Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh: Dân bạo động chống thu hồi đất

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 201210nhận xét



Trước khi bạo động ở Kim Sơn Đông Triều Quảng Ninh nổ ra vào trưa ngày 21 tháng 12 vừa rồi, hơn tám chục hộ dân xã Kim Sơn đã bày tỏ sự bất mãn của mình đối với quyết định thu hồi đất của chính quyền huyện Đông Triều. 

Sự vụ đã kéo dài tổng cộng tám năm. Báo Quảng Ninh cho rằng: "Dự án Đầu tư xây dựng - Kinh doanh hạ tầng khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều) là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi sau khi hoàn thành không những sẽ là điểm nhấn đô thị cho huyện Đông Triều (tiến tới nâng cấp thành TX Đông Triều vào năm 2015) mà còn tạo ra diện mạo mới cho khu vực phía Tây của tỉnh. Thế nhưng, đã 8 năm trôi qua, khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án này vẫn chưa thể hoàn thiện chỉ vì sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân có đất nằm trong khu vực dự án. Điều đáng nói ở đây là, liệu có phải người dân chưa hiểu thấu đáo được luật hay cố tình không hiểu luật đề đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng?".
"Dự án Đầu tư xây dựng - Kinh doanh hạ tầng khu đô thị Kim Sen được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 22-10-2004. Theo đó, tỉnh đã đồng ý giao cho Công ty CP Đầu tư Công nghiệp An Sinh  làm chủ đầu tư, cùng với quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Kim Sen" - trích từ báo Quảng Ninh: Chuyện ở dự án khu đô thị Kim Sơn.
Tuy nhiên tờ Cựu chiến binh lại đem đến một góc nhìn khác: Quảng Ninh: Áp giá quá thấp để thu hồi đất của dân. Bài báo có hai title khá chua cay: "Áp giá để ép dân""Cưỡng chế hay cưỡng bức"Thông tin từ bài báo trên cho biết cho biết mỗi m2 đất mà ban GPMB huyện Đông Triều áp đặt cho gần trăm hộ dân ở xã Kim Sơn tương đương ... 2 kg gạo (38 ngàn đồng). Tổng diện tích thu hồi là 415.897,3m2 đất nông nghiệp. 

Bảng giá đền bù đất ở Đông Triều Quảng Ninh

Bất chấp sự phản đối của người dân, chính quyền huyện cương quyết tiến hành "Giải phóng mặt bằng"Đối phó lại, người đân mang quan tài ra khu đất giải tỏa, sống chết với đất đai của mình. 
Quan tài cho việc giữ đất
Họ cũng căng băng rôn với khẩu hiệu: "Sống chiến đấu và làm theo lời Bác Hồ vĩ đại" Kèm theo đó là một câu hỏi sẽ chẳng biết ai là người trả lời: "Tại sao cấp trên bao che cho cấp dưới cướp đất của dân và đánh người Kim Sơn vô tội?"
Câu hỏi sẽ khó có lời giải
Bạo động bùng phát mạnh mẽ khi chính quyền huy động cảnh sát cơ động đến hiện trường. Người dân đã trút một cơn mưa gạch đá lên đầu cảnh sát cơ động. Một thanh niên còn vác một cây gỗ lớn lao vào tấn công lực lượng cảnh sát, có lẽ ở hành động cuối cùng, người thành niên này đã nương tay.

Nếu anh ta đập cây gỗ đó xuống thì ...

Sau vài phút chịu trận, cảnh sát tràn lên tấn công, nhân dân tháo chạy.

BBC Việt Nam đăng tin ở về vụ bạo động tại Cưỡng chế đất có đụng độ ở Quảng Ninh

Quốc lộ 18 đã bị tắc nghẽn vì vụ bạo động kể trên. Tuy nhiên cảnh sát đã nhanh chóng thiết lập lại trật tự: Có lẽ chiếc quan tài mà người dân mang tới đã trở thành nơi nghỉ tạm cho người bị thương sau cuộc bạo động. 
Quan tài cho người bị thương nghỉ tạm
Báo Pháp luật Việt Nam cho biết: "Việc người dân đưa quan tài ra đường gây ách tắc giao thông và ném đá vào lực lượng chức năng là hành vi vi phạm pháp luật. Công an tỉnh đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hai người để điều tra".

Những sự vụ này đẩy người dân và chính quyền mà trực tiếp là người dân và cảnh sát vào thế đối đầu. Sẽ chẳng có ai là người chiến thắng nhưng người dân và tương lai thì luôn thất bại. 

Công nghiệp và sự mở rộng của các thành thị đang hủy hoại Làng, "chiếc lò xo đang được nén chặt ở làng xã và rất nhiều những dồn nén đang tích tụ trong chính người nông dân". Đối xử bất bình đẳng với làng xã với nông dân, tước đoạt ruộng đất, quyền tư hữu đất của người dân tất yếu sẽ dẫn tới những bất ổn về trị an và chính trị. 

Thảm họa sẽ đến khi làng xã coi công nghiệp, khu đô thị, người giàu và cả chính quyền là kẻ thù. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần minh chứng: Làm nên chiến thắng là bởi nông dân, kiến tạo sự thất bại - sụp đổ của thế chế cũng là ở nông dân

Share this article :

+ nhận xét + 10 nhận xét

lúc 09:47 22 tháng 12, 2012

Đất đai đã làm cho đám bần nông mần nên cách mạng những năm 30-31. Không cần "lý tưởng", không cần biết Mác là thằng cha căng chú kiết nầu. Nay, phải chăng lịch sử lặp lại?

lúc 10:52 22 tháng 12, 2012

@Đại Cùn Đèo mẹ rùi đến lúc Bê nhận ra rằng đéo phải là bọn trí thức lõ đít suốt ngài ăn rùi chửi trả, cũng đéo phải bọn thù địch phá hoại mà nhẽ bần nông anh hùng sẽ hủy hoại thể chế khi đất đai của bỏn bị tùy tiện cướp đi.

Quá quá nhiều thách thức cho B niên nài, và vài niên tới. Nhẽ có khi một vị Tổng thống đủ giải quyết tất thảy?

lúc 12:14 22 tháng 12, 2012

Blog đẹp nhờ... Đọc mấy cái này thêm nức óc? Rơm vẫn hoàn rơm thôi...Chả thành lúa đâu?

lúc 14:13 22 tháng 12, 2012

Đèo mẹ, vướn đề đất đai như anh đã nói gồi. Giở luật ra thì làm đéo có giề có chiện chính quyền sai? Làm đéo giề có chiện nhà nước sai? Bọn bần nông lõ đít cãi thế dắm nầu được?

Nhưng 38 ngàn ông cụ nghĩa là bằng 2kg tức là bốn ngày ăn, bằng hai suất ăn sáng để đổi lấy 1m2 đất. Mần trăm mét hết là bâu?

Dân không khổ không quẫn mới là lạ.

Cũng cái đất đó (như một con đéo nầu bên nhà Nhất Duy Trương nói) người giầu bỏ thêm tý xiền làm hạ tầng giá đôn phát gấp trăm, gấp ngàn lần. Thế cuối cùng ai chịu thiệt? Sâu lại cứ nhân danh lợi ích cộng đồng, nhân danh sự phát triển ở đây?

Luật pháp lõ đít, bảo kê cho hành động ăn cướp, & trấn lột của người nghèo.

Mỗ
lúc 18:27 22 tháng 12, 2012

Đèo mẹ , 38 nghìn bằng mịa bát phở sáng , đớp bát phở hết mịa m2 đất , chưa kể thằng sâu nó làm bát thịt bò Kobe mất bâu nhiêu mét anh đéo tính được , khó khó là

lúc 18:30 22 tháng 12, 2012

Đèo mẹ, chiện lạ ở xứ Lừa anh sáng hết mẹ mét đất há há!!

NôngDân
lúc 20:27 22 tháng 12, 2012

+ Rất đúng! ”đéo phải là bọn trí thức lõ đít suốt ngài ăn rùi chửi trả, cũng đéo phải bọn thù địch phá hoại mà nhẽ bần nông anh hùng sẽ hủy hoại thể chế khi đất đai của bỏn bị tùy tiện cướp đi.”.
+ Với Nông dân đất đai là nguồn sống, bị cướp đi, ”sổ hưu” đéo có, thì cần đéo gì phải để bảo vệ. Ngày trước 80% anh bộ đội cụ Hồ ra chiến trường cũng chỉ muốn có mảnh đất được coi là của gia đình mình, bây giờ đéo phải. Tai họa của nhà lừa từ đó mà ra.

Nặc danh
lúc 13:01 24 tháng 12, 2012

may hôm đó đáp đá chạy nhanh chứ không thì giờ cũng ngồi tù với mấy ông anh

lúc 13:52 24 tháng 12, 2012

@Nặc danhSặc!!

Nặc danh
lúc 19:06 25 tháng 12, 2012

vbhjmnvb

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo