Tai sao phải tung lên?
Vì vào một ngày đẹp trời nào đó, có cán bộ Đảng và Nhà nước đến nhà yêu cầu bà phải thống kê số người trong gia đình và sau đó cán bộ nhà nước phát cho mỗi người mỗi tờ giấy biên nhận nợ và yêu cầu mỗi người trong gia đình bà ký nhận vào cái giấy biên nhận nợ với tổng số nợ của mỗi người là: 1/ 85 triệu người/ 50 tỷ USD. Cán bộ Đảng nhà nước giải thích, 50 tỷ USD này là số tiền Đảng, Nhà nươc thay mặt nhân dân vay của nước ngoài để phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng của nước nhà. Bà có thắc mắc gì không?
- Dưng mà tôi ở vùng sâu, vùng xa. Điện, đường, trường, trạm chưa có. Chẳng biết các ông làm gì mà vay của người ta lắm thế?
- Chưa nhiều đâu bà ơi. Số tiền vay này vẫn còn an toàn lắm. Tin trên báo Tiền Phong hẳn hoi đây này:
TP - Theo tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 31-12-2011, nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP năm 2011, nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP). Đấy nó vẫn an toàn.
Lại một ngày đẹp trời khác, cán bộ Đảng và Nhà nước lại đến nhà yêu cầu bà thông kê số người trong gia đình và sau đó phát cho mỗi ngươi một tờ giấy biên nhận nợ và yêu cầu bà ký vào tờ giấy biên nhận nợ đó với số tiền nợ là: 1/85triệu người/ 6,5 tỷ USD.
Cán bộ Đảng, Nhà nước giải thích: Đây là số tiền do Đảng, Nhà nước xây dựng các công trình như điện, đường, trường, trạm, nhưng do chưa có kinh nghiệm làm ăn nên chịu cảnh thua lỗ. Vì vậy mỗi công dân lương thiện của nước mình phải chung lưng chia sẻ. Đây bà xem, báo Lao Động đăng hẳn hoi đây này:
"Theo báo cáo này thì 70% tổng số các DNNN làm ăn thua lỗ, riêng năm 2011 lỗ khoảng 6,5 tỉ USD, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước. Mặt khác, các DNNN chủ yếu sử dụng vốn tín dụng, kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất ngân hàng, vì vậy, DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, TCty chiếm 53% số nợ xấu.
Đặc biệt từ năm 2009 đến cuối năm 2011, cung cầu mất cân đối, hàng hoá tồn kho lớn, chậm luân chuyển, gây áp lực lớn làm tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng (tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước thống kê tính đến ngày 31.3.2012 là 8,6% - tương đương 202 nghìn tỉ đồng), làm cản trở sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế năm 2012 và những năm sau, lãng phí các nguồn lực".
Bà có băn khoăn, thắc mắc gì không?
- Dưng mà tôi có làm đâu mà bắt tôi phải chịu nợ cho người ta?
- Thì có ai nói bà làm đâu. Những đơn vị làm ăn phát sinh số nợ này tòan là các doanh nghiệp Nhà nước. Mà doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp của nhân dân. Họ thay mình xây dựng, làm ăn. Lãi thì toàn dân được hưởng, con lỗ thì toàn dân cùng chung lưng gánh nợ. Đảng, Nhà nước đã có kiểm điểm về chuyện này rồi. Đây, báo Chính phủ đã công khai thừa nhận như thế này rồi còn gì:
“Chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Năng lực tư duy, tổ chức triển khai còn hạn chế. Thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của đảng có mặt còn chậm, chưa sát thực tiễn. Hiệu lực, hiệu quả điều hành chưa cao, kinh tế, xã hội còn nhiều mặt yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chưa đạt được mục tiêu đã đề ra là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Một số lãnh đạo tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong xã hội” (nguồn: website chính phủ )
Để cho bà yên tâm, anh cán bộ Đảng, Nhà nước động viên:
- Bà yên trí, " mọi việc đã có Đảng, Nhà nước lo"
Anh cán bộ Đảng và Nhà nước đi rồi, bà già nhìn hai cái giấy biên nhận nợ của riêng bà rồi nhẩm tính, số tiền nợ lên tới 7- 8 triệu đồng. Sơ bộ tính trong gia đình bà, gồm vợ chồng, con cái, dâu rể, cháu chắt… cộng sơ sơ số tiền cũng đã lên tới hơn trăm triệu đồng. Bà tá hóa tam tinh, chấp tay lạy trời lạy Phật làm gì giúy bà có tiền để trả nợ cho Chính phủ.
Lấy ở đâu bây giờ?
Biển Đông một kho của thì Tàu đã chiếm mất; tài nguyên thiên nhiên thì khai thác bòn rút đã cạn kiệt.
Vậy thì " mọi việc đã có Đảng, Nhà nước lo" có thành hiện thực trong chuyện này? Không. Nhất định là không. Tiền Chinh phủ có là từ dân. Chính phủ ăn tiền của dân để đảm nhiệm việc quản lý và điều hành đất nước. Nhưng cái kiểu quản lý và điều hành đất nước như hiện nay đã là điều kiện để tham ô, tham nhũng, lãng phí tràn lan thì đất nước làm sao chuyển mình đi lên đựơc, làm sao mà đời sống nhân dân khấm khá được, để rồi từ đó có tiền trả nợ dần cho ngoại bang, bù dần vào tham ô, tham nhũng, lãng phi.. Cái sự yếu kém này rồi từng người dân mình phải chịu cả. Đảng nào chịu? Nhà nước nào chịu? Cho nên cái giấy biên nợ chẳng phải là chuyện ảo mà nó là chuyện thật 100% và đang vô hình đè nặng trên cổ mỗi người dân Việt Nam từ già cho đến trẻ.
Cho nên nói " mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo", nếu ai tin vào điều đó hẳn có ngày phải tốc váy lên mà kêu trời, kêu Phật mà cũng không thể tránh khỏi phải trả nợ thay cho Chính phủ.
Đăng nhận xét