Tội phạm thôn tính ngân hàng và "xe tôi không dừng không đỗ"

Thứ Tư, 29 tháng 8, 20122nhận xét

Nền kinh tế một quốc gia không phải là trò chơi loggo, nghe tái cơ cấu kinh tế cứ như một vụ Vinashin khổng lồ vậy! Từ năm mươi nghìn đến đấu lý với cảnh sát hay chuyện lòng tin suy giảm?
Tái cơ cấu và tội phạm thôn tính ngân hàng
Dạo đầu năm, Thủ tướng, Chính phủ hoạch định thực hành tái và kêu gọi cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các cơ quan truyền thông bung bài tuyên truyền cho một chương trình kinh tế lớn. 
Khi đó tôi có nói, nền kinh tế một quốc gia không phải là trò chơi loggo, nghe tái cơ cấu kinh tế cứ như vụ Vinashin khổng lộ vậy, quả thực là rất đáng sợ. Trước đấy, từ cuối năm 2010 viễn cảnh về một nền kinh tế ảm đạm trong khoảng 3 năm tiếp theo đã được nhìn thấy.
Chính phủ tái cơ cấu nền kinh tế, kèm đó là tái cấu trúc ngân hàng. Một loạt các ngân hàng nhỏ bị sáp nhập vào các ngân hàng lớn. Một doanh nghiệp chẳng biết tên tuổi từ đâu bỗng chốc thu mua liền một lúc mấy ngân hàng, vươn lên thành một đại gia trong ngành tài chính Việt Nam.
Người dân tin rằng các vị lãnh đạo (những người sống bằng thuế của chính người dân) đang làm hết sức mình để đưa nền kinh tế Việt Nam vượt lên khỏi khủng hoảng (do kinh tế thế giới suy thoái). Người dân tin những ngân hàng đó cần phải được sáp nhập cho nền tài chính quốc gia vững vàng và lành mạnh. 
Nhưng ngày đó có cái lệnh (mà tôi thấy) vô lý: Cấm giao dịch vàng miếng. Lệnh này không những trái với nguyên tắc kinh tế thị trường mà còn xâm phạm vào các quyền tự do của công dân. Cùng với lệnh cấm giao dịch ngoại tệ, lệnh này đã buộc người dân phải tin và trữ tiền Việt nam đồng trong bối cảnh đồng tiền này đang mất giá thảm hại. 
Tức là một kiểu làm nghèo các nguồn lực tài chính của người dân. Nhưng người dân đã buộc phải hi sinh những lợi ích thiết thân của mình với ý nghĩ động viên rằng: nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm vượt qua khủng hoảng. Thực ra là  ở đây không có sự lựa chọn lòng tin. Độc quyền thông tin nên không có cơ hội để phản biện ở khía cạnh này bao gồm cả sự sợ hãi và bàng quan của. xã hội.
Ngay sau vụ bắt bầu Kiên (tức Nguyễn Đức Kiên), Thủ tướng tuyên bố nghiêm trị tội phạm thâu tóm ngân hàng dù đó là ai. Dư luận ngạc nhiên: Ai là tội phạm thâu tóm ngân hàng? Lòng tin độc quyền bị đặt một dấu hỏi to tướng:
Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có liên quan tới loại tội phạm này không? Và trách nhiệm của Thủ tướng đến đâu?
Một doanh nhân, hay một nhóm doanh nhân có đủ năng lực để thâu tóm các ngân hàng, làm lũng đoạn (gây mất ổn định) hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia hay không? Ai và cơ chế nào đã làm nảy sinh và đỡ lưng cho tội phạm thôn tính ngân hàng? Và ai phải chịu trách nhiệm về việc này?
Nếu những chính sách mà ngài Thủ tướng, Chính phủ đưa ra làm nảy sinh, tạo kẽ hở cho loại tội phạm này, khiến hệ thống tài chính quốc gia chao đảo thì ngài và Chính phủ nên kiểm thảo, thậm chí là có một vài vị cần phải từ nhiệm vì danh dự và trách nhiệm của mình. Nếu có kẻ đứng ra bảo kê cho nhóm tội phạm này - "cõng rắn cắn gà nhà", "chọc gậy bánh xe" - thì kẻ đó phải bị nghiêm trị vì tội xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và tài sản công dân. 
Nhưng ở xứ mình ai cũng giỏi thoái thác trách nhiệm. Một vị nguyên Bộ trưởng từng tuyên bố về vụ Vinashin: Tôi không có trách nhiệm gì cả. Phạm Thanh Bình đổ lỗi thua lỗ ở Vinashin là do suy thoái kinh tế thế giới. Ngài Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng tuyên bố một câu xanh rời: Dân trí chưa cao (mà chưa cao nghĩa là thấp, nghĩa là dân ngu dốt). Thủ tướng tuyên bố: Tôi luôn cố gắng học theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đông, ba năm nay chưa kỷ luật một ai.
Trách nhiệm ở ai đây? Ai phải trả giá cho việc làm nảy sinh tội phạm thâu tóm ngân hàng (như lời Thủ tướng nói) và Tái cơ cấu kinh tế kiểu gì khi hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc đang điêu đứng, đi kèm theo đó là công ăn việc làm của hàng triệu lao động? 
Các ngài cứ ra rả (hoặc lảng tránh) đi, nhưng lòng tin của chúng tôi thì ai trả giá, tiền của, mồ hôi công sức của chúng tôi ai trả giá? Đừng nói suông và đừng dối dân. 
50 nghìn và “xe tôi không dừng không đỗ”.
Mười năm trước tôi đi trên đường Hà Nội, vì sơ ý vi phạm luật giao thông. Cảnh sát chặn xe lại, tôi rút 200 nghìn ra nói mình có công vụ bận rộn, anh dùng tạm chẳng phải biên lai gì cả.
Viên trung tá cảnh sát nhìn tôi một hồi rồi bảo: Không phải thế đâu em ạ. Anh thấy xe em đi chỉ cán vạch đường thôi, lỗi nhỏ nhắc nhở rồi thôi. Đừng làm như thế nữa.
Bẩy năm trước tôi lại vi phạm luật giao thông khi vượt đèn đỏ (do bị xe buyt che khuất tầm nhìn), cảnh sát xô ra bắt xe, giựt chìa khóa. Điên tiết lên tôi bảo: Anh làm cái gì vậy, còn chưa chào tôi theo đúng điều lệ.
Đôi co một hồi, cảnh sát bảo: Thôi cho anh em năm mười nghìn, trời nắng quá làm mấy cốc bia. Tôi đưa năm mươi nghìn, anh cảnh sát mời lại điếu thuốc, cũng không có gì mà to chuyện cả.
Và ngày hôm qua một anh tài xế bỗng chốc nổi danh với việc quay lại clip mình cãi lý với cảnh sát và liên tục nhắc đi nhắc lại: Xe tôi không dừng không đỗ. 
Xem kỹ clip mới thấy người tài xế này đã bẫy cả một nhóm cảnh sát trật tự, diễu cợt nhóm thực thi công vụ và người dân thì hả hê với clip này. Người dân đã dùng chính luật để nói chuyện với cảnh sát, đó có thể nói là sự "trả thù" ngọt ngào nhất.
Những điều đó nói lên gì? Nó nói lên rằng niềm tin sự tôn trọng của người dân vào hệ thống công quyền đang suy giảm nghiêm trọng - bao gồm cả niềm tin sự tôn trọng dành cho những người thực hành pháp quyền. Hãy làm một cái gì đó để cứu vớt lại lòng tin này? Tái cơ cấu kinh tế có lẽ nên được bắt đầu từ trục vớt lòng tin, tự sự trọng thị (đừng lừa dối) người dân. Hoặc có hoặc không!!
......
P/s: Mấy ngày hôm nay, mơ hồ thấy một cái gì đó rất xấu, rất tồi tệ. Bao trùm lên đó là sự im lặng chứa đầy bão giông, một sự im lặng đáng sợ. Đéo dám tin há há!!!
- Nghiêm cấm cop - paste bài viết này dưới mọi hình thức.
Share this article :

+ nhận xét + 2 nhận xét

NôngDân
lúc 21:05 29 tháng 8, 2012

+ Năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào hủng hoảng, nền kinh tế nhà Lừa đã bị ảnh hưởng ít nhiều, thấy một số nước thực hiện gói kích cầu có hiệu quả. Quyết không chịu thua bọn tư bản giãy chết , Nhà lừa cũng quyết định áp dụng các gói kích thích kinh tế, do không biết “kích” như thế nào? và “kích” vào đâu?. Nên chủ yếu dùng hỗ trợ lãi suất 4% một năm cho một số “đối tượng” vay vốn và một số biện pháp khác như: giảm 30% thuế thu nhập, thuế VAT doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân… Tính đến hết ngày 31/12/2009, dư nợ hỗ trợ theo gói kích cầu lãi suất của Chính phủ nhà Lừa tới số tiền khổng lồ 385.681 tỷ đồng (gần 20 tỷ USD ). Các hệ lụy của biện pháp này:
- Thứ nhất: Với các quản lý của nhà Lừa với đồng tiền hỗ trợ này sẽ không thể tới các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, mà tạo điều kiện cho các đối tượng “ma giáo” lợi dụng sự ưu đãi này trục lợi. Số vốn khổng lồ này nhanh chóng thổi bùng giá bất động sản, chứng khoán và một loạt các dự án đầu tư theo kiểu “tính cua trong lỗ” đã được triển khai.
- Thứ hai : Nền kinh tế nhà Lừa vẫn như đứa trẻ, lúc này được uống dopinh quá liều, lên gân, lên cốt tưởng như mình sắp thành võ sỹ có hạng, kết quả nội lực bị vung phí một cách vô nghĩa. Các khối u ác tính được hình thành thúc giục cơ thể cuồng ăn, kể cả ăn tạp từ những nguồn đầu tư nước ngoài.
+ Lo sợ khi các gói kích cầu không thực hiện được các kỳ vọng, các khoản đầu tư không hiệu quả, nền kinh tế xuất hiện một loạt bong bóng, nổ vỡ bất cứ lúc nào. Nhà lừa lại ban ra một nghị quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, cắt giảm đầu tư công… Đầu Lừa lại quên rằng nền kinh tế đang phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công và những khoản đầu ấy, tạo ra cơ sở hạ tầng, việc làm (những cái đang rất thiếu ở xã hội nhà lừa)… Trong khi chính sách và định hướng đang bóp chết khu vực kinh tế tư nhân. Khi không hình thành được các doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh để thay thế đầu tư công hiệu quả hơn, nhà lừa rút giảm đầu tư công đã tạo ra nhiều hệ lụy tai hại.
- Thứ nhất: Nguồn tín dụng bị cắt giảm, kéo theo hàng loạt các dự án trở thành treo, nguồn lực đầu tư vào các dự án “treo” nằm chết. Một loạt doanh nghiệp chỉ ăn theo các nguồn đầu tư công sập tiệm, chứng khoán hết thăng hoa, bất động sản vỡ bung kéo theo hàng loạt doanh nghiệp sắt, xi măng, cả bồn cầu, vòi nước nằm bất động…
- Thứ hai: Như đưa trẻ đã mắc nghiện bị cắt thuốc, hạ huyết áp, miệng lôn chôn tháo không hấp thụ được bất kể nguồn tài chính nào. Nguồn thu của nhà Lừa cạn kiệt, bước đi, dáng dứng của nhà Lừa run rẩy, đổ lỗi cho nhau. Niềm tin của người dân sụp đổ, nhà Lừa vạch lá tìm sâu, quyết “phê và tự phê”, nằm cứu vãn tình thế.
+ Hiện nay sai lầm nối tiếp sai lầm, đứng trước một khối nợ công khổng lồ, các quả đấm thép đang tan chảy, sức mua của dân đã cạn kiệt, hàng hóa ứ đọng, các doanh nghiệp ngắc ngoải mất khả năng chi trả, kéo các ngân hàng chết theo…. Trong cơn bí bách, đỉnh cao trí tuệ nhà Lừa chỉ còn biết mở nhiều cuộc hội thảo nhưng vẫn tắc tị, đành đem vài đại gia ra tế thần mong củng cố liềm tin. Các chú bên tuyên giáo lại có việc, chặn bịt thông tin, tô hồng viễn cảnh, để mọi người dân nâng cao ảo tưởng.
Viết thế thôi không Hantimes lại sốc.

lúc 10:15 30 tháng 8, 2012

Thực lòng mà nói cuối năm 2010 Sông đã dự đoán ba năm tiếp theo Kinh tế VN sẽ rơi vào khủng hoảng suy thoái. Đến giờ thì có thể nói, dẫu có những động thái quyết liệt nhất thì nhanh ra ba tới bốn năm nữa Việt Nam mới phục hồi lại được đà và nền tảng kinh tế như trước 2007.
Mấy trăm ngàn doanh nghiệp không phải ngày một ngày hai mà có được. Đó là thành quả của 26 năm đổi mới, là sự trưởng thành của cả một thế hệ. Thế hệ đó mất đi, đòi hỏi thời gian để một thế hệ mới lớn lên.

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo