Nhân chuyện "Bên thắng cuộc" của Huy Đức đang xôn xao trên mạng, người ta bàn ra tán vào rất nhiều, ý kiến trái ngược không phải là không có. Lại một lần nữa nhìn nhận và đánh giá lại các sự kiện lịch sử, hay cụ thể hơn là Cải cách ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, ngày 30/4 đối xử tù binh chiến tranh, cải tạo công thương nghiệp ... để hiểu xem ai là người chiến thắng?
Trong con mắt của tôi, không ai chiến thắng cả. Tất cả chúng ta đều đã thua, đã thất bại. Nói đúng hơn là dân tộc này đã thất bại. Sự thất bại đau đớn, dằn vặt và kéo dài ít nhất năm mươi năm.
Thất bại ở chỗ hàng chục triệu con người phải đổ mồ hôi, máu, nước mắt của mình cho những tham vọng siêu cường, những triết lý phi nhân văn và cho cả việc chối bỏ, phỉ nhổ vào nguồn cội. Thất bại ở chỗ tâm tính, hay giá trị hướng tới của Văn hóa - Nhân văn đã bị cào bằng và hủy hoại ở mức tối đa.
Thất bại ở chỗ chúng ta có được một quốc gia Việt Nam thống nhất từ bắc chí nam nhưng đó là một thân thể đầy những tổn thương cả tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta đã thắng trong trận nhỏ nhưng thua cả một hành trình dài. Hành trình đó mang tên dân chủ - tự do - bác ái và thịnh vượng.
Cái giá phải trả cho việc thua đó là tất cả những gì mà ngay nay 90 triệu con người Việt Nam đang trải nghiệm.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Ngày ba mươi tháng tư triệu người vui, triệu người buồn". Nhân lại lan man đến nội chiến của nước Mỹ cũng là hai miền Nam - Bắc nhưng phe miền Nam thất trận, nguyên soái bên đó được coi như một vị anh hùng, những người lính thất trận trở về mang theo cả ngựa, không còn là ngựa chiến binh, giờ là ngựa của ruộng đồng.
Và tôi hiểu vì sao, lẽ nào nước Mỹ là một siêu cường? Họ đã làm nên chiến thắng vĩ đại hơn nhiều những trận chiến về mặt quân sự.
Chiến thắng đó người Việt không hề biết tới! Mấy chục năm qua đi, người Việt vẫn hoan ca khi chứng kiến cảnh thiết xa nghiến trên xác người, khi đạn pháo bay trên đầu những đoàn dân chạy nạn và khi cánh cửa dinh Độc Lập đổ rầm. Để lại sau đó hàng triệu sinh mạng!
Và phía trước vẫn đầy những hận thù, những điệu khèn vẻ vang của người chiến thắng, những thóa mạ về Ngụy quyền, bán nước, ác ôn mà cả hai phía dành cho nhau.
Ở chỗ chúng ta, ở xứ xở này không có đất cho người thất bại. Phàm là bọn thất bại thảy đều là phản động, là đáng kiếp, là thiệt phải bị tru di. Phàm là bọn thất bại cả về quân sự, tư tưởng hay bất cứ một cái gì đó liên quan tới cấu trúc thượng tầng xã hội đều thành công dân hạng hai.
Đó chính là nỗi đau trong tâm thức người Việt. Bản thân nỗi đau đó là một sự thất bại, thất bại của Việt Nam.
Sự đen tối nhất, những ngày đen tối nhất của đất nước này hay nói như Võ Thị Hảo là Dạ tiệc của Quỷ bắt đầu trên đất miền Bắc quãng từ những năm 1953 - 1954. Thời kỳ của khủng khiếp, thời kỳ của việc kéo tụt lùi văn hóa, kéo tụt lùi những giá trị nhân sinh, nhân văn mà chính bản thân người Việt qua ngàn năm tạo dựng.
Nguồn cơn của những thất bại bắt đầu.
Tạm ngưng chờ view như thường lệ he he!! Về cải cách ruộng đất (1953 - 1957), lãnh tụ đã bàn, phần sâu chỉ biên về Nhân văn - Giai phẩm án khủng văn chương vô tiền khoáng hậu ở Lừa quốc.
+ nhận xét + 6 nhận xét
Chính xác ! Chỉ là tay bên này đập gãy tay kia, thằng chết rồi mới thấy không đau
@Đại Cùn
Test nầu!!
Ơ hay, tay nọ đập tay kia chẳng thằng nào thắng, chỉ con tim đau
iêu han rùj đới!
Địt mẹ, cô Hàn viết sến vãi, trở lại giọng bựa đi, cậu không quen đọc giọng văn như vầy, giống y như lá cải.
Chuyện các cô cứ máy móc lập lại lời cô Kiệt, địt mẹ phải có tý óc trong đầu chứ.
Hãy nói như vầy: Mẹ nó, ngày 30/4 là bọn Bắc kỳ ( có cả bọn theo Bắc kỳ )vui, còn bọn miền Nam cắn cứt. thế mới đúng, cái đéo gì mà vui vui buồn buồn, triệu này với triệu kia ???
Hay đó nói thẳng vậy đi. Buồn thôi thì nhẹ quá. Bác Kiệt phải nói là đau khổ thì đúng hơn.
Đăng nhận xét