Việt Nam và Thời kỳ của sự điên rồ

Thứ Hai, 17 tháng 2, 20143nhận xét

Sau ngày 30/4/1975, Việt Nam bắt đầu cho một chu kỳ điên rồ kéo dài hơn mười năm trời. Chiến thắng 30/4/1975, Bắc Việt nuốt xong Nam Việt, Việt Nam thống nhất dưới một lá cờ. Điều này đã làm gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự và chính trị của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà sau đó là CHXHCN Việt Nam.

Sức mạnh quân sự của Việt Nam cả về binh lực và tư duy chiến thuật lên tới mức đỉnh điểm. Trong khi đó những ân oán với Bắc Kinh ngày càng chất chồng mở đầu cho thời kỳ điên rồ của Việt Nam.

Ân oán 
Ba Đình với người đứng đầu là Lê Duẩn hẳn không hài lòng gì khi mà Trung Quốc nhân việc viện trợ và hữu hảo với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cứ lấn đất vùng biên, hết lấn bằng điểm nối đường ray xe lửa, lại bằng lối mượn đất canh tác. Việc bị Trung Quốc gạt và lấn át hay chi phối trong các cuộc hòa đàm như Giơ - Ne - Vơ, Pa ri... cũng khiến một bộ phận không nhỏ trong giới lãnh đạo Ba Định âm ỉ nuôi những mầm mống đối kháng.
Không phải đương nhiên mà kết quả hòa đàm Pa Ri được phía VNDCCH cho rằng đó là kết quả của đường lối đấu tranh ngoại giao độc lập - tự chủ. Miền Nam vốn là miếng bánh lớn, nhưng VNDCCH đã không thể nuốt hết, một phần miếng bánh này rơi vào tay Trung Quốc bởi trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Lãnh đạo Ba Đình dù trước đó tuyên bố: "Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông" hay "Chúng ta đánh Mỹ không phải cho riêng Việt Nam mà còn cho cả Liên Xô, Trung Quốc"; nhưng cũng tỏ ra không hài lòng trước việc Trung Quốc chủ trương: Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Hay cuộc đi đêm Thượng Hải 1972.

Những ấm ức hay nỗi bất mãn này dần được nhân lên đặc biệt là khi Việt Nam thống nhất dưới lá cờ cộng sản. Binh lực được coi là mạnh nhất khu vực Đông Nam Á Châu, phương thức tác chiến hiện đại vào bậc nhất châu Á và đặc biệt là hào quang thắng Mỹ. 

Việt Nam tỏ ra không hề sợ chiến tranh.

Bất chấp việc Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa binh lương cho cuộc chiến 30 năm, bất chấp cả việc Trung Quốc đã bơm máu (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) cho quân đội VNDCCH, Ba Đình bắt đầu tính kế đánh trả Trung Quốc. Cương quyết khẳng định vai trò tiểu bá XHCN trong khu vực Đông Nam Á Châu.

Cuộc cạnh tranh Xô - Trung
Những ẩn ức, âm ỉ đối kháng Trung Quốc của Ba Đình oái oăm thay lại tương hợp với cuộc cạnh tranh thế lực và phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Cả hai quốc gia này đều muốn vai trò bá vương trên trường quốc tế, Liên Xô anh cả hay thành trì cách mạng thế giới, Trung Quốc muốn nắm ngọn cờ "Không liên kết" hay thậm chí là muốn mặc cả với Mỹ để hiện đại hóa...

Vào cuối những năm 1970, hiệp ước tương trợ Xô - Trung sắp hết hiệu lực 30 năm. Trước đó, hai nước đã lao vào một cuộc chiến tranh hạn chế (1969). Họ cũng tiếp tục triển khai trọng binh ở vùng biên giới sẵn sàng cho một cuộc chiến quy mô lớn hơn.

Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy nói trên. Hoặc là theo Liên Xô hoặc là theo Trung Quốc, đường lối phe phẩy giữa hai cường quốc XHCN này đã không còn đất dụng võ. Việc khinh nhờn Hoa Kỳ cũng đẩy Việt Nam vào thế bị cô lập và chỉ còn một sự lựa chọn.

Chính sách ngoại giao của Việt Nam bị chi phối bởi nỗi ấm ức với Trung Quốc. Việt Nam ra nhập SEV, tiếp đó ký Hiệp ước liên minh tương trợ với Liên Xô năm 1978, trước đó quốc hiệu được đổi thành CHXHCN Việt Nam như một lời tuyên bố đoạn tuyệt với ảnh hưởng của Trung Nam Hải. 

Lê Duẩn bày tỏ nỗi bất mãn với lãnh đạo Trung Quốc khi nói về Hoàng Sa. Và tỏ ra chẳng ngán sợ gì chiến tranh, chẳng e dè gì Trung Quốc. Có lẽ khói súng đã trở thành thứ gây nghiện với nhà lãnh đạo này?

Vai trò tiền đồn, tiên phong được Việt Nam gánh lấy và trở hành sự tự hào cách mạng. Đặng Tiểu Bình chỉ cần có bây nhiêu để kể câu chuyện nuôi ong tay áo và tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học. Trong cái đầu gian hùng của họ Đặng, Việt Nam được tính đến như con tốt thí trong việc vươn lên nắm quyền lực, thậm chí là gia tăng khả năng khống chế quân đội.

Những người hùng phải chết
Đại khái thì Liên Xô găm một con giao (Việt Nam) vào phần hông của Trung Quốc; Trung Quốc đã lường được việc này nên trước đó đã găm một con giao ngang bụng Việt Nam. Nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc, Cam Pu Chia dân chủ tiến hành khiêu khích gây hấn ở vùng Biên Giới Tây Nam, thảm sát người dân, tuyên bố đánh sập huyền thoại bách chiến bách thắng của quân đội Việt Nam.

Sau khi ra nhập SEV và ký Hiệp ước Liên minh tương trợ với Liên Xô, Hà Nội đã đủ tự tin để thảo phạt Căm Pốt. Chiến tranh tưởng như là thắng lợi, nhưng kỳ thực Lê Duẩn và Hà Nội đã rơi vào mê hồn trận do Đặng Tiểu Bình bày ra. 180 ngàn quân Việt Nam phải đóng chốt ở Cam Pốt suốt mười mấy năm trời, chi phí bằng 50% chi phí quân sự cả nước.

Máu Việt Nam tiếp tục chảy bởi con bài đánh Việt Nam đến người Cam Bu Chia cuối cùng của Trung Quốc.

Cứu trợ đồng minh, làm bài bắt tay với Mỹ, vươn lên nắm quyền lực, tiếp tục khống chế quân đội... cuộc chiến với Việt Nam bất kể thắng thua trăm đường tiện với Đặng Tiểu Bình. Và thế là những người hùng phải chết. 
Đặng quả thật khôn ngoan hơn Lê Duẩn rất nhiều. Óc khôn ngoan của Đặng được hình thành trên nhãn quan chính trị hợp lý và đánh giá đúng sức mạnh của mỗi bên cùng các phía liên quan. Trong khi Hà Nội lao đầu vào cuộc chiến không hồi kết tại Cam Bu Chia, khiến cả Đông Nam Á kinh sợ bởi khả năng Đỏ hóa thì Đặng tuyên bố về một cuộc chiến tranh chống Việt Nam có giới hạn cả về thời gian và không gian. Việt Nam với 30 năm đánh nhau đã quen tư duy theo lối chính trị - ngoại giao phục vụ chiến tranh. Còn Đặng thì khác hẳn Chiến tranh là phục vụ cho chính trị thậm chí cả làm kinh tế.

Máu Việt Nam tiếp tục chảy ở Cam Bu Chia. Người Cam Bu Chia vừa ơn vừa hận Việt Nam. 

Tuyên bố về việc phát động một cuộc chiến có giới hạn chống lại Việt Nam cho phép Trung Hải có được những khoảng co giãn về mặt chiến thuật và chiến lược kể cả về quân sự lẫn ngoại giao trên trường quốc tế. Họ có thể tùy biến theo chiều hướng thuận lợi hay khó khăn của cuộc chiến, thậm chí thất bại về mặt quân sự vẫn cho phép họ tuyên bố chiến thắng. Còn Việt Nam thì chìm trong vũng bùn chiến tranh và bị cô lập. Đối với Việt Nam, mười năm sau 30/4/1975 là thời kỳ đen tối về kinh tế, điên rồ về mặt chính trị. 

35 năm năm sau cuộc chiến cả hai phía (Hà Nội và Bắc Kinh) vì tương đồng chính trị và cả nỗi xấu hổ trong quá khứ nên đều muốn quên đi trận chiến tháng hai 1979. 

Bài học rút ra sau cuộc chiến là gì? Chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhưng trước một Trung Quốc Việt Nam nên học lấy việc kiến tạo sự chủ động thay vì bám đuôi những chính sách của họ và rồi rốt thùng bị đẩy vào một cuộc chiến mà họ sẽ là người chủ động.

(Trích Biên niên sử Lừa từ Gia Long đến thời Thiên Đường).

Share this article :

+ nhận xét + 3 nhận xét

Nặc danh
lúc 15:11 17 tháng 2, 2014

Búng zái cô Hàn thai nhời chào thân ái, đcm.
Bức ảnh kia thấy các cỏn bẩu trong phim lồn gì ý, chứ đéo phải ảnh tư liệu đm.
Vại nà sâu hử tủ lạnh ?
Ali33.

lúc 18:06 18 tháng 2, 2014

Cô Hàn đúng thật tỏ ra nguy hiểm nhể

lúc 22:11 2 tháng 7, 2023

Việt Nam đi lên rất mạnh mẽ đó chứ

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo