Đại biểu QH 'không tỵ nạn chính trị'
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm bác bỏ thông tin ông đang 'tỵ nạn chính trị ở Nhật Bản'.
Ông Tâm đã không xuất hiện trước công chúng từ hơn một tháng nay, kể từ khi ông tham gia đoàn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) ở Nga hồi đầu tháng Chín.
Chủ đề liên quan
Ông cũng không có mặt tại buổi Chủ tịch nước gặp gỡ doanh nhân tiêu biểu nhân Ngày doanh nhân Việt Nam hôm 13/10 vừa qua.
Dư luận trong nước đang có những tin đồn rằng ông Tâm "mất tích", thậm chí "đang tỵ nạn ở Nhật", nhất là sau khi có ám chỉ rằng ông và chị gái, cựu đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, có liên quan tới trang mạng Quan Làm Báo, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một chỉ thị gọi là bị cho là "phản động" và là " thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".
Hôm thứ Năm 18/10, ông Đặng Thành Tâm nói với BBC: "Tôi vẫn làm việc bình thường, vẫn tham gia các chương trình công cũng như tư và vẫn đi lại như thường lệ để làm công việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..."
"Có điều, thời gian qua vì vòng xoáy chính trị ở Việt Nam, áp lực rất lớn mà tôi cũng chỉ là con người nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe."
Ông khẳng định: "Hoàn toàn không có việc tôi tỵ nạn chính trị ở Nhật Bản".
Tuy nhiên, ông Đặng Thành Tâm, đại biểu Quốc hội khóa XIII, không nói ông sẽ có mặt tại kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc hôm 22/10 tới không. Ông chỉ nói có một số ý kiến đóng góp cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 'có thể hỏi ở Quốc hội'.
'Không có đơn kêu cứu thứ hai'
Ông Tâm cũng lên tiếng bác bỏ văn bản được cho là Đơn kêu cứu thứ hai của ông gửi lên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trung ương Đảng và Quốc hội.
Một số trang mạng không chính thống vừa đăng bản scan thư kêu cứu dài 22 trang, đề ngày 13/10/2012, có kèm chữ ký và con dấu được nói là của ông.
Ông Đặng Thành Tâm
- Tham gia đoàn của Chủ tịch Trương Tấn Sang dự Diễn đàn Apec tại Vladivostok, Nga, từ ngày 6/9.
- Từ đó không thấy xuất hiện trước công chúng.
- Gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Bộ Chính trị và Quốc hội hôm 8/9 về việc nhân viên bị bắt ở Hà Nội
- Không có mặt trong cuộc gặp gỡ doanh nhân tiêu biểu nhân Ngày doanh nhân Việt Nam hôm 13/10
Văn bản này, theo một số website, là do một 'nhân viên giấu tên' của tập đoàn SGI mà ông Đặng Thành Tâm làm chủ, tung ra vì "bất bình trước việc chèn ép nhân viên, nợ lương, thói đạo đức giả và các hành động tráo trở của Đặng Thành Tâm".
Nhân viên giấu tên này nói từ Mỹ, ông Tâm đã chỉ đạo nhân viên gửi cho "trên 600 người trong Quốc hội, Trung ương và Bộ Chính trị".
'Thư kêu cứu thứ hai' này chứa đựng nhiều thông tin chấn động về nội tình lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, nhất là can thiệp của thống độc Ngân hàng Nhà nước với hai ngân hàng thương mại Phương Tây và Navibank, mà ông Tâm có liên quan.
Về phía mình, ông Đặng Thành Tâm khẳng định: "Ngoài đơn cầu cứu khẩn cấp [gửi ngày 8/9/2012] về việc cán bộ của tôi [ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội] bị bắt, tôi không hề có văn bản nào khác cả.
"Thông tin về thư kêu cứu thứ hai này khiến tôi hết sức bất ngờ."
"Tôi cũng định gửi thư tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để đóng góp ý kiến, nhưng chắc có thể hỏi Thống đốc ở Quốc hội được mà."
Cần công khai minh bạch
Vị đại biểu Quốc hội, một trong những người giàu nhất Việt Nam, cũng bình luận về Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 vừa bế mạc hôm thứ Hai 15/10, trong đó kết luận là không kỷ luật ai:
"Có thể là do lo ngại về giặc ngoại xâm, nên Đảng Cộng sản VN đã chọn con đường hòa hợp để kêu gọi sự đoàn kết nhất trí, một mặt tập trung phát triển kinh tế, hòa giải những bất đồng, mặt khác tăng cường đối ngoại để bảo vệ độc lập chủ quyền."
"Tôi vẫn làm việc bình thường, vẫn tham gia các chương trình công cũng như tư và vẫn đi lại như thường lệ để làm công việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..."
Ông Đặng Thành Tâm
Tuy nhiên, theo ông, đã không có một sự công khai minh bạch cần thiết: "Về phê bình và tự phê bình thì không rõ Trung ương Đảng đã phê và tự phê như thế nào vi ̀không công khai minh bạch nên người dân cũng không rõ".
"Toàn dân cho rằng cần tiếp tục thực hiện phê và tự phê thường xuyên liên tục, thì mới có tác dụng ngăn ngừa tiêu cực và phòng bệnh hơn chữa bệnh."
Ông Đặng Thành Tâm nói do là đại biểu Quốc hội nên ông nhận được nhiều ý kiến từ quần chúng nhân dân.
"Nhân dân không hài lòng, đặc biệt là các cụ lão thành, hưu trí... họ cho rằng nguyên nhân của các sự yếu kém chủ yếu xuất phát từ hoạch định chiến lược, thiếu sự minh bạch và giám sát mà ở đây có vai trò của cả Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tiếp đến bộ máy điều hành cũng còn nhiều bất cập."
"Đặc biệt là thiếu sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội."
Kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc ngày 22/10 và họp
+ nhận xét + 1 nhận xét
“Đọc bài này xong có mấy câu hỏi thắc mắc hoài không biết hỏi ai, gọi ông Tâm thì không được, gọi SGI thì lại bảo gọi trực tiếp cho ông Tâm nên đưa lên đây nhờ Bồ Câu Đen chuyển dùm:
1. Ông Tâm khẳng định không gửi đơn cầu cứu thứ hai. Nhưng nội dung thư có phản ánh thực tế của ông vào lúc này không, khi mà ông đã gửi đơn cầu cứu lần thứ nhất nội dung tương tự nhưng không có kết quả nên sau đó phải trốn mất đến nay??? Ai biết ông Tâm đọc là nhận ra ngay thôi, ai có thể có được những thông tin này, chối thì có ít gì? Định đổ cho các nhân viên tự ý làm sao? Tội cho họ lắm! Kiểu này làm 02 người vào vòng lao lý rồi đó. Dừng lại chưa?
2. Con dấu thật, chữ ký tươi rói, 600 phong bì, mỗi cái chứa 30 trang tài liệu chứ đâu phải cây kim đâu mà muốn giấu vào đâu là giấu? Những đơn đã gửi đi không lẽ alo để lấy về?
3. Nhóm nhân viên ở VN làm cái này, chưa kể người đã tố cáo và công bố bản scan có che dấu hết được không? Tay thì làm sao che hết trời?
4. ĐBQH gì mà tháng 9 không đi tiếp xúc cử tri? Theo đoàn APEC không thấy về? Vắng buổi doanh nhân tiêu biểu 13/10 vừa qua tại Phủ chủ tịch?
5. 22/10 này có về họp QH được không mà nói như đúng rồi trên BBC?”
Đăng nhận xét