Sĩ luận

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 20172nhận xét

Diogenes thành Sinope nói với Alexandros xứ Macedonia rằng: Nhà vua hãy làm ơn bỏ cái bóng của ngài ra khỏi người tôi. Cùng thời đại, ở phương Đông, Nhan Xúc nói với Tề Tuyên Vương: Vua lại đây.

Xem thêm: Trí thức: Hãy làm ơn bỏ cái bóng của ngài ra khỏi người tôi

Tề Tuyên Vương phật ý, bầy tôi nhà vua trách móc Nhan Xúc. Xúc nói: Vua bảo lại, mà Xúc vâng lời đấy là Xúc trọng quyền uy. Xúc bảo vua lại đây mà vua lại, ấy là nhà vua trọng kẻ sĩ. Đến vua còn sợ người có học, nhưng đám công nông ngày nay thì không sợ gì cả.

Nhưng Sĩ cũng có dăm bẩy đường Sĩ
Nước Tàu thời Tiên Tần, bách gia tranh minh, xuất hiện tầng lớp có học gọi là sĩ, nhưng trên kẻ sĩ lại là bậc hiền nhân. Lão Tử nói: Đạo mất rồi mới có Đức, Đức mất rồi hình án mới thành, thiên hạ rối ren, nên trị quốc trước phải Vô Vi tức là thuận theo Đạo. Sau ông chán thế tục cưỡi trâu đi về phía Tây mất hút.

Khổng Tử có ba ngàn đệ tử, học trò giỏi có tới 72 người, cũng chỉ là anh lang thang khắp nơi, đi tìm minh quân để thi thố được tài năng trị quốc quảng bá Minh Minh Đức. Chẳng ai nói Khổng tử, Lão tử là sĩ.

Nhưng đám như Thương Ưởng, Bạch Khởi, Hàn Phi, Lỗ Trọng Liên, đến Tô Tần, Dương Nghi, thậm chí đến tên thích khách là Kinh Kha thảy đều được coi là sĩ. Kẻ sĩ không khuất phục trước uy vũ, không bị nghèo khó làm thay đổi chí hướng.

Lỗ Trọng Liên từng thề độc: Nếu Tần xưng Đế, tôi thà nhảy xuống biển Đông tự vẫn, chứ không chịu làm tôi nhà Tần. Lời đó làm làm quân Tần đang vây thành Hàm Đan (kinh sư nước Triệu) thất kinh, phải lui mấy chục dặm. Kinh Kha một chút kiếm thuật không biết dám mang thủy chủ hành thích Tần Vương Doanh Chính.

Đấy đều là chết vì tri kỷ cả.

Sĩ càng về sau càng đông: Mạnh Thường Quân (nước Tề) nuôi trong nhà đến mấy ngàn người gọi là Sĩ; Bình Nguyên Quân nước Triệu cũng có mấy ngàn kẻ sĩ đến ăn ké, rồi Tín Lăng Quân nước Ngụy, Xuân Thân Quân nước Sở đều học theo mốt ấy.

Đám này ngàn người không được lấy một vài người có thực tài, giỏi bắt chước tiếng chó sủa, gà kêu cũng gọi là sĩ. Họ thấy đâu có ăn thì cũng bâu vào, thấy chủ thất cơ lỡ vận thì bỏ đi sạch trơn, Chiến quốc sách có truyện Kẻ sĩ tranh ăn để diễu cợt tinh thần của kẻ sĩ đương thời.

Ở xứ ta, Sĩ trở thành một giai tầng khi nhà nước mở khoa thi, kén người có thực học để bổ vào việc quản trị quốc gia. Màn khai mở của kẻ sĩ xứ Nam, màn kết thúc đều thẫm đẫm bi ai.

Sĩ nước Nam từ hưng đến tàn
Lê Văn Thịnh trạng nguyên khai bảng xứ Nam cuối cùng can án hóa Hổ giết vua, bị lưu đày, chết không được thấy mặt chân chúa. Cần Vương là cơn hấp hối, co giựt lần cuối của Sĩ phu xứ này trước sóng gió cuộn dâng của thời đại.

Việc các vương triều xứ Nam học theo Tàu mở khoa thi kén chọn nhân tài cho việc trị quốc đã làm nẩy nở tầng lớp Sĩ. Kẻ sĩ thời này chỉ biết có kiến thức Nho gia, giữ gìn truyền thống lại hay hoài cổ Nghiêu Thuấn cho nên chỉ có thể gọi là Nho sĩ.

Nho sĩ chứ không phải là Sĩ như như thời Tiên Tần bách gia tranh Minh, Mạnh Tử có bộ Đại Học, Hàn Phi Tử lập thuyết trọng pháp, Ngô Khởi, Bạch Khởi cầm binh trăm trận bất bại…

Nho sĩ lâu dần thì biến thành giới công chức có học, chẳng còn là trí thức quốc gia nữa, mặc thế cốt cách sĩ vẫn còn. Đắc thế (được vua yêu) thì họ làm quan, nhỏ thể trị lý một huyện, lớn thì làm tới tể tướng ra tay định quốc an bang, biên soạn sử sách, chế định pháp luật, chỉnh trang quy củ triều đình. Thất thế, bị vua ruồng bỏ thì cáo lão, hoặc từ quan về quê cày ruộng, dạy học.

Cho nên lại có thêm cái gọi là đạo xuất xử của kẻ sĩ, lại thường có câu công thành thân thoái. Cái ngạo nghễ phải kể đến Nguyễn Công Trứ: Lúc đắc thế vinh hiển, cầm quân dẹp hết Đông Đoài, về già thì lấy mo cau che bướm bò gọi là bịt miệng thế gian.

Quân vương ta cũng như Tàu không trọng đám sĩ này là mầm loạn bắt đầu. Nhưng đám Sĩ chỉ có một câu làm tôn chỉ: Trung Quân Báo Quốc, vua không dùng nữa thì bỏ về quê cày ruộng, đào tạo ra đám công chức Nho gia in như mình.

Cũng may ngày đó chưa có Facebook, nên không có đám cư dân mạng hò hét tán tụng, kêu gọi họ lập đảng mới đối đầu với vua. Làng quê yên bình nuôi dưỡng họ cả cái ăn lẫn tâm hồn.

Trong lịch sử ngàn năm kẻ sĩ nước Nam chỉ có hai người dám tạo phản một là Nguyễn Danh Phương – tên học trò thi trượt, hai là đứa cao ngạo Cao Bá Quát. Cả hai đều chuốc lấy họa diệt tộc vong thân, chết chả còn mầm mống nào.

Thời cận đại, người Pháp với văn minh Công nghiêp vào khai sáng xứ An Nam, mệnh của Nho sĩ đến đây sắp tuyệt, sự xơ cứng rồi cũng bị tiêu diệt để một văn minh mới thay thế.
Cần Vương cơn hấp hối của Sĩ phu lại phải hội đủ mấy yếu tố: 1 là vua cần (tức là chiếu Cần Vương của Hàm Nghi), hai là quốc dân cần (nền độc lập bị đe dọa), ba quyền lợi giai tầng bị đụng chạm. Cần Vương kéo dài cả thảy mươi năm, kết thúc vào năm 1896 với cảnh người chết, người bỏ trốn, người vô kế khả thi ra hàng về quê sống nốt ngày tàn.

Dật sự
Trăm năm qua thấm đẫm bi ai, lịch sử đầy ai oán, trí thức cả cũ lẫn mới đều tan thành mây khói, thành quá khứ, lại có thời có đám Trí thức công nông, ăn như nông dân, ở như công nhân, lòng trung trinh với Đảng, đã Hồng lại còn Chuyên. Đám ấy giờ thở ra một nửa thì chả còn tý Hồng nào, một nửa thì thành độc tài móm răng, thực là rối ren, bát nháo.

Giờ có câu ca rằng: Nước non Việt Nam ta không người, lại có câu ca: Đất nước mai vẫn còn, còn có những đứa, dù đi xa muôn phương vẫn nhớ về. Xứ Nam có kẻ ôm bồ kinh luân, đéo chết vì tri kỷ, chỉ vì miếng cơm manh áo sắp tạo phản đến nơi, sợ chưa?


Share this article :

+ nhận xét + 2 nhận xét

Nặc danh
lúc 21:58 28 tháng 5, 2017

Đéo bị chặn nữa à

lúc 18:15 15 tháng 6, 2023

quê hương là chùm khế ngọt, nên phải về

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo