Nguyễn Trường Tộ (1828 -
1871), người làng Bùi Chu - Hưng Nguyên Nghệ An.
Ông ta là một kiến trúc
sư, một danh sĩ canh tân hàng đầu của Lừa quốc thời cận đại, trí não của ông ta
vượt trước Lừa hàng trăm năm (củ tỷ như anh với Chi bộ bây giờ). Cùng thời với
Tộ có nhiều trí sĩ chủ trương canh tân như bọn Bùi Viện, Tống Duy Tân, Nguyễn
Lộ Trạch, … Nhưng phân tích thấu đáo, đầu óc siêu tưởng thì không ai bằng được
Tộ.
Ông ta vốn là con một
thầy đồ theo công giáo nên từ nhỏ đã được học Tứ thư - Ngũ Kinh, sau vào Chủng
viện dạy chữ Hán rồi nhân đó lấy kỹ nghệ phương Tây từ các giám mục. Năm 30
tuổi giám mục Gauthier đưa ông sang Hồng Kong rồi qua La Mã ghé thăm Giáo
Hoàng, lại lưu học ở phương Tây 2 năm trời.
Ông ta từng làm việc cho
Soái Phủ Sài Gòn hồi Pháp chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ (1861), năm sau thì bỏ việc về
lại Nghệ An giúp Hoàng Kế Viêm đào kênh Sắt, rồi dâng điều trần lên triều đình
bày tỏ khát vọng canh tân để dân tộc phú cường. Tộ tin vào mình lắm mà cũng tin
vào triều đình lắm nên lời lẽ rất là thống thiết, chỉ một hai hi vọng quân chủ
mở lòng mà thực hành cách kế sách canh tân.
Tộ chủ Hòa, nói binh lực
của người Pháp là đệ nhất Châu Âu, mà lính Triều đình thì bạc nhược hủ lậu,
giao chiến tất là thua. Huống chi người Phương Tây giờ lan tràn khắp thế giới,
đâu đâu cũng muốn chiếm đất làm thuộc địa. (Điều này cũng giống như quan điểm
của anh với China
bây giờ).
Hiện chỉ còn cách bỏ biên
bỉ để giữ căn bản. Cấp tốc canh tất đất nước, đón tư bản bên ngoài vào học lấy
kỹ nghệ, vay vốn của họ, mở mang thương nghiệp, bỏ lối giáo dục từ chương thay
đổi phong tục. Tộ cũng đề nghị giao thiệp trực tiếp với người Pháp lại mở rộng
các mối quan hệ với Tây Ban Nha, Anh quốc để liệt cường kìm chân lẫn nhau, đặng
có thêm thời gian cho An Nam yên ổn mà canh tân.
Tộ thậm thiết dâng lên
Triều đình cả thảy 14 bản điều trần trong đó nổi tiếng nhất là Thiên hạ đại thế
luận (phân tích tình hình liệt cường), Lục Lợi từ (nghĩa là 6 điều lợi của nước
Nam), Tế cấp bát điều (8 điều cần làm gấp)… Tộ nhìn Trường Sơn là núi đẹp nhất
Hoàn Cầu, ẩn tàng rất nhiều kho báu, người An Nam thông minh lanh trí lại chịu
khó chớ không giảo hoạt và cổ điển như Tàu.
Tộ bảo: Người Phương Tây
đều nhìn nhận, xứ An Nam với đủ những thứ như vậy nếu khéo cai trị sẽ trở thành
nước đáng kể trên bản đồ.
Đầu óc siêu tưởng và cả
là phi thực tế khi Tộ cho rằng, đường biển bị đánh cướp nhiều quá, nên đào một
cái kênh nối thông cả nước để thuyền bè đi lại. Tộ hối thúc triều đình canh
tân, bảo không làm ngay không làm nhanh tất mất nước: Giờ các xứ như Nhật Bản,
ngay cả Trung Hoa cũng làm cả rồi chả nhẽ An Nam lại ấp ủ mưu đồ cao hơn họ
sao?
Tộ cứ thống thiết mong
chờ mãi, cái gì làm được thì đều cố gắng mà làm, nhưng Tự Đức bảo: Tộ là hạng
khác loài nên không thể trọng dụng được. Tộ buồn bã nói: Kế hoạch của tôi hay
đến như vậy chẳng nhẽ đợi trăm năm mới dùng sao? Lâu dần, tâm trạng u uất mà sinh
bệnh. Trước khi chết, Tộ có làm hai câu thơ chữ Hán diễn tả nỗi bi thương của
mình:
"Nhất thất túc thiên
cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên
cơ"
Nghĩa là: Một bước lỡ,
ngàn năm ôm mãi mối hận sầu, sắp ra đi rồi ngoảnh lại thấy cơ đồ trăm năm tan
tựa bọt nước.
Lòng đau đáu, mối hận
sầu, cô độc của Tộ đại khái là như vậy.
Phần sau: II - LỪA QUỐC 1885 - 1945.
+ nhận xét + 4 nhận xét
Người như Tộ , lừa quốc thiếu đéo gì , lúc nào chẳng có nhưng quan trọng là lãnh tụ có nghe và nhóm lợi ích cho làm hay không ? đèo mẹ , tư duy hái lượm cộng với khát máu đâm chém thì làm thế cặc nào được .
Cái đệt! Viết về cô Tộ bạn cậu như nài hả cuôn hãm lìn kia?
Mất công đọc quá!
Chịu khó tìm tòi đi cuôn Hàn, như này chưa đủ đâu!
Có quyển gì mong mỏng của cô gì cậu quên mẹ tên. "Thói hư người xưa" ấy. Lịt pẹ! Có khúc viết về cô Tộ cũng được đới. Chịu khó chút nữa cuôn hãm! Cậu thật!
Đèo mẹ, xưa hồi anh mài đít trên giảng đường, có làm tiểu luận về bạn Tộ. Tính anh cẩn thận ngồi đọc hết mấy bộ sách Tộ viết ra, nào là Thiên Hạ đại thế luận, Tế cấp bát điều, lục lợi từ vươn vươn.
Thương cảm Tộ rất. Nủi hứng biên bài, thầy chấm 7 điểm.
Anh đéo phục, bảo bài nài nói mười thì quá nhưng 9.5 thì còn nhẹ. Thầy anh bầu mài về đi.
Ba tháng sau anh lại lên bảo: Thầy chấm thế tôi vẫn đéo phục. Thầy lại bảo: Anh về đi suy ngẫm cho kỹ.
Một niên sau anh đã ra trường lên gặp thầy bảo: Điểm bẩy là đúng, sao giờ tôi mới ngộ ra.
Thầy cười bảo: Nếu chọn điểm bẩy của anh và những điểm 9.5 kia thì tôi chọn điểm 7 này.
Rùi đó thầy trò bù khú, rượu chè miên man mãi.
@ Con Địa chủ: Anh muốn bàn sâu hơn về Tộ, mài có cao kiến gì chỉ anh nghe??
Bàn về cô Tộ, trước hết tìm đọc những gì Cô Kim Trần Trọng viết, hoặc của cô Trứ ( Lam Giang Nguyễn Quang Trứ) đi đã nhé! Bàn sau đi, cao thấp kiến gì có đủ hết!
Đăng nhận xét