Gần 90 triệu dân Việt Nam thì những người sử dụng
Internet được coi là những công dân tiên tiến nhất. Trong đó, những blogger bày
tỏ các ưu tư về thời cuộc hay trình bày các phản biện của mình về vấn đề chính
trị, kinh tế chiếm được nhiều quan tâm hơn cả.
Nhưng đáng tiếc, quá nhiều người đã rơi vào trạng thái
cực tả hoặc cực hữu.
Bài viết liên quan:
Không chủ động trong tư duy
Ngô Bảo Châu: Chỉ những con cừu mới đi theo lề |
Hơn 60 năm qua, bức tường tư duy được dựng lên bền
chặt đến nỗi nhiều blogger đã không không thoát khỏi nỗi e sợ “bị loại ra
khỏi nhóm”. Sự chủ động trong tư duy bị thủ tiêu; chúng ta dẫm bước
theo các lề mà không biết lối đi nào thực sự dành cho
mình.
Ngô Bảo Châu có một câu rất hay: “chỉ những con cừu
mới đi theo lề” là để chỉ hiện tượng này. Và chính Ngô Bảo Châu với tư
cách là một blogger đã bị những người cực hữu công kích mãnh liệt đến độ phải
đóng blog trong một thời gian.
Dù rằng vị giáo sư toán học này đã viết những ngôn từ
có cánh và cả nặng ngàn cân dành cho Cù Huy Hà Vũ hay nền hành pháp – tư pháp
Việt Nam .
Lấy ví dụ từ việc Ecopark Văn Giang, người ta cứ mải
miết hoặc bênh vực người nông dân giữ đất, hoặc công kích mãnh liệt chính quyền
tỉnh Hưng Yên khi cho cảnh sát cơ động trấn áp nông dân.
Nhưng chính quyền một tỉnh thật khó điều động mấy ngàn
cảnh sát (bao gồm cả trung đoàn cảnh sát cơ động) điều đó lại không mấy ai nhìn
ra. Vô hình chung, chính quyền Hưng Yên thành con dê tế thần dư luận.
Nhiều nhóm blogger ủng hộ Đảng (hoặc có thể nói đây là
nhóm blogger thân Đảng) đối nghịch với đó là những blogger bất đồng chính kiến.
Có vẻ những người bất đồng chính kiến chiếm ưu thế (được nhiều người quan tâm
hơn) so với các blogger thân Đảng.
Cực tả
Trấn áp ở Văn Giang |
Nhóm thân Đảng đưa ra những lập luận tranh đấu đến
cùng để bảo vệ các giá trị của Pháp luật mà chính thể hiện thời đưa ra. Vụ Ecopark
Văn giang nổ ra, nhiều người đã kịch liệt công kích những blog đồng hành cùng
với dân Văn Giang, thậm chí công kích người nông dân.
Lý luận của họ không phải là không đúng, thậm chí là
quá đúng nếu nhìn trên góc độ pháp luật của Nhà nước Việt Nam hiện thời. Nhưng
tính “sai” của pháp luật lại không ai bàn đến.
Luật đất đai Việt Nam khẳng định đất đai là sở hữu
của toàn dân và do nhà nước quản lý. Bản thân điều đó đã cho phép Nhà nước có
thể tước đoạt đất của người dân (những mảnh ruộng gắn chặt với tình cảm, tâm
tính, văn hóa của người nông dân) bất cứ lúc nào.
Một khía cạnh khác là “làng – yếu tố ngàn năm bất dịch”
đã không được trọng thị trong đời sống hiện đại. Làng bị xóa sổ bởi các dự án
công nghiệp hoặc thương mại dịch vụ, làng hi sinh quá nhiều và gần như là vô
điều kiện cho Công nghiệp hóa. Tất cả những cái đó không mấy ai nhìn thấy!
Và đương nhiên nếu tiếp tục cưỡng đoạt đất của
làng, nếu không trọng thị và không lắng nghe ý kiến từ làng xã, tất
yếu sẽ còn nhiều vụ Văn Giang. Thậm chí đó còn là bom kích nổ chờ ngày đánh đổ
thể chế!
Mải miết bảo vệ thể chế, những blogger được coi là
thân Đảng lại chính là những người góp phần khiến hình ảnh ĐCS trở nên xấu xí
và độc tài hơn, nhìn một cách khắc nghiệt thì họ đang góp phần đào mồ
chôn chế độ.
Cực hữu
Ông Trương Tấn Sang gặp ông Hồ Cầm Đào Sự việc đã dấy lên nhiều chỉ trích trên Dân làm báo |
Ở phía bên kia, những blog bất đồng quan điểm tỏ ra
quá cực đoan. Nhiều người (hình như) nghĩ rằng cứ thóa mạng ĐCS càng nhiều thì
càng chứng tỏ mình yêu nước.
Dân làm báo (DLB) là một ví dụ như thế. Ở blog này ĐCS bị thóa mạ đủ
điều mà đôi khi người ta chẳng cần bất cứ một lý lẽ nào (hợp lý), đương nhiên
cũng chẳng cần chứng cớ.
Chỉ một việc Trương Tấn Sang bắt tay Hồ Cầm Đào ở APEC
2012 nhưng cũng đủ để DLB đăng những bài công kích, mai mỉa Trương Tấn Sang bán
nước, “cõng rắn cắn gà nhà”, “có tư tưởng khác lạ”. Và nhiều comment tập trung vào việc thóa mạ ĐCS VN, thay vì tìm ra lý đúng sai của bài viết.
Một trong những blog khá nổi danh là Anh Ba Sàm. Trang
này là một trong những trang điểm tin hàng đầu tại Việt Nam , nơi tập
hợp rất nhiều những cồng sĩ được coi là “bất đồng chính kiến”. Nhưng tại đây phổ
biến tâm lý đi theo lề.
Ba Sàm cho phép đăng những thông tin phản biện, đồng
thời tỏ ra là người khá nhã nhặn khi chấp nhận những cồng măng quá dị biệt
nhưng những “cồng sỹ” ở đây lại không có được tâm thế như vậy.
Chỉ dựa vào câu nói: Quân đôi hai nước
cam kết không sử dụng vũ lực trên biển Đông, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã bị quy
kết thành kẻ bán nước. Lập luận đưa ra rất hồ đồ rằng: Tàu xâm phạm lãnh hải
Việt Nam ,
không cho Hải quân ra đuổi, cảnh sát biển thì không đủ lực, như vậy rõ ràng là
bán nước, bán đảo.
Họ hoàn toàn không quan tâm đến các yếu tố tình thế
Việt Nam – Trung Quốc hiện thời, pháp luật, công ước quốc tế về biển, hay việc
giải quyết những sự vụ dân sự (hoặc đội lốt dân sự).
Không một ai tranh biện nếu không muốn nói là người ta
lại hùa vào những comment như vậy. Họ sẵn sàng thóa mạ kẻ bất đồng với mình là Hán Gian,
Đĩ, Hủi, thậm chí dùng những ngôn từ như kiểu: Để vợ con cho nó xơi... Họ sợ hãi
trước những comment khác biệt đễn nỗi quy kết là: tung hỏa mù, ru ngủ
dư luận, có âm mưu thâm độc, hoặc làm việc cho ban tư tưởng văn hóa, an ninh mạng…
Những kiến thức sơ đẳng về dân chủ về đa nguyên đã bị những cồng sĩ này phủ định. Trong khi đó kiến thức về lịch sử, văn hóa,
thậm chí cả cái nhìn về quan hệ quốc tế ở họ lại rất hạn chế.
Sự thui chột về khả năng tư duy độc lập, bắt đầu từ
những điều như vậy.
Cần lấp lỗ
hổng kiến thức nền
Nhiều người
chỉ mang trong mình tư tưởng (tham vọng) đánh đổ thể chế hiện giờ (có thể vì thù hận, vì
cảm tính hoặc vì những lý do khác) thay vì yêu và hiểu thế nào là dân chủ - thế
nào là đa nguyên thực sự.
Cũng có người nghĩ, trang Ba Sàm có "cò mồi" chuyên kích động, thăm giò phản ứng của dư luận để tiện đường cho chính quyền hành xử. Nếu Nhà cầm
quyền sử dụng "cò mồi" để đánh bẫy công dân thì đó là một hạ sách
thậm chí là biện pháp đáng xấu hổ.
Đánh đổ
hoặc kêu gọi đánh đổ chế độ Cộng Sản không đồng nghĩa với việc xây dựng một xã
hội dân chủ. Francisco Franco xứ Tây Ban Nha từng chống Cộng không khoan
nhượng nhưng lại là một độc tài bậc nhất ở Châu Âu thời sau Thế chiến II -
1975.
Sự hận thù,
những mặc cảm cá nhân, sự bất mãn và tâm lý e sợ bị loại ra khỏi nhóm lại càng khó tạo nên một xã hội Đa Nguyên.
Ba Sàm hoạt
động được 5 năm, Dân Làm báo và nhiều blog khác tôi không rõ là hoạt động được
bao nhiêu năm. Nhưng cho đến bây giờ cái cần thiết nhất chính là trang bị cho
người dân (người đọc) những kiến thức căn bản về quyền con người, về dân chủ về sự cần
thiết phải đạt tới một xã hội dân chủ - dân sự thì chưa trang nào làm được.
Dân chủ chỉ
thực sự hiện hữu khi người ta yêu, hiểu và khát khao hít thở bầu không khí Dân
chủ. Không thể hái quả ở trên cao khi đứng trên một cái thang đã mục ruỗng.
Xem ra đường
đến dân chủ ở Việt Nam còn đầy nhọc
nhằn, rối rắm bởi những công dân tiên tiến nhất của Việt Nam vẫn còn lạc hậu - Mafiovi -
Tường tư duy còn phủ bóng.
+ nhận xét + 2 nhận xét
Bài viết đúng và đủ. ví dụ :
- Đánh Hoàng sa năm 74 là đánh nguỵ và giải thích tại thời điểm là giúp mình. Sau 75 muốn lấy lại nên đàm phán dần;
- Đánh Trường sa (bãi Gạc ma) năm 88 là do mình đưa Hải quân lên trước, tức là : Đã không giữ nguyên hiện trạng để đàm phán ( xin lưu ý mình là Quốc gia nhỏ ...)
- Và các ví dụ khác.
Thật, anh đéo hiểu con Ngọc cái giề?
Tuy nhiên vụ China tỉnh mất Hoàng Sa, bỏn con Lừa cũng đau bỏ mẹ, chỉ có điều lực bất tòng tâm. Đéo làm giề được, đành chịu thui.
Chả thế mà vưa múc xong anh Thiệu, bắt sống anh Minh, 3 Duẩn đã sang công cán Bắc Kinh nói thẳng toẹt mẹ: China à, mài lớn xớn ông cũng múc luôn.
Về sau 3 Duẩn bẩu ghi vầu Hiến pháp thế nài: Trung Quốc là kẻ thù triền kiếp của An Nam. Mặc dù con Lừa nầu cũng tâm niệm điều đó dưng he he để ghi vào Hiến Pháp thì 3 Duẩn rất sắt và máu he he!!
Còn vụ Trường Sa chi bộ tự gúc đê. China luôn luôn có cái bài biến không thành có, nó tôn vinh quyền thuật, trí trá.
Đăng nhận xét