không hiểu cậu học ở đâu ra, có đọc sách lịch sử không ? Nhưng cậu là kẻ ngồi xổm lên tư liệu lịch sử. Đừng viết nữa mà cả thiên hạ họ lôi tổ tông nhà cậu lên chửi !

    Trả lờiXóa
  2. Bị tụ máu não sau khi dùng smartphone liên tục 20 tiếng. Một nữ công nhân Trung Quốc gần như đã giữ nguyên một tư thế để nghịch điện thoại trong suốt chuyến hành trình 20 tiếng trên tàu hỏa.

    Trả lờiXóa
  3. @Kiến Kim Đen

    Ờ tao ít ra còn ngồi xồm lên Tư liệu lịch sử, chứ hạng chúng mài chỉ bị đè chết bởi chính nó.

    Trả lờiXóa
  4. @SÔNG HÀN: Ngồi xổm lên lịch sử thì sẽ ngồi xổm lên bàn thờ tổ tiên, không còn gì để nói nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết hấp dẫn từ đầu đến cuối. Riêng nhận định về việc Quang Trung không đánh nhà Thanh vì đã nhận Càn Long là cha nuôi thì không chính xác. Thái Đức là anh ruột còn bị ông ấy đánh cho tí chết, thằng cháu rể Vũ Văn Nhậm thì ông ấy đánh chết hẳn rồi, có nể nang gì đâu. Huống hồ Càn Long đã gây thù chuốc oán khi xùy Tôn Sĩ Nghị xuống cắn ông ấy.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ những kẻ nhận giặc làm cha , không biết bàn thờ của ông cha ở đâu, ngồi lên mà lại đổ người khác.

    Trả lờiXóa
  7. lịch sử thì không thể thay đổi được

    Trả lờiXóa