BẠCH LONG VỸ KÝ #2

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 20120 nhận xét


Đảo Bạch Long Vỹ chỉ rộng chừng 2.5km2 nhưng là lại là huyện có diện tích lớn nhất Việt Nam - bởi đảo này quản lý phần lớn vịnh Bắc Bộ. 
Quãng những năm 1949, 1950, quân Tưởng Giới Thạch thua ở Đại lục chạy ra cướp mấy đảo nhỏ làm chỗ trú chân trong đó có Bạch Long Vĩ. Năm 1957, Mao Trạch Đông xua quân đánh, rồi đem đảo trả lại cho Việt Nam. Về sau, người Trung Quốc tiếc rẻ, hậm hực, họ bảo: “Trả lại Bạch Long Vĩ cho Việt Nam là một sai lầm trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc hiện đại” hay “Việt Nam mượn đảo rồi không chịu trả”...
                           (Đảo Bạch Long Vỹ nhìn từ vịnh cảng Bạch Long - photo by Sông Hàn)
Biển Đông Bắc giàu hải lợi, khoáng khí, đảo Bạch Long Vỹ lại là tiền đồn khống chế đại cục trên vịnh Bắc Bộ, đặt Rada ở đây có thể quan sát toàn bộ đảo Hải Nam, bán đảo Lôi Châu, vịnh Tam Á cũng không ngoại trừ.  Cho nên người Tàu tiếc rẻ, hậm hực là có lý của họ.
Sau năm 1975, Trung Quốc không tôn trọng hiệp định phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Thanh triều và nước Pháp, họ thường cho tàu chiến, tàu ngư dân có võ trang đến quấy nhiễu. Khi Hiệp ước phân chia vịnh Bắc Bộ được ký xong, phạm vi an toàn của Bạch Long Vỹ được đẩy xa 15 hải lý.
     (Tàu cá neo đậu tại bến cảng huyện đảo Bạch Long Vỹ -photo by Sông Hàn)
Nhưng đụng độ ngoài khơi thì vẫn xảy ra, có khi “tàu lạ” đụng với tàu cá Việt Nam. Ngư dân Việt Nam không vừa nhất là ngư dân Thanh Hóa thì càng táo tợn. Có người mang theo cả mìn, lừa lúc “tàu lạ” xông vào thì quăng mìn sang, lại có tàu bọc thép ở đầu để khi xẩy chuyện còn húc nhau. Nhưng tàu ngư nghiệp của của phía Việt Nam nhỏ, đấu không lại với “tàu lạ”. Đến khi cảnh sát biển của mình của mình ra rượt tàu lạ, họ chạy về lại gọi Hải cảnh bên họ ra. Hai bên giằng co nhau, nhưng “tàu lạ” vẫn thường sang biển mình đánh bắt trộm hải sản.
Một hôm Tàu lạ xâm nhập hải phận Việt Nam, đánh bắt trộm hải sản, bị ra đa của đảo tóm được, nó cũng cuống cuồng chạy trốn, chả biết lớ ngớ thế nào húc thẳng vào bờ cát đảo Bạch Long Vĩ. Sáng ra thì bị tóm gọn cả đám.
Khi bão nổi lên, bên cạnh mối lo cho các tàu ngư nghiệp thì đảo còn lo việc “Tàu lạ” xin trú nhờ. Có lần bão lớn, Bộ Ngoại Giao gửi công hàm đề nghị cho các nước liên quan cho phép ngư dân Việt Nam vào trú bão ở các đảo mà họ đang chiếm đóng. Người Tàu cũng chẳng vừa, cho tàu chạy vào Bạch Long Vỹ bảo là xin nhờ trú bão. Mình bảo rong vào Cát Bà mà tránh cho yên lành, nó không chịu. Đôi bên giằng co mãi.
Vì sự đấu tranh như thế, nên năm 1992, Việt Nam quyết định đưa người ra định cư tại đảo, bên cạnh ngư dân thì Thanh niên xung phong đảm nhiệm cái vai trò người chinh phục đảo. Gian nan không kể xiết, có những chàng trai, cô gái trọn đời gắn bó với đảo xa, đến giờ còn chưa yên bề gia thất. 

Kỳ sau: Linh thiêng đảo nhỏ: 

Mấy ngày này cận tết rồi, nên dân trên đảo nhiều người về lại Hải Phòng ăn tết, cán bộ, chiến sỹ cũng cắt ra mà người về kẻ ở. Việc chiến đấu bảo vệ đảo không khi nào ngơi tay, trong mỗi con người không chỉ tin vào sức mạnh từ đôi bàn tay, khối óc mình mà còn tin vào một điều linh thiêng.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo