Sự mở rộng nước Chúa ở Việt Nam và niềm tin nơi Máu thịt Giêsu

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 20171nhận xét

Thiên sứ thứ bảy thổi kèn thì trên trời có những tiếng hô lớn rằng: “Nước của thế gian nay trở thành Nước của Chúa chúng ta và Đấng Ki-tô của ngài, ngài sẽ trị vì muôn đời bất tận” – Kinh Thánh – Khải Huyền.
Hưởng ứng Cần Vương chiếu, bọn Phạm Bành, Đinh Công Tráng, đắp lũy đất tại Nga Sơn, tháo nước làm ngập đồng ruộng cô lập ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê, lấy đó làm căn cứ kháng Pháp.
Vậy là Chiến khu Ba Đình ra đời.
Người Pháp dĩ nhiên chẳng chịu bỏ qua, đại tá Brissand lập tức kéo quân thảo phạt. Quân Pháp vây chặt lũy Ba Đình, đánh ròng rã cả tháng trời, việc lương thảo, quân nhu rất thiếu thốn. Đúng lúc ấy ở mạn bể Ninh Bình có người giáo dân là Trần Lục tức Cố Sáu thống lĩnh mấy ngàn dân phu đốn lương cho quan binh Pháp.
Bọn Phạm Bành, Đinh Công Tráng cho người lên lũy bắc loa kêu rằng: xứ Thanh với Bắc Kỳ vốn chung một nhà, từ xưa xứ Thanh đã giúp Bắc Kỳ chống chọi với ngoại xâm nay lẽ nào người Bắc lại giúp quân Pháp đánh xứ Thanh? Lời kêu gọi ấy vô dụng, sau 32 ngày (ngày 21/1/1887) tử chiến, Ba Đình thất thủ.
Nước Chúa và nước Thế gian?
Sự kỳ thị giữa “lương” – “giáo” chẳng phải ngày một ngày hai mới có, nó là một tồn dư lịch sử mấy trăm năm. Bản thân việc đặt ra cụm từ song hành – Lương – Giáo đã là một biểu trưng cho sự kỳ thị như vậy, hàm ý lương thiện và đối nghịch với Giáo – một thứ tà ma, dị dạng.
Tôma Đinh Viết Dụ - Một trong những Thánh tử vì đạo 
Quãng Thế kỷ XV, các giáo sĩ, nhà truyền đạo theo chân các đoàn buôn đi mở mang Nước Chúa. Sau thời tự do hải thương (thương mại biển) quá trình thực dân đi kèm với quá trình truyền đạo. 
Đến Việt Nam cha đạo và cả những chiến binh đến từ những xứ Kito va đập ngay với một quốc gia, một dân tộc có truyền thống văn hóa, có sự cố kết lâu đời và có những tín ngưỡng, tôn giáo song hành hàng trăm, ngàn năm.
Xung đột bắt đầu, khi người Việt thấy cảnh “quăng vùa hương, xô bàn độc”. Xung đột bùng phát rồi âm ỉ cháy khi sự chinh phạt đi kèm với việc truyền bá giáo lý Kito. Kito khác biệt với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khác biệt với những lý thuyết Nho – Phật đã chi phối đời sống trăm năm của họ.
Như một cơ chế phòng vệ, một sự thủ cựu của làng xã với những lũy tre, người Việt co cụm và phản kháng. Kito chỉ có thể có được chỗ đứng ở mạn bể, những cửa sông lớn, những thành phần yếu thế trong xã hội. Ở đây Đấng Kito đọng lại trong những cư dân chài lưới, dân ngụ cư về một lý thuyết bình đẳng trước đức Chúa trời.
Kito không có quốc gia nào khác ngoài Nước Chúa, thế gian sẽ phải quỳ trước Chúa. Bầy chiên sẽ chỉ biết quỳ trước Chúa, cũng chỉ biết có một nước Chúa và tận lực chiến đấu vì nước Chúa ấy: “Trong thời các vua này, Đức Chúa Trời của các tầng trời sẽ lập nên một vương quốc không bao giờ bị hủy diệt và sẽ không bao giờ bị trao cho một dân khác. Vương quốc ấy sẽ nghiền nát và chấm dứt mọi vương quốc kia, còn mình thì đứng vững muôn đời”. Kinh Thánh Đa-ni-ên.
Đó là nguồn cơn của việc Giáo dân cung đốn lương thảo, vận lương cho người Pháp triệt hạ Ba Đình. Với họ ý niệm sự trung thành với quốc gia Đại Nam là không có, họ chỉ biết sự bình đẳng nơi nước Chúa và Đức tin vào tình yêu thương tuyệt đỉnh nơi Chúa.
Đức tin vào tình yêu thương tuyệt đỉnh
Nói như vậy chẳng có nghĩa rằng những người đã làm con dân nước Chúa lại chống phá, phản lại dân tộc tính của mình.
Trong Kito giáo có một Chúa Nhật mình và máu chúa Giêssu. Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô có kể lại nguyên ủy lễ Chúa Nhật này rằng trước đêm nộp mình, Đức Chúa bẻ bánh chia cho tông đồ nói: Này đây là thịt ta, các con nhận lấy và ăn, Ta sẽ nộp mình vì các con, các con vì việc này mà nhớ đến Ta. Sau Đức Chúa lại đưa chén cho Tông đồ nói rằng: Đó la máu Ta, mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ về Ta".
Lễ mình máu Thánh Chúa
Chia thịt và máu mình cho Tông đồ ăn uống đấy là tuyệt đỉnh yêu thương nơi Chua Giêsu. Với Giáo dân cái sẵn lòng chết vì Đức tin, lòng trung thành và khát vọng Nước Chúa cũng là muốn chia sẻ cái tuyệt đỉnh yêu thương nơi Chúa và họ nghĩ thế cũng là tuyệt đỉnh hạnh phúc nơi thế gian.
Đã ăn thịt - uống chén đắng nghĩa là thực thi lễ Chúa Nhật Mình và Máu Chúa Giêsu nghĩa là bạn là người có Chúa ở trong. Chúa nói: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy".
Nhưng những gì thủ cựu, cơ chế làng xã lại một lần nữa phát huy vai trò khi nó giúp người Việt dù thất thế trước pháo hạm, súng trường khương tuyến của người Pháp vẫn không chịu Kito hóa. Họa phúc của việc này sẽ còn phải tranh cãi dài dài, nhưng hiển nhiên đến giờ Việt Nam vẫn còn Lương – Giáo. Đó như một định mệnh lịch sử, một kết cục của sự va đập văn minh.
Trần Lục – tức Cố Sáu vẫn đem kiến trúc Việt, gương mặt trẻ em Việt vào kiến trúc điêu khắc nhà thờ Đá Phát Diệm. Nguyễn Trường Tộ “tuy là giống khác loài” nhưng bui một tấc lòng ưu ái, sớm ngày khuyến nghị canh tân quốc gia để rồi chết còn than thở: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận”.
Đau lòng lắm thay!

Chẳng những làng xã chống lại sự truyền bá của Kito mà ngay cả quân vương, quý tộc cũng ra sức ngăn cản sự lan truyền của Nước Chúa. Các nhà cai trị bỗng nhiên thấy rằng Thần dân của mình tin theo một đức tin khác từ tít tận trời Tây, và rằng quyền lợi hay quyền lực (vốn có thể sắc phong cho thánh thần) của họ bỗng chốc bị đe dọa bởi sự bình đẳng trước Chúa Trời. 

Vậy là những thảm án tru diệt Giáo dân bắt đầu, dù là cha đạo đến từ Phương Tây hay người Việt tin theo Đức Chúa thì đều có nguy cơ bị xử trảm, lăng trì, bắt phải dẫm lên cây thánh giá, làm việc chối Chúa.

Kỳ sau từ Thánh tử vì đạo đến Thư Chung 1980
Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 18:12 15 tháng 6, 2023

đã theo đạo nào rồi thì rất khó bứt ra

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo