Nếu Hoa Kỳ nhượng Đông Dương cho Trung Quốc?

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 20121nhận xét

Thân phận một nước nghèo yếu (mà đúng ra là nhược tiểu luôn có nguy cơ bị cường quốc mặc cả, mua bán. Quá lo ngại việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh dành ảnh hưởng, thậm chí là phát động chiến tranh nhằm vào nhau, đe dọa trực tiếp tới Úc Châu, Hungh White đã đề cập giải pháp “xử Hòa” theo đó Hoa Kỳ nên nhượng 3 nước Đông Dương cho Trung Quốc.
Liệt cường trao đổi trên đất Việt Nam
Trong suốt thời cận hiện đại, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc mua bán, đổi chác của liệt cường trên chính dải đất chữ S này. Thời Cận đại, khi Trung Quốc (Thanh triều) và Pháp Quốc đụng nhau trên chiến trường Bắc Kỳ, người ta đã nghe tới giải pháp: Phân chia Bắc Kỳ thành hai phần, theo đó Trung Quốc sẽ lấy Bắc Kỳ mỏ còn người Pháp thôn tính Bắc Kỳ gạo.
Rất may mắn cho Việt Nam cả khi đấy và tương lai trăm năm sau này, người Pháp đã không nỡ chối bỏ miếng bánh to là toàn Bắc Kỳ.
Từ Giơ - ne – vơ cho chí Thượng Hải lần lượt VN DCCH rồi VNCH bị đem ra trao đổi.
Trong vòng xoáy China
Biển Đông đã nổi sóng gió từ gần bốn chục năm nay và càng ngày càng xuất hiện nhiều những cuộc đua thể lực. Trên những hiện tượng mà người ta có thể thấy thì có vẻ như Việt Nam đang phải chịu khuất trước con Rồng Trung Hoa.
Dư luận nhiều người bày tỏ quan ngại về việc Chính phủ cộng sản bán đứng biển đảo, thậm chí cả đất liền cho Trung Quốc để đổi lấy quan hệ hữu hảo bốn tốt mười sáu chữ vàng.
Dù nếu những điều đó là hiện thực thì China vẫn không ngừng gia tăng sức ép đồng thời thiết lập nên cái sợi thòng lọng quanh Việt Nam.
Gần đây, China đã chơi một nhát giao với Việt Nam và Phi lộc tân khi Cam Bu Chia nắm giữ chức Chủ tịch ASEAn, người Tầu cũng đã tràn lấp Thượng Lào, một phần tới Trung Lào. Lệnh cấm đánh bắt cá được người Trung Quốc đơn phương ban bố, tàu Hải giám, Ngư chính của nước này vần vũ trên biển Đông, mặc quyền bắt giữ, đánh đập ngư dân Việt Nam.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Việt Nam phải gồng mình chống đỡ. Một loạt doanh nghiệp được ném sang Lào đầu tư, theo kiểu năm ăn năm thua. Một số cảng biển ở miền Trung được khai mở, Cảng Việt Lào (Vũng Áng – Hà Tĩnh) hình thành. Việt Nam quyết giữ lại Trung và Hạ Lào nhằm bảo đảm chiều sâu phòng thủ của mình.
Đường Hoàng Sa - Trường Sa:
Tuyến đường ven biển dài nhất Đà Nẵng
Hiện giờ đã hình thành các tuyến đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ ven biển đang được nối liền (gấp rút thi công kể cả khi kinh tế be bét, xiết chặn đầu tư công), Đường vành đai biên giới cũng đang được hình thành.
Trên giải đất miền Trung đã có bốn tuyến đường, hình thành bốn tuyến phòng thủ, tiếp cứu và hỗ trợ lẫn nhau khi có chiến sự. Mới đây một loạt các xã vùng núi của Nghệ An tập trận (Thường niên).
Một loạt các hợp đồng vũ khí được Việt Nam ký kêt với Nga nhằm hiện đại hóa Hải Quân và gia tăng khả năng răn đe trên biển.
Tuy nhiên gần đấy là chưa đủ.  Mọi việc sẽ diễn tiến thế nào nếu Hoa Kỳ theo phương án “xử hòa” nói trên? Hoặc Hoa Kỳ sẽ nói sao với lời đề nghị xử Hòa?
Tạm biên cơ sở thế đã! Đèo mẹ, đau hết cả sủ gồi!! Chi bộ có giề cứ thảo luận, anh sẽ chỉ đạo sau he he!!

Trả nhời câu hỏi Hoa Kỳ liệu có nhường Đông Dương cho China hay không, thì phải xem xét tới vị thế chiến lược của Đông Dương với tham vọng bá chủ hoàn cầu của China.

Tóm lại là đéo có chiện đó - Không ai lại đi nối giáo cho giặc cả. Huống hồ Thế giới này not có thích China phân đôi Thế giới với Mẽo. Thế giới chưa từng tin China sẽ đem lại hạnh phúc cho mềnh!

Nuốt Đông Dương gồi thì Mã, In, Sing, Thái lần lượt bị China đe dọa, Úc Châu càng thêm chênh vênh. Đéo ai thích làm tiền đồn và ai cũng rõ chả bâu giờ là đủ cho China

Đông Dương - Biển Đông tới đơi dăm mười thậm chí lâu hơn nữa vưỡn là canh bạc trường kỳ nơi các thế lực trong và ngoài khu vực vùi đầu vầu cuộc đua thể lực.

Như thế nguy hiểm quá!!
Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 14:20 21 tháng 9, 2012

Nghe nhời con Thiên Lý anh chại sang nhà Hiệu Minh, gớm bên bển, chi bộ chửi anh ròng ra, náo nhiệt gất!!
Thời buổi khốn khó, kiếm tiếng cười hông dễ phỏng ạ?

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo