Người Việt thường tự nhận mình là nạn nhân của các cuộc xâm lăng, thực
tế không như vậy. Các vị quân vương Đại Việt thế kỷ X – XI đầy ắp tham vọng văn
trị võ công. Đó là bản ngã của quân vương, vì bản ngã ấy mà Đại Việt chiến
chinh không ngừng.
Họ Khúc nhân Giao Châu vô chủ, kéo thân binh vào thành Long Biên (Đại
La) tự xưng Tiết Độ Sứ (Thống đốc bang) Giao Châu thuộc Đế quốc Đại Đường, đó
là năm 905. Chưa đầy trăm năm quá độ, Giao châu nhỏ nhoi, xa lắc của Đại Đường
đã trở thành một vương quốc ương ngạnh, hiếu chiến.
Đừng nói đến việc chinh phạt Chiêm Thành như cơm bữa, ngay cả Tống triều,
Đại Việt còn kinh thường, cả gan xâm lăng, giết người cướp của, tàn phá thành
trì. Tống triều phải đối phó vô cùng vất vả.
Liên tục xâm lăng láng giềng
Ban đầu, Lãnh
thổ triều đình Đại Việt trực tiếp quản trị gồm Trung du và đồng bằng Bắc bộ, Trung
du và Đồng bằng Thanh Nghệ; Diện tích ước chừng 30 – 40.000km2; dân số ước hơn
1 triệu người. Bao quanh vương quốc là những quốc gia như Ngưu Hống, Đại Lý, Tống,
Đại Nguyên Lịch, đất của các tộc Tày Nùng, Champa.
Nếu như Ngưu
Hống chỉ chịu họa năm 1037 và phải đến nửa sau TK XIII mới bị Đại Việt chinh phục
hoàn toàn thì các quốc gia còn lại đều trở thành nạn nhân của thanh gươm mở cõi.
Đại Việt nhanh chóng bành trướng lãnh thổ khắp ba hướng Bắc, Tây Bắc và Nam.
Trước tiên là
Champa, trong thời gian từ 982 – 1077, Đại Việt (trước đó là Đại Cồ Việt) đã tổ
chức ít nhất 8 cuộc tấn công lớn vào nước này; trong đó 3 lần tiêu hủy kinh
thành Phật Thệ (các năm 982, 1044 và 1069). Cường độ tấn công khoảng 12 năm cho
một cuộc chiến, Indrapura tiểu vương quốc hùng mạnh – đứng đầu liên bang Chăm lụi
tàn. Cuộc chiến Việt – Chăm trong gần trăm năm đã đem lại cho Đại Việt vùng đất
từ Nam Giới (Cửa Sót) đến tận Quảng Trị (ba chậu Địa Lý, Bố Chánh và Ma Linh).
Năm 1012, Đại
Lý thành nạn nhân tiếp theo. Nguyên là dân Đại Lý đem ngựa vào đến bến Kim Hoa,
Châu Vị Long (nay là huyện Chiêm Hóa – Tuyên Quang) buôn bán, nhà Lý bèn cử
quân lên đánh cướp, bắt người và thu hơn vạn ngựa. Năm 1014, có lẽ là để trả
đũa lại Đại Cồ Việt, tướng Đại Lý là Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem quân
áp sát vùng bến Kim Hoa; Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương tiến quân lên,
chém giết hơn vạn người, bắt được ngựa nhiều vô số (xem ĐVSKTT kỷ nhà Lý – Lý Thái
tổ; ĐVSL chép về triều Nguyễn (tức nhà Lý) – Thái tổ). Sau thắng lợi này, vùng
Hà Giang sáp nhập bản đồ Đại Cồ Việt.
Đại Nguyên Lịch
– một vùng lãnh thổ độc lập ở vào khoảng Cao Bằng ngày nay. Năm 1022, Dực Thánh
Vương lại nhận lệnh vua cha đi xóa sổ Đại Nguyên Lịch (Xem ĐVSKTT, ĐVSL, Việt sử
tiêu án).
Với các tộc
Tày Nùng, nhà Lý một mặt sử dụng chính sách Kimi đem công chúa gả cho các thủ
lãnh Tày, Nùng (ba vị phò mã nổi tiếng của nhà Lý là Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh
Nguyên, Dương Tự Minh), phong cho quan tước; mặt khác sẵn sàng khởi binh chinh
phạt. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc quyết chí xây nền độc lập, dựng nước Trường Sinh
Quốc, xưng Chiêu Thánh Hoàng Đế. Chỉ một năm sau, Thái tông nhà Lý thân cầm
quân bắt giết năm cha con họ Nùng. Con nhỏ Tồn Phúc là Nùng Trí Cao trốn thoát;
năm 1041 Cao dựng nước Đại Lịch, Lý Thái Tông điều binh lên bắt trói đem về
kinh thành Thăng Long.
Tống ở xa, Lý
ở gần, sau thất bại của cha con họ Nùng, các thủ lãnh vùng Đông Bắc mất mật
không còn ai dám chống đối, vùng Đông Bắc hoàn toàn bị triều Lý khống chế.
Lưỡi gươm chinh phạt của các quân vương Đại
Việt phía Nam đẫm máu Champa; phía Tây Bắc chém giết Đại Lý, Đại Nguyên Lịch. Nhưng
chưa đủ; bên kia biên giới, phía Bắc là đế quốc giàu có, ngàn năm xưng tụng là
Thiên Quốc phương Đông. Lưỡi gươm chinh phạt phải vung lên trên vùng đất Thiên
Quốc, con dân Thiên Quốc phải bị bắt về Nam xăm chữ “Đầu Nam Triều”, thế mới thỏa
chí anh hùng.
Không ngừng đánh phá Tống
Năm 968, Đinh
Bộ Lĩnh đã buộc các thủ lĩnh địa phương phải công nhận ông là lãnh tụ tối cao của
Giao Châu. Ông xưng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nghĩa là nước Việt to lớn),
đúc tiền riêng. Năm 971, Tống diệt xong Nam Hán (vương quốc cận kề Đại Cồ Việt),
Đinh Bộ Lĩnh sợ phải sai con trưởng là Đinh Liễn sang triều cống, nhận thụ
phong.
Nhưng năm 980,
Đại Cồ Việt và Tống lần đầu giao tranh, Lê Hoàn đánh tan đạo quân viễn chinh của
nhà Tống, chém chết Hầu Nhân Bảo. Chiến thắng đến quá nhanh và khá dễ dàng, khiến
Đại Cồ Việt có ý coi thường Tống triều.
Tượng thờ Hoàng đế Lê Hoàn tại cố đô Hoa Lư (ảnh Wiki) |
Năm 995, Lê
Hoàn thả cho dân biên giới lấn cướp vào cõi của nhà Tống. Mùa xuân năm ấy, Chuyển
vận sứ Lộ Quảng Tây là Trương Quan, Binh mã giám áp trấn Như Hồng thuộc Khâm
Châu là Vệ Chiêu Mỹ tâu lên vua Tống là binh thuyền Giao Chỉ hơn trăm chiếc xâm
phạm Như Hồng, cướp bóc cư dân, lương thực.
Mùa Hạ, Giao
Chỉ đem năm ngàn hương binh xâm lược Ung Châu.
Chẳng biết
hai viên quan là Trương Quan và Vệ Chiêu Mỹ thế nào mà bị nhà Tống trị tội,
Quan ốm chết đã đành, Chiêu Mỹ thì bị đem chém đầu. Tống lại đem trả lại Đại Cồ
Việt những tội phạm bỏ trốn. Năm sau Nhược Chuyết đi sứ Giao Châu, gặp sứ Tống,
Lê Hoàn dọa: "Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, Hoàng đế
có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản
thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn
Như Hồng mà thôi?".
Đến thời Lý,
quân Đại Việt liên miên xâm phạm lãnh thổ Tống. Khởi đầu là năm 1022, Dực Thánh
Vương diệt xong Đại Nguyên Lịch tiện đường về đánh luôn trấn Như Hồng của nhà Tống,
đốt kho đụn. Tống triều không làm gì nổi.
Sau này các
thủ lãnh địa phương miền Đông Bắc được Thăng Long yểm trợ coi đất Tống như vô
chủ, mặc sức đánh phá. Năm 1052, Nùng Trí Cao công phá Quảng Tây, hạ trại Hoành Sơn, vây hãm các châu Ung, Hoành, Quý, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, Củng, Tầm rồi vây
thành Quảng Châu. Cả Tứ Xuyên rung động.
Năm 1059, phò
mã Thân Thiệu Thái đánh huyện Ngư Mao, châu Tây Bình; Tống triều phải điều quân
Ung Châu tiếp cứu. Năm 1060, Thân Thiệu Thái lại đánh Tây Bình, trại Vĩnh Bình
làm rúng động cả Ung Châu, giết chết tướng Tống mấy người, bắt sống Chỉ huy sứ
Dương Lữ Tài. Được thể châu Tô Mậu cũng kéo vào cướp phá Ung Châu.
Thậm chí năm
1059, Lý Thánh Tông kéo binh đánh Khâm Châu để khoe binh uy và ... “ghét nước Tống
phản phúc”. Tống sử chép quân man đánh Cổ Vạn, giết viên Quản Câu Lý Duy Tân và
đánh động Tư Lãm phía tây thành Khâm Châu”. Tiêu Chú - quan coi giữ Ung Châu tấu
về triều là: Giao Chỉ cướp các động Tư Lẫm, Cổ Vạn, Chiêm Đãng bắt dân và gia
súc 17 thôn nhiều không kể xiết.
Nhà Tống phải
phái Lại bộ thị lang Dư Tĩnh xuống phương Nam bàn hòa, đút lót, xin lại người
đã bị Thân Thiệu Thái bắt đi. Thậm chí để làm hài lòng chư hầu là Đại Việt, Tống
triều còn bắt tội luôn cả Tiêu Chú (vì Tiêu Chú làm nhiều việc khiến cho Giao Chỉ giận).
Nhưng sự nhũn
nhặn của nhà Tống không có kết quả. Năm 1075, cho rằng tể tướng nhà Tống là Vương
An Thạch mưu xâm lấn, Đại Việt “tiên hạ thủ”, kéo 10 vạn quân thủy bộ vào đánh
Khâm, Liêm, Vĩnh Bình, Hoành Sơn... rồi tiến vây Ung Châu. Đô Giám Quảng Tây là
Trương Thủ Tiết đem quân cứu viện bị Lý Thường Kiệt đón đánh chém chết tại ải
Côn Lôn. Kiệt thắng trận kéo binh về hạ Ung Châu, giết dân thành này già trẻ lớn
bé, nam phụ não ấu không chừa một ai, tổng cộng cộng 58 ngàn người; cộng cả số bị giết, bắt trong các trận đánh trước đó, Tống mất 10 vạn người ở
các châu Ung, Khâm, Liêm.
Đồ họa Chiến tranh Lý - Tống (1075 - 1077); nguôn Internet |
Lưỡi gươm
chinh phạt lần này đẫm máu dân Tống. Sức chịu đựng nhà Tống đến đây là cực hạn.
Năm 1076, họ quyết ý báo thù, cử 10 vạn quân xâm lăng Đại Việt. Sau trận chiến
sông Như Nguyệt, Tống không thắng nhưng Đại Việt không còn mạo hiểm tìm cách
thay đổi đường biên giới phía Bắc.
+ nhận xét + 3 nhận xét
đéo có nút like nhẻ.
@Cu Tí Dở HơiCó mà cô
có người vào comment nhưng chỉ để chê viết dở
Đăng nhận xét