Xưa
lãnh tụ mến yêu của chi bộ vẫn thường tranh luận với papa về lịch nước nhà. Có
một nhân vật mà papa lãnh tụ cực ghét oái oăm thay lại là Huệ Nguyễn. Ông chiết
tự chữ Quang Trung là Sáng Trong; bên trong mà còn sáng thì chứng tỏ lòng không
có gì là hạng bộp chộp, ngu xuẩn hung hãn và bội phản.
Giờ
lại xuất hiện một Quang Trung gầy gò, cổ cao, mắt ti hí, mặt lưỡi cày; thiên hạ
lắm người cho rằng đấy là Tầu bôi nhọ ta, toan nô dịch văn hóa ta, làm ta mất
đi hình tượng về anh hùng dân tộc Quang Trung - người đã đánh bại Tầu.
Cơ
mà bình tĩnh; có thể bọn Tầu đéo thâm nho như ta tưởng.
Bức
hình vẽ lên một Quang Trung chả có tý đéo gì là đẹp trai, anh hùng khí
khái. Trái lại về nhân tướng học mà nói đó là gương mặt của kẻ phản trắc, sát
hại công thần. Đúng kiểu tướng mặt Việt Vương Câu Tiễn và Lê Lợi.
Vậy
sự thực thì sao?
Nguyễn Huệ sát hại công
thần
Trong
các tướng tá nhà Tây Sơn duy nhất Nguyễn Hữu Chỉnh văn võ toàn tài, ông ta theo
Nhạc chinh chiến 4 năm trời lập vô số chiến công; giúp Nhạc hoàn thiện triều
đình, thiết lập việc cai trị. Ông ta bày kế cho Huệ Nguyễn giương cờ phù Lê diệt
Trịnh, sau lại kiến thiết mối hôn nhân chính trị giữa nhị trại chủ Lông Đỏ với công chúa Lê triều Ngọc Hân.
Tầm
nhìn, tư duy chiến lược, đầu óc chính trị của Nguyễn Hữu Chỉnh có thể nói vượt
trên tất cả tướng ta nhà Tây Sơn, thậm chí trên tài Nguyễn Huệ. Duy nhất ông ta
mới có thể đảm nhận vai trò trọng thần lương đấu.
Nhưng
Huệ vì ghét tài mà nghi kị Chỉnh, bỏ rơi ông ta ở đất Bắc. Huệ cho rằng:
Người Bắc Hà vốn ghét Chỉnh, ta thả hắn lại cho dân xứ đó giết phứt đi; vả
chăng Chỉnh thường nói: Nhân tài Bắc Hà có mình Chỉnh thôi; hắn chết ta càng dễ
đồ (ý là cướp Bắc Hà).
Chỉnh
cố sống cố chết chạy theo Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) vào đến Nghệ An, lại bị
ruồng rẫy đành phải thân lập thân phò tá Chiêu Thống, an định Bắc Hà. Ông ta
lần lượt đánh bại Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, cùng dư đảng nhà Trịnh,
tiếc rằng thua Vũ Văn Nhậm để rồi cha con chết thảm.
Nhưng
vận số Vũ Văn Nhậm chẳng được dài lâu. Ông này là là hàng tướng (tướng cũ nhà
Nguyễn) Nguyễn Nhạc yêu mà gả con gái cho. Nhậm theo Nhạc lập vô vàn chiến
công, theo Bắc Bình Vương bắc tiến hạ Phú Xuân, đánh bại họ Trịnh tại Thành
Thăng Long; sau đơn thương độc mã đánh giết Nguyễn Hữu Chỉnh đem cả đất Bắc Hà
về cho nhà Lông Đỏ.
Chỉ
có điều võ công oanh liệt làm Huệ ngứa mắt, bé xé ra to. Huệ tốc hành từ
Phú Xuân ra Thăng Long nhân đêm dùng giao phóng lợn một nhát xiên tốt Vũ Văn
Nhậm. Nhậm chết đéo một lời chăng trối, thậm chí đéo biết vì sao mình chết.
Xưa
có câu: thỏ khôn chết thì chó săn bị nấu; chim ưng chết thì cung cứng bỏ xó, thiên
hạ an định thì công thần bị giết. Huệ chưa an định được thiên hạ đã giết công
thần, trách nào chả bại vong?
Huệ Nguyễn bội phản vua
anh.
Khi
Nhạc làm chúa Tây Sơn rồi hạ thành Bình Định, Huệ mới là đứa trẻ ranh, miệng
còn hôi sữa đéo có công cán gì. Sau được anh cất nhắc cho làm thống lĩnh quân
đội, nam hạ Nguyễn Ánh, đánh bại Siam, lập nên chiến công hiển hách.
Nhạc
lại cho Huệ làm Bắc Bình Vương thống lĩnh cả hai cánh tay mặt của mình là
Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm bắc phạt hạ Phú Xuân (1786). Huệ nghe lời
Nguyễn Hữu Chỉnh, tiện đường dắt dê, đánh vào Thăng Long, lấy Ngọc Hân làm vợ,
công huân lúc này vượt cả vua anh.
Huệ
có binh quyền, thực lực bèn trở mặt phản vua anh; nguyên do đơn giản chỉ vì ... Tiền. Huệ cướp được ở đất Bắc Hà vô vàn, Nhạc đòi chia; Huệ bảo Bắc
Hà, tấc đất tấc vàng giỏi ra đó mà cướp, chia đéo gì mà chia. Nhạc ức máu đéo
làm gì nổi.
Huệ
ở Phú Xuân tự quyền cắt đặt quan chức, chí muốn tự thủ. Thế là Nhạc đem quân
múc, Huệ được thể đoánh tới, vây thành Hoàng Đế (thành Bình Định), kê đại bác
trên núi Long Cốt nã vào thành; anh em đánh nhau trăm ngày, xác người gối lên
nhau mà chết.
Nhạc
giữ không nổi, lên thành khóc lóc: “Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn" nghĩa là “Nồi da
xáo thị, em nhẫn tâm vậy sao”. Đến lúc ấy Huệ mới tha cho anh.
Bề
tôi thân cận lương đấu thì giết, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau, Huệ Nguyễn
làm sao có lòng dung thiên hạ? Bại vong là chuyện sớm chiều mà thôi
Nhận giặc làm cha
Cái
này nói ra thật kỳ khôi, nhưng đúng là có việc Huệ Nguyễn nhận giặc làm cha,
làm việc xưa nay chưa từng có; các Hoàng Đế xứ Nam chưa ai từng làm.
Nguyên
là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị đem binh bốn tỉnh: Lưỡng Quảng, Vân, Quý sang đánh Lông
Đỏ phục ngôi vua cho Chiêu Thống. Xuân năm 1789, Huệ Nguyễn múc bại 11 ngàn lục
doanh quân Lưỡng Quảng + Quý Châu; sợ nhà Thanh báo thù bèn theo lối xưa nộp
cống xưng thần; lại đút lót cho Phúc Khang An (Tổng đốc Lưỡng Quảng và là sủng
thần của Càn Long) để chạy chọt.
Dưới
đây là trích đoạn tờ biểu cầu phong của Huệ Nguyễn gởi lên Càn Long: “Cũng mong đại hoàng đế theo mệnh trời hành hoá, tài bồi cho kẻ ngả
nghiêng, thuận theo tự nhiên, tha thứ cho kẻ man di không biết, thấu cho lòng
thành của kẻ cầu xin được chăn dắt ở một cõi mà để cho thần được đứng chắn ở một
phương, làm chư hầu tuân phục thì mọi sự được thống nhiếp, dân chúng được yên ổn
làm ăn, cũng đều do đức nhân của đại hoàng đế ban cho cả.
Thần nguyện triều cống theo lệ phiên vương, dâng biểu chí thành,
hướng về phương bắc, không khỏi cảm kích trông đợi mệnh lệnh kính cẩn dâng lên
tờ biểu này”.
Càn
Long bèn hạ lệnh cho Huệ vào chầu. Tại Nhiệt Hà (nơi nghỉ mát của Càn Long),
Huệ Nguyễn (Có thể là Quang Trung giả) làm lễ ôm gối, thể hiện tình vua tôi cha
con thắm thiết với Càn Long. Sau Huệ Nguyễn lại đòi Càn Long gả con gái cho.
Xưa nay chưa từng có Hoàng Đế của nước Nam ta lại đi ôm
gối kẻ vừa xâm lăng mình, muốn làm rể nhà người ta. May cho bọn Tầu, Huệ Nguyễn chết
sớm, mối hôn nhân kia chưa thành, giả mà Huệ cưới xong con gái Càn Long rồi
chết thì bọn Tầu mang tội to, ngàn năm đéo rửa sạch.
Đàng
sau ánh hào quang của người Nam chinh Bắc chiến, đánh bại Nguyễn, Trịnh, đuổi
quân Siam, chiến thắng quân Thanh là gương mặt xấu xí, hung bạo. Biết sao được,
Lịch sử đôi khi có những sự chọn lựa như vậy.
đến với SEO Cộng Hưởng bạn sẽ nhận được nhiều hơn mất
Trả lờiXóalịch sử thì không thể thay đổi
Trả lờiXóa