Sử Lừa #2: Người Pháp tấn công, binh hỏa liên miên

Thứ Hai, 24 tháng 9, 20123nhận xét

Phần trước: Hantimes: Biên niên sử Lừa #1
Năm 1858, Pháp, Tây tấn công Đà Nẵng, định thông đường đánh vầu Huế giải quyết nhanh gọn chiến tranh.
Họ bị sa lầy ở đây, nên 1859 thì đánh vầu Sài Gòn. Quân Nguyễn dành ưu thế trên chiến trường Đà Nẵng.
1862, Pháp - Tây công phá đại đồn Chí Hòa, Nguyễn Tri Phương thất thủ, toàn bộ Nam Kỳ dần lọt vào tay Pháp
Hoàng Diệu and Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Tri Phương về triều rồi ra Bắc Kỳ dẹp loạn Lê Văn Phụng, đến cuối năm 1864, loạn này dẹp xong, triều đình tốn phí không biết bao nhiêu mà kể. Loạn Văn Phụng làm trong ngoài chia cắt, thế nước nguy ngập, ngoại bang nhòm ngó, Phụng lại cầu viện phương Tây mưu chia nước ra mà cai trị xưng Vương xưng Đế.  
Sau nầy sử gia mác xít nói là Khởi nghĩa Lê Văn Phụng, ca ngợi cũng hoành lắm! Kỳ thực đó là bọn nông dân hám lợi, ham làm vua nên dấy binh khởi loạn gây hại đến an ninh quốc gia. Tội của Phụng nhẽ còn nặng hơn Ích Tắc Trần trước kia.
Chẳng bao lâu tàn quân của Thái bình Thiên Quốc do Ngô Côn làm thủ lĩnh tràn sang. Ngô Côn bị quân triều đình đánh giết, đám này chia thành Cờ Trắng (Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi), Cờ Vàng (Hoàng Sùng Anh) và cờ Đen (Lưu Vĩnh Phúc). Bọn Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm đánh dẹp, Lưu Vĩnh Phúc về hàng triều đình (Cờ đen quen nghề cướp giết hiếp nhưng đối với Thái tộc cũng ưu ái hơn). Mãi đến cuối những năm 60 đầu những năm 70 loạn cờ vàng mới dẹp yên.
Cờ Đen chặt đầu Gạc Nia
Năm 1873, Pháp đánh thành Hà Nội, với 200 lính nhặt nhạnh Francis Garnier hạ thành Hà Nội cầm tù Nguyễn Tri Phương. Nguyễn Tri Phương nhịn ăn mà chết, sau đó không bao lâu quân Cờ đen chém đầu Francis Garnier
Bắc kỳ vẫn chiến loạn liên miên. Mười năm sau (ngày 25/4/1882), Henri Rivière lại tấn công thành Hà Nội lần hai, quân Pháp có khoảng 500 người, thành thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ chết. 
Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đán ko chịu bãi binh vừa đánh vừa chờ quân Thanh sang cứu viện.
Quân Cờ Đen chặt đầu Henri Rivière trong trận phục kích tại Cầu Giấy.
Pháp kéo đại pháo đến múc thành Sơn Tây
Báo thù cho cái chết này, người Pháp tấn công Bắc kỳ toàn diện, nhà Nguyễn cầu viện Thanh Triều. Quân Lưỡng Quảng  tràn vào, tính chuyện chia Bắc Kỳ mỏ và Bắc Kỳ gạo với người Pháp. Nhưng các trận chiến bên sông Nhuệ, thành Sơn Tây đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của lục quân Pháp. Quân Thanh triều đại bại. (Cũng rất mai mắn cho Lừa chớ đèo mẹ thỏa thuận chia đôi Bắc Kỳ mà thành thì Lừa cũng đến chế nhục cả trăm niên chứ đéo phải đùa!)
Hoàng Kế Viêm bỏ mặc quân Thanh đánh nhau với Pháp. Khi người Thanh tan vỡ, Viêm rời quân thứ Tam Tuyên về nhận nhiệm sở tại Quảng Bình, Quảng Trị, âm thầm mở sơn đạo tìm cách quật cường.
Phần tướng cướp Lưu Vĩnh Phúc sau những trận tác chiến cuối cùng với người Pháp đã trở về Trung quốc, ông ta từng làm đến Tổng thống Đài Loan, kháng Nhật xâm lược. Nhà của ông ta là nơi hội tụ của đám lừa lưu vong, chống Pháp bất thành.
Người Pháp tấn công vào Huế, vua Hiệp Hòa liệu sức không kháng cự được, thương lượng người Pháp bằng lòng để người Pháp đặt chế độ đô hộ. Bọn Tôn Thất Thuyết giết vua, tìm người kế vị chuẩn bị kháng chiến.
Tôn Thất Thuyết nắm quyền, trong bốn tháng phế giết ba vua, rồi đưa Nguyễn Phúc Ưng Lịch (em của vua Kiến Phúc) lên làm Hoàng Đế hiệu là Hàm Nghi (8/1984).
Mồng 5, 6/7/1885, sự biến kinh thành nổ ra, Huế thất thủ, bọn Thuyết đưa vua chạy ra Sơn Phòng Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương. Dân Huế vụ nài chết mất xác rất nhiều, nên đến giờ đúng ngài nài vẫn hương nhang khấn vái xì xụp.
Phần sau: Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân
Share this article :

+ nhận xét + 3 nhận xét

lúc 19:11 25 tháng 9, 2012

Đèo mệ, Hoàng Diệu chết năm 1982 à ?? anh ngộ chú hâp hấp thế nào mà để sai lệch cả 100 năm thế này...
Lại nói về thằng đánh máy....

lúc 22:30 25 tháng 9, 2012

Ờ thằng đánh máy là anh. Đèo mẹ nhân danh lãnh tụ, anh sẽ kỳ luật nó hí hí!!

Thienly
lúc 09:54 26 tháng 9, 2012

Mười năm sau (ngày 25/4/1982), Henri Rivière lại tấn công thành Hà Nội lần hai,
Mãi đến cuối những năm 60 đầu những năm 70 loạn cờ vàng mới dẹp yên.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch (em của vua Kiến Phúc) lên làm Hoàng Đế hiệu là Hàm Nghi (8/1984).
Sửa luôn đi, lãnh đụ đánh mày.

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo