BBCvietnam: Việt Nam 'bủa lưới' Trung Quốc

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 20124nhận xét


Mặc dù xứ Lừa lông lỗ, bán khai trong chiến lược hải dương, nhưng quan hệ đối ngoại mà Lừa sử dụng để bảo vệ quyền lợi hải dương của mình thì he he anh hoàn toàn biểu dương. 
Mỗi lần bị China công kiên, Lừa thường tỏ ra rất nhã nhặn, điều này khiến cho một số con lõ đít trong nước cứ rộn cả lên, đòi bạch hóa hết cái nọ đến cái chai, chửi rủa Bê bán nước cầu thân với China. 
Nhưng thực tế, Lừa đã bọc nhung ngoài tường thành của mình. 
Không đủ cớ và cũng không dại gì khi tấn công Lừa quốc, China đã chĩa mũi nhọn vào Philippin biến đảo quốc này làm nơi thử lửa dư luận. Trong khi đó Lừa giăng thêm được các mắt lưới cần thiết, chủ động trong bước đi chiến thuật của mình. 
Sau mỗi diễn đàn an ninh đối thoại Shangri - la, Lừa lại tự tin hơn và thế phòng thủ chiến lược trên biển vững hơn. 
Thế đấy bọn chi bộ lõ đít của anh ạ, yêu nước đéo phải là cảm tính, là tinh thần vác Aka ra Trường Sa bắn đùm tàu chiến China mà xong

Dưới đây anh dẫn ý kiến của William Choong:  Việt Nam 'bủa lưới' Trung Quốc (Bài viết được đăng trên bbc vietnam) như một minh chứng cho những nhận định của mềnh.
Bản đồ mô tả vùng Trung Quốc gọi thầu trên Biển Đông
TQ và Việt Nam đang tiếp tục căng thẳng vì Biển Đông
Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, "The China Choice: Why America Should Share Power" - "Lựa chọn Trung Quốc - Tại sao Hoa Kỳ Phải Chia sẻ Quyền lực", vị giáo sư Australia cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chia nhau Châu Á nhằm giữ hòa bình trong khu vực.
Một vấn đề cụ thể là Hoa Kỳ phải nhường Đông Dương cho Trung Quốc, vị cựu quan chức quốc phòng nói thêm.
Gợi ý này đã làm cả vùng tức hộc máu, nhất là Việt Nam, nước có lịch sử sóng gió với Trung Quốc.
Nhưng nếu người ta có cái nhìn thực tế khách quan thì chuyện Việt Nam bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc không có gì là đáng ngạc nhiên.
Dù sao thì Trung Quốc cũng đã bốn lần thống trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ thứ mười lăm.
Vào cuối thập niên 1960 trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã đổ viện trợ kinh tế và quân sự vào Bắc Việt Nam khi nước này đang chống lại Hoa Kỳ khiến cả hai bên coi quan hệ giữa họ như "môi với răng".
Nhưng bất chấp điều này, "môi với răng" đã trở thành chứng viêm lợi và sâu răng trầm trọng.
Hồi năm 1971, sự tiếp cận Washington của Bắc Kinh là màn dạo đầu cho xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 1979.
Trong năm 1988, hai nước đã giao tranh tại đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Máu nóng vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh chấp lãnh hải tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ Trung-Việt ngày nay đầy phức tạp.

Không 'ăn phân Tàu'

Theo lời Tiến sỹ Tim Huxley, giám đốc phụ trách Châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London, Việt Nam đã có 1000 năm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc cũng giống như "bắt đầu một cuộc chiến".
Cựu nhà báo của Hãng Thông tấn Pháp, ông Robert Templer, trong cuốn sách ra năm 1999 "Bóng Và Gió", cũng nghĩ như vậy khi nói rằng "điểm nhấn chủ đạo" trong lịch sử chính thức của Việt Nam luôn là sự kháng cự Trung Quốc.
Ông [Templer] đưa ra ví dụ về ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo thân Trung Quốc và từng có nhiều kỳ nghỉ ở Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu tình huống nào tốt hơn, nằm dưới sự cai quản của quân đội Quốc dân Tưởng Giới Thạch hay sự quay trở lại của Pháp, câu trả lời có tiếng của ông Hồ là ông "thà ngửi chút phân Pháp trong vài năm còn hơn phải ăn phân Tàu trong ngàn năm tới".
"[Tôi] thà ngửi chút phân Pháp trong vài năm còn hơn phải ăn phân Tàu trong ngàn năm tới."
Hồ Chí Minh
Đối mặt với mối đe dọa hiển hiện từ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng không thiếu các sáng kiến địa chính trị.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, Việt Nam đã áp dụng chiến lược ngoại giao phổ biến là nhập cuộc nhưng "không chọn" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội làm ra vẻ có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991, cả hai bên đã có những cơ chế vững chắc để xử lý quan hệ với hơn 100 đoàn thăm viếng lẫn nhău mỗi năm.
Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam cũng cố gắng hàn gắn và xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ [và coi đó] như bảo hiểm chiến lược trước Trung Quốc.
Họ cho các tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng.
Trong tháng Sáu, Việt Nam đã đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu tầm cao mới của quan hệ.
Nhưng tiếp cận cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có giới hạn của nó.
Dù sao thì Việt Nam cũng có sự ngờ vực thâm sâu đối với Trung Quốc từ lịch sử ngàn năm và với Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam đau thương.
Đây là điểm mà mảng thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được áp dụng - bủa lưới.
Bằng cách trói Trung Quốc vào mạng lưới các tổ chức khu vực - chẳng hạn Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Vùng Asean - Việt Nam hy vọng những luật lệ của những thực thể như thế sẽ trói gã khổng lồ Gulliver Trung Quốc bằng những sợi dây của các chú tí hon Liliput.

'Tức phát điên'

Bủa lưới không phải là điều gì mới mẻ.
Khi viết bài cho báo Business Times [của Singapore] hồi năm 1992, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hồng Thạch nói quan hệ Trung - Việt phải được kết nối với "mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn".
Hồi năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm Trung Quốc tức phát điên khi tuyên bố tại Diễn đàn Vùng Asean ở Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng vai trò trong đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton một phần được sự trợ giúp của Hà Nội, nước chủ tịch Asean trong năm đó.
Kéo Trung Quốc vào các đàm phán đa phương sẽ tăng vị thế của các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines.
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì
Trung Quốc đã gây ảnh hưởng với Campuchia để không đưa Biển Đông vào thông cáo của Asean
Tại cuộc gặp của Asean mới đây ở Phnom Penh, Việt Nam đã [phải] nếm vị thuốc chính họ [kê đơn].
Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ đối với Campuchia - nước chủ tịch Asean - để ngưng công bố thông cáo trong đó có đề cập tới Biển Nam Trung Hoa.
Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao cho Trung Quốc. Nhưng chiến thắng này cũng làm tăng lo ngại trong khu vực về tham vọng đầy tự phụ của Trung Quốc và ngoại trưởng nước này đã phải có chuyến thăm nhanh chóng trong vùng nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chiến lược hỗn hợp

Về lâu dài, chiến lược hỗn hợp tiếp cận và bủa lưới sẽ mang lại kết quả.
Nhưng chiến lược hỗn hợp chỉ tồn tại khi Hà Nội không phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington.
Những căng thẳng gần đây ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy Việt Nam có thể sẽ phải sớm có lựa chọn.
"Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc."
Philippines, nước đã có căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, rõ ràng đang trục lợi từ liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc.
Giáo sư White cũng nhắc tới điểm này trong cuốn sách mới của ông. Trong một kịch bản, Việt Nam và Trung Quốc giao chiến trong một sự cố khác trên Biển Nam Trung Hoa và Hà Nội đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp.
Điều này khiến căng thẳng tăng nhanh và tạo rủi ro có chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu họ lại giao chiến với Bắc Kinh tại Biển Nam Trung Hoa.
Họ sẽ thấy mình bị kẹt trong thế bất khả thắng - nhờ tới Hoa Kỳ và tạo rủi ro căng thẳng leo thao, hay chịu thua Trung Quốc và có nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của nước này - một lần nữa.
Bài viết nguyên văn của tác giả William Choong, tựa đề do BBC đặt.

Share this article :

+ nhận xét + 4 nhận xét

NôngDân
lúc 19:15 2 tháng 9, 2012

+ Đỉnh cao trí tuệ nhà lừa chỉ “ làm ra vẻ có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh.”, cộng thêm những chính sách 'bủa lưới' Trung Quốc cực kỳ mềm mỏng như:
- Hàng năm có tới hơn 100 đoàn hai nước thăm viếng lẫn nhau.
- Tạo điều kiện để Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất, hàng năm xuất siêu sang Việt Nam tới hơn 10 tỷ USD.
- Hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia (đường, điện, khai khoáng ) đều tạo điều kiện cho nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.
- Vì có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh nên mới cho họ thuê tới 50 năm ( gần hai thế hệ ) vài trăm nghìn Ha rừng đầu nguồn và cho hàng chụng nghìn người Trung Quốc sang làm công nhân, Thuê Trung quốc đưa người vào Tây Nguyên xây dựng nhà máy chế biến quặng nhôm với tiến độ có thể cũng tới 50 năm mới hoàn thành.
- Tự nguyện gắn thêm một sao vào cờ bạn, luôn luôn nghe theo lời khuyên của bạn, như: không nên “tây hóa “
+ Nếu căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhà Lừa không có gì phải lo tiến thoái lưỡng nan cả! Đơn giản cả bên “bủa lưới” và bên được cho là bị “bủa lưới”, đều đã nằm cùng trong lưới.

Nặc danh
lúc 19:24 3 tháng 9, 2012

Địt mẹ con nông dân chó rách, cứ ngồi xó nhà ấy mà tưởng tượng võ đoán. Tiên sư, làm anh muốn phọt phát dắm. he

lúc 09:29 6 tháng 9, 2012

Đừng nói rằng anh lạc quan tếu, hay thừa óc hài hước.
Anh khá hài lòng với những bạn thân (qua tv) ở Bê về đối sách với China. Chi bộ hãi thử tưởng tượng, xứ Lừa bỗng dưng húng lừu củ tỷ dư Chi bộ vẫn từng ao ước ôm Aka ra đảo bắn đùm tầu China, hoặc giả như Philippin đem chiến hạm, tầu bây ra đuổi.
Bụp một phát như quả Scarborough (Hoàng Nham Đảo)thì sâu?
Đéo oánh trả chi bộ oán thán tiếng kêu điếc hết lỗ nhĩ. Oánh trả thì tất bại, khéo đổ mẹ thể chế, mấy chục niên hòa bình thành đồ tế vong Trường Sa hết mẹ.
Lúc đấy chi bộ ngồi cười được hả? Hay mơ anh hùng với súng Aka rạng ngời?
Bọn lõ đít thường rất ngu, nhưng lại tỏ ra đặc biệt nguy hiểm. Thiệt rất đáng kích động để vầu tù hí hí!!

lúc 11:44 6 tháng 9, 2012

@ Con nặc danh: Với Nông dân, mài hông nên bựa như vầy!!

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo