[Chinda như tự giới thiệu là người CamBuChia, tuổi 26 đã có những tranh luận bên Hà Hiền về quan hệ bang giao và cả những "tội ác" mà người Việt gây ra trên đất CamBuChia].
Một số blogger khi tranh luận về vấn đề này đã đổ tội cho "cá lớn nuốt cá bé" hay không chịu trách nhiệm gì trước những thứ mà Chinda quy kết - kết tội, tôi cho thế là không nên, không thấu hiểu mọi việc.
Hình như người Việt Nam chưa hiểu về chính mình - chưa hiểu về mình mà lại đi tranh luận, đi đổ lỗi cho quá khứ??
Việt Nam - CamBuChia những đất nước không may mắn, là những dân tộc phải vật lộn (bằng cách này hay cách khác) để sinh tồn. Vòng quay lịch sử đã cuốn hai dân tộc vào cả những ân oán, đến giờ, thách thức thời đại lại đang đặt ra trước mắt câu hỏi: Hiểu hay tiếp tục nghi kỵ, oán thù lẫn nhau?
Chia nhỏ, tự làm yếu mình tất yếu sẽ chuốc lấy những thám họa!! Mà nghi kỵ là nguồn cơn từ oán thù, chuốc thêm hận thù là nguồn cơn để mình yếu đi và kẻ khác trục lợi.
Người Việt là một dân tộc chịu rất nhiều đọa đày. Chúng tôi đã chịu không ít đớn đau tổn thất, mất mát từ chính thảm họa China (Hán tộc). Rất có thể người Việt - quốc gia Việt Nam ngày nay chỉ là những gì còn sót lại, cuối cùng và duy nhất của Bách Việt khi xưa.
Một số blogger khi tranh luận về vấn đề này đã đổ tội cho "cá lớn nuốt cá bé" hay không chịu trách nhiệm gì trước những thứ mà Chinda quy kết - kết tội, tôi cho thế là không nên, không thấu hiểu mọi việc.
Hình như người Việt Nam chưa hiểu về chính mình - chưa hiểu về mình mà lại đi tranh luận, đi đổ lỗi cho quá khứ??
Việt Nam - CamBuChia những đất nước không may mắn, là những dân tộc phải vật lộn (bằng cách này hay cách khác) để sinh tồn. Vòng quay lịch sử đã cuốn hai dân tộc vào cả những ân oán, đến giờ, thách thức thời đại lại đang đặt ra trước mắt câu hỏi: Hiểu hay tiếp tục nghi kỵ, oán thù lẫn nhau?
Chia nhỏ, tự làm yếu mình tất yếu sẽ chuốc lấy những thám họa!! Mà nghi kỵ là nguồn cơn từ oán thù, chuốc thêm hận thù là nguồn cơn để mình yếu đi và kẻ khác trục lợi.
Người Việt là một dân tộc chịu rất nhiều đọa đày. Chúng tôi đã chịu không ít đớn đau tổn thất, mất mát từ chính thảm họa China (Hán tộc). Rất có thể người Việt - quốc gia Việt Nam ngày nay chỉ là những gì còn sót lại, cuối cùng và duy nhất của Bách Việt khi xưa.
Và rất có thể người Việt, quốc gia Việt Nam ngày này cũng chỉ là tộc lưu vong, bị Hán tộc lùa đuổi côi cút mà về lại trên đồng bằng Sông Hồng.
Chúng tôi sinh tồn bên cạnh một thế giới như China, chúng tôi luôn luôn đối diện với nguy cơ bị China thôn tính, xóa sổ. Chúng tôi đã mất rất nhiều những giá trị văn hóa - nhân văn và cả khoa học của Việt tộc xưa kia.
Để sinh tồn, bảo vệ chính sự tồn vong của mình, chúng tôi buộc phải tiến về phương Nam, gia tăng thêm chiều sâu lãnh thổ. Đó là sự thế phải như vậy, không khác đi được, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác!!
Giá phỏng cha ông chúng tôi chỉ hiền hòa trên đất Bắc Bộ với cái nôi lúa gạo là đồng bằng sông Hồng thì đã chẳng còn lại quốc gia Việt Nam như hôm nay. Và Chinda thân mến rất có thể bạn sẽ nói những lời như vậy với người Trung Quốc!!
Nếu người Hán tràn xuống phương Nam thì thảm họa sẽ còn ghê gớm hơn rất nhiều.
Tôi không biện hộ, nhưng còn Việt Nam còn Việt tộc, Đông Nam Á và cả các bạn còn có một con đê ngăn lũ, ngăn những thảm trạng về văn hóa mà Trung quốc có thể gây ra.
Hẳn bạn biết về nạn diệt chủng Pol Pốt? Đó là một bằng chứng vậy! Hàng triệu người Khơ me đã bị tàn sát bởi sự xuất khẩu cách mạng từ China, từ Mao Trạch Đông.
Trong quá trình tìm đường sống, bảo tồn quyền được sống, chúng tôi tiến về phương Nam, những đau đớn cho người Chăm mà sự diệt vong của vương quốc Chiêm Thành là một ví dụ.
Và khi chúng tôi lớn về phương Nam các bạn đã nhỏ đi, bản thân các bạn cũng bị người Thái (tức Siam - Xiêm La) liên tục tấn công, đe dọa, phải rời đô về Phnompenh. Chính những ngày tháng đó quân đội của các vị hoàng đế Việt Nam đã tiến sang đất Cam Bu Chia.
Tôi nghĩ dù có những "tội ác" như bạn nói, nhưng sự can thiệp của Việt Nam, sự hỗ trợ của quân đội Đàng Trong (Chúa Nguyễn) hay Vương quốc Đại Nam sau này đã giúp các bạn bảo tồn được quốc gia của mình.
Gần ngay đây thôi, người Việt chúng tôi cũng từng đổ không ít máu xương, ngay trên đất nước các bạn. Đó là thời điểm những năm 1979 - 1989.
Gần ngay đây thôi, người Việt chúng tôi cũng từng đổ không ít máu xương, ngay trên đất nước các bạn. Đó là thời điểm những năm 1979 - 1989.
Những người bạn của tôi kể rằng - Xe chở những người lính Việt Nam hy sinh trên đất Khơ me chạy từ chiến tuyến trở về đến Hậu phương thì xác những người lính này đã thối rữa, chảy nước. Đất nước chúng tôi chịu đói, chịu nghèo, chịu bao đau đớn, tổn thất trong những ngày tháng đó!
Chúng tôi cũng đau xót lắm chứ!! Người của chúng tôi, anh em của chúng tôi, cha anh củng chúng tôi đã trải thây trên đất Cam Bu Chia hàng bao vạn và có hàng bao vạn người trở về không lành lặn.
Giờ bình yên, những sai lầm xưa phạm phải, những họa phúc khôn lường và cả những người lính Việt Nam ngã xuống cả những người CamBuChia từng cấm súng chiến đấu bên cạnh Việt Nam liệu có đủ để hai nước chúng ta tin nhau nhiều hơn?
Tin và để hiểu nhau và để cùng tồn tại...
Sông Hàn chỉnh sửa từ comment bên Hà Hiền blog
........
@ Hà Hiền: Bài về ngàn điểm 0, Sông đã có tham luận chém gió tại Đây, bài biên về giáo dục Việt Nam có thể xem tại Đây
Nếu cần trân trọng mời cô xem qua tại Bến cũ Han Times bên yahoo. Lưu ý bài này biên theo phong cách bựa rất không thích hợp với tinh hoa. Sở dĩ Sông gắn thêm phần này vào là để giúp mọi người và cô chỉ một click có thể xem qua, tham khảo. Hoàn toàn không liên quan gì đến phần trao đổi cùng Chinda.
........
@ Hà Hiền: Bài về ngàn điểm 0, Sông đã có tham luận chém gió tại Đây, bài biên về giáo dục Việt Nam có thể xem tại Đây
Nếu cần trân trọng mời cô xem qua tại Bến cũ Han Times bên yahoo. Lưu ý bài này biên theo phong cách bựa rất không thích hợp với tinh hoa. Sở dĩ Sông gắn thêm phần này vào là để giúp mọi người và cô chỉ một click có thể xem qua, tham khảo. Hoàn toàn không liên quan gì đến phần trao đổi cùng Chinda.
+ nhận xét + 8 nhận xét
Vừa biên xong bài này, cũng là lúc VTV1 chiếu lại những hình ảnh lính tình nguyện Việt Nam sống chiến đấu trên đất Cambuchia, những cảm nghĩ của người Cambuchia về lính tình nguyện Việt Nam.
Cám ơn bác Sông đã phân tích rất có lý có tình với giọng điệu nghiêm túc hiếm thấy :)
Cu Hàn bức xúc , tứa máu. Khinh !
Không rõ vì ai? lý do gì mà mọi thông tin về trung cộng giúp ponpot vũ khí , chuyên gia cũng như chỉ vẽ các chính sách... đều bị bưng bít ,xóa bỏ , phải nói cực kỳ hiếm , ngay cả với các tài liệu của giới quân sự VN. kín bưng như lồn sau silip ấy. địt mẹ lũ bò. Trong thời điểm 79-85 thì QDNN VN là cứu tinh của nhiều người nhưng lâu dần bằng chiến tranh thông tin tinh vi ,có chủ định của trung cộng đầu lồn .... Cho đến nay rất nhiều người dân CPC nghĩ là ta xâm lược , thậm chí còn nói VN dựng lên ponpot. kế hoạch âm thầm và thâm độc của Trung cộng đang bắt đầu gặt hái kết quả ,chúng ta từ ân nhân nay đang đựoc trở thành kể thù xấu xa. tổ sư lũ bò làm thông tin nơi xứ lừa.
Hôm qua mới xem phim tài liệu trên VTV1 nói về đội quy tập K73 của Long An, sang CPC lấy cốt các liệt sỹ bộ đội tình nguyện.
Nhân dân và quân đội CPC giúp đỡ các anh K73 nhiều và chân tình, họ không giúp K73 không làm được đâu.
Bạn Chanda còn trẻ và được học tập tại Việt Nam nhưng tâm lý mang nặng quá khứ LS hai bên từ thời Minh Mạng.
Lịch sử cuộc chiến 79-85, bản chất là cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới VN và Giải phóng nhân dân CPC khỏi ách diệt chủng của Khơ me đỏ thì bạn lại có một nhận thức hời hợt.
Từ cựu quốc vương Xihanúc (mới mất) đến các ông Xihamoni, Hunsen,... cho đến nhiều thường dân CPC đều bày tỏ lòng biết ơn quân tình nguyện VN trong sự kiện trên. Quá khứ chưa xa, tượng đài quân tình nguyện VN tại CPC còn đó là một minh chứng.
Chiến tranh BG Tây Nam là một cuộc chiến cực kỳ gian khổ và ác liệt, khi bộ đội tình nguyện VN xây dựng lực lượng quân đội CPC ổn định và rút quân đã có rất nhiều lưu luyến và nước mắt.
Những điều trên bạn Chanda và mọi người có thể tìm thấy tại quansuvn.net, các sự kiện được thể hiện tuy khó theo dõi nhưng nội dung rất phong phú, trung thực, có nhiều tranh luận do đó có hàm lượng tin cậy cao.
Điều đáng tiếc là trong chính sử, và cả Lịch sử các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, địa phương (VN, CPC?) lại đề cập rất ít đến cuộc chiến tranh ác liệt và bi tráng này. Không hiểu nổi, trên dưới 20 năm rồi, nhiều chứng nhân đã ra đi.
Hãy đọc Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim xuất bản trước 1975 là hiểu ngay.Nếu không tìm được, những bản sau này cũng có đề cập ít nhiều.
Nói chung phải tham chiếu từ cả hai phía, tiệt đối không nên áp đặt kiểu cá nhớn nuốt cá bé hay công nhận chân lý thuộc kẻ mạnh!
Có bựa viên hỏi tại sao anh hông biên giọng bựa bài này. Rất vấn đề được tranh luận giản nó liên quan tới chính danh dự tôn nghiêm, sự tự hiểu mình của chính chi bộ.
Nó liên quan tới cách hành xử cách nhìn giữa các dân tộc với nhau.
Sử của Trần Trọng Kim viết khá khách quan vừa mang phong cách hiện đại vừa rất truyền thống, nhưng trong quan hệ Việt Nam - Cam Bu Chia (và các nước khác) sẽ là rất thiếu sót nếu ta không nhìn tới những chính kiến khác biệt.
Đồng ý với bác Sông, đề cập đến loại vấn đề này này thì nên cẩn trọng kể cả về văn phong, mặc dù còm sĩ tôi cũng khoái "văn bựa" của bác ở một số chủ đề khác :)
Kiến thức lịch sử của bác rất đáng nể qua những ý kiến mà gần đây tôi mới hân hạnh được biết.
Nhân thể gửi bác đọc một bài viết khác đã lâu về chuyện học sử và dạy sử. (Đoán là bác sẽ không đồng ý nhiều điểm)
http://hahien.wordpress.com/2011/08/12/di%E1%BB%83m-s%E1%BB%AD-th%E1%BA%A5p-co-ph%E1%BA%A3i-la-%E2%80%9Cth%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da%E2%80%9D/
Sông gắn thêm hai đường link về những vấn đề mà Hà Hiền trao đổi ở phía dưới bài viết phản hồi cho Chinda. Nếu cần Hà Hiền có thể xem qua.
Lưu ý 2 bài đó biên theo phong cách bựa văn và hoàn toàn không liên hệ gì đến nội dung đối thoại với Chinda.
Đăng nhận xét