Ngày 17/2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân tấn công
Việt Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc bùng phát. Phía Trung Quốc gọi là cuộc
phản kích tự vệ, phía Việt Nam gọi là cuộc chiến tranh Chiến tranh bảo vệ biên
giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc.
Nhiều sử
gia phương Tây gọi đây là Chiến tranh Đông Dương lần 3.
Khi đội chiếc nón cao bồi, cũng là lúc Đặng Tiểu Bình chuẩn bị xua quân nam hạ |
Đặng Tiểu Bình nói thẳng toẹt ra rằng không ham lãnh thổ Việt
Nam chỉ là muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Vì sao phải dạy? Điều này chắc chỉ
có các nhà chính trị hai nước đương thời là rõ nhất.
Chiến tranh bùng phát dữ dội trong vòng 01 tháng và nhì nhằng
cho tới tận 12 năm sau mà đỉnh điểm là cuộc chiến tháng 3, tháng 4 1984. Nhưng cuối
cùng thì trong cuộc chiến tranh này, ai là người thắng, ai là chiện bại?
Trung Quốc chiến thắng
về mặt chiến lược
Họ chủ động thời gian ra quân, phát động tổng tiến công trên
toàn biên giới Việt Trung, họ chủ động rút về. Đó là thắng lợi trong mưu tính của
Đặng Tiểu Bình.
Họ treo cái búa chiến tranh trên biên giới phía Bắc của Việt
Nam trong suốt 12 năm sau đó (1979 đến 1991), khiến Việt Nam hao kiệt nhân lực,
quốc gia bị suy tổn nặng nề, gián tiếp đẩy Việt Nam đến khủng hoảng toàn diện
những năm 1985 – 1986. Đó là thắng lợi về mặt chiến lược.
Sau chiến tranh, Đặng Tiểu Bình từ bỏ chiến thuật biển người,
hiện đại hóa quân sự, quân đội Trung Quốc có thể tác chiến hiện đại trong chiến
dịch xâm lược Núi Đất, núi Bạc Việt Nam (tháng 3, tháng 4/1984) đó là thắng lợi
về mặt chiến lược thứ 3.
Chưa kể chiến tranh biên giới còn giúp Trung Quốc phá thế bị
bao vây, chính thức mở cửa, kết thân với Hoa Kỳ, công cuộc Hiện đại hóa Trung
Hoa dưới thời Đặng Tiểu Bình thành công. Còn Việt Nam không còn đủ sức dứt điểm
Khơ Me đỏ, phía Bắc bị họa chiến tranh, quốc lực suy kiệt cùng cận, tứ cố vô
thân, láng giềng sợ sệt đấy là cái thắng lợi thứ 4 của người Trung Quốc.
Năm 1989, quá mệt mỏi và hoàn toàn suy kiệt, Việt Nam phải
thoái lui nhường quyền cai quản Khơ Me cho lực lượng gìn giữ Hòa bình của Liên
Hợp Quốc, thậm chí còn phải thỏa ước cho Khơ Me đỏ quay lại chính trường
Cambuchia. Đó là thắng lợi thứ 5 của người Trung Quốc.
Việt Nam chiến thắng
về mặt chiến thuật
Quân phòng thủ biên giới phía Bắc của Việt Nam dù không có sự
tham chiến bởi những lực lượng chính quy tinh nhuệ và bị tấn công bởi một lực
lượng đông gấp nhiều lần đã kiên gan phòng thủ, gây tổn thất nặng cho phía quân
đội Trung Quốc.
Lính Trung Quốc bị quân đội Việt Nam bắt làm tù binh |
Sau khi phía Trung Quốc rút quân, quân đội Việt Nam đã tái
chiếm lại hầu hết đất đai bị mất, đóng quân chốt giữ các cao điểm, phòng thủ
nghiêm ngặt biên giới Việt Trung. Trung Quốc như thường lệ, cuối cùng đã phải
thoái lui và sau chiến tranh họ chẳng kiếm được mấy lợi nhuận về lãnh thổ cũng
như giá trị kinh tế từ Việt Nam.
Quân đội Việt Nam trong thời kỳ này đã không hổ danh là lực
lượng hơn 3 thập kỷ chỉ biết đến đánh trận. Đã đánh thì dù thế nào cũng không
cam chịu thất bại!
Nhưng những chiến thắng như vậy chỉ mang tính chiến thuật và
bị lu mờ bởi những khốn quẫn về mặt kinh tế ngay sau khi tiếng súng biên giới
phía Bắc vừa thuyên giảm. Chiến tranh liên miên khiến tư tưởng quân phiệt thống
trị và Việt Nam không thể rảnh hơi ra để chuyển đổi kinh tế thời chiến sang
kinh tế thời bình.
Hậu quả vẫn còn đeo đẳng đến tận hôm nay!
+ nhận xét + 5 nhận xét
Thật buồn cho kẻ hậu sinh đứng trên quan điểm sính ngoại, thờ đồng tiền. Dốt về sử thì đừng bình luận.
quan đoi vn anh hùng.ba thăng noi phét chả tro trống gi.như thăng viet blog ni
Phân tích được mất của cuộc chiến theo cách nhìn của tác giả này thật lố bịch, tác giả hẳn không phải là người việt. Chắc tác giả muốn TQ biến VN thành một tỉnh của TQ. Lê Duẩn có nhiều cái không được nhưng tinh thần Bất khuất yêu nước kiên quyết không chịu cúi đầu trước TQ thì không phải lãnh đạo nào cũng có được điều đó đã khiến VN còn tồn tại đến nay.
Sự thật là sự thật, còn thói xóc lọ tinh thần chỉ dành cho những đứa ngu dốt.
tôi thấy cảm tính đã lấn át sự thật
Đăng nhận xét