LUẬT 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ: "tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam"

Thứ Năm, 23 tháng 2, 20120 nhận xét

Báo thanh niên online thanhnien.com.vn Về tội tuyên truyền chống Nhà nước


@Chi bộ: Chém gió nhớ cẩn thận cái mồm:

Báo thanh niên online thanhnien.com.vn Về tội tuyên truyền chống Nhà nước

Việc giữ vững hòa bình, an ninh và trật tự xã hội đất nước, chống khủng bố là lợi ích thiết yếu của mọi quốc gia. Mặc dù có không ít quan điểm cho rằng mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm và họ đã dựa vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (ICCPR) để bảo vệ cho luận điểm của mình.
Tuy nhiên khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị đã quy định rất rõ việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Tương tự, quyền hội họp có tính cách hòa bình cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).

Như vậy, mặc dù quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp có tính cách hòa bình... được thế giới thừa nhận nhưng một khi các quyền này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng của quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền giới hạn các quyền tự do ngôn luận và hội họp có tính cách hòa bình... nêu trên.

Bên cạnh đó, Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũä chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc tôn giáo.

Như thế nào là hành vi đe dọa đến an ninh quốc gia? Như thế nào là ảnh hưởng đến trật tự công cộng? Tuyên bố của Hội nghị Nhân quyền thế giới tại Viên (Áo) năm 1993 cũng đã nêu rõ cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Do đó, một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng ở một quốc gia khác thì hoàn toàn có thể bị coi là đe dọa an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng. Xét riêng đến quốc gia Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, nét đặc thù của Việt Nam lại càng mang tính đặc biệt khi Việt Nam phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh chống ngoại xâm mới giành lại được hòa bình, độc lập và tự do dân tộc; đến nay các lực lượng thù địch chưa từ bỏ tham vọng chính trị, đã và đang thành lập tổ chức từ nước ngoài, nuôi dưỡng và cấu kết với các phần tử trong nước, tiến hành thâm nhập vào Việt Nam nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm tại Thanh niên online bài của Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Mẹ kiếp sơ sót thế nào vưỡn còn nguyên bài nài cop pết từ báo Chính thống!!!


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo