Viết nhân bạn già ra tập thơ đầu tay

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 201323nhận xét

Vợ thường bảo: anh đéo có ham muốn kiếm tiền, phóng sự ký sự nhẽ ngang với Trọng Phụng Vũ mà không chịu kiếm nhuận là sâu sâu hả? Lãnh tụ lầu bầu lầu bầu: Trước tác bất hủ đéo phải để kiếm vài đồng còm, anh thù chế độ kiểm diệt.

Vừa vầu đến Vinh, bạn già hớn hở khoe tập thơ mới ga lò. 

Bạn già Nguyễn Viết Lợi, cựu lính Trường Sơn, cựu phóng viên chiến trường cỡ báo tường đại đội tiều đoàn chi chi đó, đương kim bảo vệ. Bạn già tính rất hoách, đến nỗi mềnh bảo nhẽ bạn phải ngồi mẹ vầu cái ghề TBT mới phải.

Hoách thế dưng lại ưa mần thơ. 

Bạn già Nguyễn Khắc Thạch động viên Lợi mần thơ đem in bảo gằng: Lợi à Lợi à, biên thơ tớ viết đề từ, thằng Sông bình bọt hai hai ho ho phết. Chả biết Nguyễn Khắc Thạch động viên thế nghéo nầu mà Lợi mần thật ga ngay quả "Lục bát Làng".

Bình thơ "Lục bát Làng" có Nguyễn Khắc Thạch viết đề từ, Dương Huy giới thiệu, lãnh tụ bến Bựa bất hủ Han Times biên lời bình. Bọn văn sĩ xứ Nghệ nài kết bài bình lãnh tụ phết, thấy phát thanh Nghệ An đọc lèo lèo, bạn già Lợi phấn khởi hồ hởi gất.

Hắn ký tặng: Tặng nhà báo xxx và gia đình tập thơ xuân. Ớ đèo con mẹ, mềnh mười niên chại quảng cáo đéo hề xưng danh nhà báo, giờ thấy trang trọng thế cũng bùi ngùi phết. Bạn già vui vui, mềnh cũng vui vui. 

Xin giới thiệu cùng chi bộ Lục bát làng và nhời bình bất hủ của lãnh tụ bến bựa Han Times
HƯƠNG TRẦM NGÕ VẮNG ĐẾM MÀU THỜI GIAN
Hình như cứ những gì xa ngái, những gì xưa cũ là dân mình nâng niu ghê gớm lắm, chắt chiu ghê gớm lắm. Cái đụn rơm vàng, mái nhà tranh, khóm chuối bờ lau ngày xưa vất vả, chắc không mấy ai thấy là đẹp, là thơ mộng cho được. Nhưng xa rồi sẽ nhớ!
Ta, người của thị thành nhưng là con của làng xã, đi xa mãi rồi cũng có lúc phải tìm về…Ta day dứt giữa làng trong tâm tưởng và những gì hiện thực. Thơ Nguyễn Viết Lợi là như vậy! Người cựu chiến binh già nay thành người phố thị cứ lại cứ chắt chiu cho từng ký ức Làng.
Hãy nghe ông hồi ức:
Người về lắng hạt phù sa
Thảo thơm quê mẹ câu ca nhuốm chiều
Gió ngàn ru nắng phiêu diêu
Say trong hương gió, sáo diều vi vu
- Bóng Làng (2) -
Làng cách ta không phải bằng mấy chục, mấy trăm cây số chiều dài, bằng con đường hay cây cầu bắc ngang dòng sông, mà Làng cách ta bằng mấy chục năm cuộc đời. Bằng sương gió, ồn ào náo nhiệt phố thị. 

Giêng hai vốn là mùa lễ hội, người ta háo hức về với Làng để tự tay mình chạm vào miền ký ức. Nguyễn Viết Lợi cũng vậy, những bước chân hớn hở để rồi chạnh lòng khi Làng hiện thực dường như thiếu so với những gì ký ức mà ông từng đếm đong:
“Cây đa vẫn ngự xóm Cồn
Nức danh làng cũ, hương thơm thủa nào
Nhưng mà thiếu mất cầu ao
Thiếu ngôi miếu cổ, bờ rào, lũy tre”
- Giêng hai về lễ hội làng -
Thế là Làng hiện thực của mùa lễ hội thiếu mất bốn thứ: Cầu ao, miếu cổ, bờ rào, lũy tre. Bốn thứ ấy không đơn thuần là ở những gì vật chất mà còn làm nên cốt cách của Làng, nhưng thế chưa phải đã hết, sau cái “thiếu”, cái ngỡ ngàng phố thị đầu thôn là: “Nhà đô thị hóa cao tầng/Đô thị” luôn cả cái vầng trăng nghiêng”.
Chẳng hiểu  sao tôi cứ thẫn thờ khi nghĩ tới hình ảnh “đô thị” luôn cả cái vầng trăng nghiêng”. À vầng trăng đó là tuổi thơ tôi ngày xưa cùng bạn bè chơi trốn tìm, chơi thả đỉa, bày trò trận giả. Huyên náo đồng quê mải mốt, giờ đâu mất? Thưa dần đi những trò trẻ sân trăng một thủa. Nếp sống Làng những chiều muộn quây quần bên chén chè xanh … vơi dần:                        
“Về làng ghé chợ mà thương
  Rau khoai cũng bán mủng lường cũng buôn
Anh em cách lế độ đường
 Láng giềng kín cổng cao tường dửng dưng”.
-          Bóng Làng (1)-
Hãy thử đối chiếu, Làng của ta – Làng trong tâm tưởng thật hiền hòa, bình yên:
Lao xao gió dục bờ chiều
Khúc sông thoai thoải cánh diều cao cao
Điệu hò quấn quýt ca dao
Thương câu ví dặm cắm sào sông quê
-          Tiếng Làng –
Từ nửa đầu thế kỷ trước những tiếc nuối chần chừ đã ngân lên khi có sự va chạm văn minh giữa lúa nước và phố thị. Nhiều thi nhân của Thơ Mới đã tìm về Làng hay đem cái chất chân quê, hồn hậu ra giữa thị thành. Nhưng có lẽ phải đến ngày hôm nay, người ta mới thấy hết Làng đang thu mình và cả trầm ngâm trước cái lớn cái mạnh, cái dở dang của Phố thị hay chính đứa con dứt ruột của mình.
Nguyễn Viết Lợi cảm nhận điều đó như sự “rụng rơi ký ức”:
Bến xưa vướng vít lời thề
Đất quê là chốn đi về đậu neo
Nhà xây “mái Thái” vẫn ngèo
Rụng rơi ký ức mà theo thị thành
- Người về xóm cũ-
Ừ thì cứ cho rằng cái quy luật phát triển không dừng lại, đô thị hóa là tất yếu. Nhưng vẫn thấy thấy thương, thấy nhớ Làng ta một thủa. Và vì thế ta có cái mong, cái nhớ và cả ước muốn rất “ngược”: Răng ta tiếc nuối chần chừ?/Mong cho phố thị hiền như đất làng”.
Phố thị mà lại “hiền như đất làng”? Không có gì là lạ, anh sinh ra ở làng xã, mái đình cây đa, ruộng lúa bờ mương là nơi anh lớn khôn. Đong đếm về Làng, mong những cái hiền hòa bình yên chính là về bản thể của ta. Duyên đưa ta tìm về, ký ức gom những năm tháng “ngút trời mưa ngâu” vô tình hay hữu ý tạo cho ta một chốn riêng tự chuyện trò với chính mình, phảng phất đâu đó hình bóng của Làng:              
Chuyện mình kể với mình thôi
Tháng năm bươn trải ngút trời mưa ngâu
Lao xao lộc biếc trên đầu
Hương trầm ngõ vắng đếm màu thời gian
- Cuối năm chuyện mình -
Ngoài kia dòng thời gian trôi! Duyên bắt đầu từ những gì bình dị như thế, khúc đồng vọng của "Lục bát Làng”!!


Chú thích:
Lục bát Làng: Thơ đầu tay của bạn già Nguyễn Viết Lợi, chiên kể ký ức Làng long đong một thủa mải mốt tìm.
Nguyễn Khắc Thạch nhà thơ thiền, nguyên TBT tạp chí Sông Hương, bạn già lãnh tụ.

Share this article :

+ nhận xét + 23 nhận xét

Nặc danh
lúc 07:41 18 tháng 3, 2013

heeeeeeeeeee vưn vẻ nhể?
Cô chem.

Thienly
lúc 13:08 18 tháng 3, 2013

Ờ, thơ duyên nhể! Kính phục bác cựu Trường Sơn yêu thơ!

Đọc “Nhà đô thị hóa cao tầng/Đô thị” luôn cả cái vầng trăng nghiêng”

Chợt giật mình, nhiều năm nay mình, nhà phố, đã không để ý và cũng lâu không nhìn thấy trăng, kể cả rằm tháng Tám, vẫn có đủ thứ bánh trái hương hoa, chỉ thiếu mỗi trăng!

Trăng, cái thứ của chung không thể mất mà cũng như mất, nói gì đến mấy thứ dễ mất như "miếu cổ, bờ rào, lũy tre" ...

Buồi ngà buồi nguồi...

lúc 13:19 18 tháng 3, 2013

Hí hí!!!

mdinh
lúc 21:27 18 tháng 3, 2013

“Cây đa vẫn ngự xóm Cồn
Nức danh làng cũ, hương thơm thủa nào”

lục bát rứa à, chán! anh sửa cho:

“Cây đa vẫn ngự xóm Cồn
Nức danh làng cũ, hương lồn thủa xưa”

lúc 21:48 18 tháng 3, 2013

Đèo mẹ con MDinh, mặc dù chỉnh biên của mài gất vần dưng mà đcm bạn già anh đới, mài góp ý thì cũng vuốt mặt nể múi tý nhế!! \./ \./ cái \./ ấy!!

lúc 13:39 19 tháng 3, 2013

He he cô Ma phít hai đới hai đới!!

mdinh
lúc 11:29 20 tháng 3, 2013

"Đèo mẹ con MDinh, mặc dù chỉnh biên của mài gất vần dưng mà đcm bạn già anh đới, mài góp ý thì cũng vuốt mặt nể múi tý nhế!! \./ \./ cái \./ ấy!!"
Ế cái con nài, mài mắng vì Anh đã phát hiện là mài chơi xỏ tễn khi chọn trích câu có tiếng ồn \i/ --- \i/ này chớ giề. Hế hế
Con mập mần thơ giỏi phết.

lúc 09:59 21 tháng 3, 2013

Anh ga Hà Nội, nói chiện với mấy bạn già hói. Các bạn ấy bẩu, vừa gồi dư luận cứ xôn xao lên gằng Đảng bán nước, khiên anh cả phải thanh minh thanh nga. Hông bọn tôi hông bán nước mà bán chưa xong đới thôi.

Bạn già nói xong câu ấy lùi ngùi, lùi ngùi quay đi, lẩm bẩm, lẩm bẩm: mất hết cả gồi, mất hết cả gồi. Lãnh tụ huyền tuyền không gõ nhời bạn già thực hay hư!!

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo