Diễn biến
hòa bình không đáng sợ
Diễn
biến hòa bình không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là chỉ số lòng tin của người dân
đang suy giảm nghiêm trọng. Cái đáng sợ là chính sự thờ ơ của người dân, thậm
chí là sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận không nhỏ người dân (cái này
là Đảng nói nhá).
Trong chính người dân đã xuất hiện tư tưởng vào Đảng là để hưởng
lợi. Đương nhiên chỉ có vào Đảng mới dễ dàng biên chế, mới thăng quan tiến chức
(trong hệ thống công quyền từ hiệu trưởng, trưởng phòng, trưởng ban ai không
phải là Đảng Viên nói tôi nghe?). Thăng quan tiến chức để làm gì? Nhiều người
nghĩ: Làm quan mà không tham ô, trục lợi là quan ngu.
Cơ
chế làm nảy sinh sâu mọt; tham nhũng (tha hóa, biến chất) thành đương nhiên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng phải than thở: “Một bầy sâu thế này
thì chết dân”. Không chỉ có vậy, "sự tha hóa biến chất trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên" (mà không nhỏ tức là lớn)
đang là tự diễn biến; chính xác thì đó là tự đào mồ chôn mình, thủ tiêu sức
lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu lòng tin của dân.
Chỉnh
đốn Đảng, thực hành nghiêm túc nghị quyết Trung ương IV là vì tồn vong của chế
độ. Dân có tin Đảng mới nắm quyền điều này là đúng ngay cả khi độc quyền lòng
tin đang tồn tại.
Hãy
nhìn thẳng vào chính mình, đừng đổ thừa, ru ngủ và đừng sợ diễn biến hòa bình.
Tại
sao anh cứ bắt tôi phải tin anh?
Nguyễn
Tấn Tuân cho rằng các thế lực thù địch đang mượn chiêu bài chống tham nhũng để “kích động tư chính trị, đa đảng
đối lập, thực hiện xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà
nước và toàn xã hội đã được xác định tại Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992”.
Ông Tuân có từng học triết học Mác – Lê
nin không nhỉ? Mác có nói đại ý: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại những mặt
đối lập, những mặt đối lập này mâu thuẫn với nhau và thúc đẩy sự vật hiện tượng
cùng phát triển.
Không
thể bắt 90 triệu con người Việt Nam cùng chung một tư tưởng tôn vinh Đảng Cộng
Sản, tôn vinh thế chế, càng không thể bắt 7 tỷ con người trên quả địa cầu này
tin rằng Chế độ Cộng Sản là chân lý tất yếu. Con người luôn có tư duy, chính
kiến riêng mình và người ta có quyền được nói lên những điều đó.
Đó chính là mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng thậm chí là trong tư
tưởng mỗi con người. Vậy tại sao anh cứ bắt tôi phải tin vào anh?
Đảng
và Nhà nước từng nhiều lần long trọng tuyên bố: Công nhận và bảo hộ các quyền
tự do ngôn luận của công dân, từng nhiều lần khẳng định: Việt Nam không
có tù nhân lương tâm. Đừng
làm bầu không khí thêm ngột ngạt khó thở. Và đừng sống kiểu một mình một phách:
tao là chân lý còn tất cả chúng mày là phản động.
3.
Lập luận ngụy biện và
"chúng mày đều xấu như tao"
So sánh của Nguyễn Tấn Tuân về các quốc gia đa đảng nhưng tham
nhũng đứng hàng đầu như Afghanistan, Myanma, Somali, Iraq,
Camaroon, Lybi, Nigeria, Senagal, Unganda.. còn Việt Nam, Trung
Quốc, Lào (độc đảng) đang đứng hàng giữa là ngụy biện và thiển cận.
Thiết
nghĩ ông Tuân biết rằng: Người dân Libya đã
làm nên cuộc cách mạng lật đổ chính thể Cadaphi, thiết lập một thể chế dân chủ. Myanmar đang
trong tiến trình dân chủ hóa một cách quyết liệt nhất, Chính phủ quân sự dần
dần nhường chỗ cho một chính phủ dân sự đa nguyên đa đảng. Iraq vừa
đi qua cuộc chiến tranh mà liên quân nhằm vào Hút xen, tình hình đang rất bất
ổn.
Trung Quốc, Đảng Cộng Sản đóng vai trò lãnh đạo nhưng đây không
phải là quốc gia độc Đảng, điều này hẳn ông biết chứ?
Ông
Tuân có theo dõi thời sự không mà phát biểu liều vậy? Báo Quân đội nhân dân có
biết biên tập không mà để xẩy ra những lỗi như vậy? Tệ hơn ông Tuân còn cho rằng: “Nói
đúng hơn, tham nhũng không phải là vấn đề riêng của chế độ một
đảng cầm quyền, cũng không phải là vấn nạn riêng của một quốc gia
nào mà hiện đang trở thành vấn nạn toàn cầu”. Lý luận kiểu gì vậy, hay là ông Tuân bảo: ờ tao xấu nhưng không
phải mình tao nhá, tất cả chúng mày đều xấu như tao?
Hiệu
quả trong chống tham nhũng?
Ông
Tuân có nói Đảng, Nhà nước kiên trì, quyết liệt trong chống tham nhũng nhưng
xin hỏi ông tại sao tham nhũng đang là “quốc nạn” là “nội xâm”, đe dọa trực
tiếp tới lợi ích quốc gia, thậm chí là sự tồn vong của Đảng? Tại sao suốt mấy chục năm ròng cuộc chiến chống tham nhũng vẫn đang ở giai đoạn "quyết liệt", "cam go"? Đó là bởi vì “kiên
quyết”, “kiên trì” nhưng thiếu hiệu quả.
Nhân
dân thì làm sao mà tham nhũng được? Tham nhũng phải ở những người có chức có
quyền, oái oăm thay những người đó lại là Đảng viên. Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn
vong của chế độ là như vậy.
Nhưng
không thể chống tham nhũng khi Đảng đóng cửa bảo nhau còn nhân dân thì chỉ nhận
được thông báo. Không nâng cao phản biện xã hội, không thực
thi nghiêm túc quyền giám sát, bãi miễn của người dân, không tôn trọng sự khác
biệt thì không thể giải quyết được nạn tham nhũng. Chả nhẽ có cuộc chỉnh
đốn lần hai, cuộc Đổi mới lần hai? Sợ rằng thời thế gấp rút chúng ta chẳng có
cơ hội để mà làm như vậy.
Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng cho rằng chỉnh đốn Đảng cần phải mạnh
mẽ hơn, quyết liệt hơn; Chủ tịch nước Trương Tấn San mạnh mẽ lên án những kẻ có
tư tưởng “Cõng rắn cán gà
nhà”, “chọc gậy bánh xe”… và
tha thiết kêu gọi “viết lên
một trang sử mới” là viết
trang sử mới chứ không phải là tô thêm trang sử cũ.
Và tại sao Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ tay Chính phủ lại phải chuyển về trực thuộc Bộ Chính Trị? Phải chăng là tăng tính hiệu quả trong chống tham nhũng? Tình
hình đã trở nên rất nghiêm trọng, rất cấp bách rồi.
Xin
đừng lôi Hồ Chí Minh ra làm bình phong, làm gợi nên những tư tưởng hoài cổ. Vấn
đề bây giờ là nhìn thẳng vào hiện sự thật, đừng hô hào suông! Đừng
sợ phải chia sẻ quyền lực với người dân. Hãy để người dân thực thi quyền làm
chủ của mình đó là chống tham nhũng, chống độc quyền tốt nhất.
Và điều cuối cùng là tôi đang cãi lý với một người cãi cùn như
Nguyễn Tấn Tuân (tên đọc vạy cả quay hàm), mặc dù rất có khẳ năng là ông Tuân biết mình đang cãi cùn. Báo
QĐND thuê tôi viết còn tốt hơn, giá 1 triệu đồng một bài 700 chữ, đương nhiên
tiền nào của ấy!!
+ nhận xét + 6 nhận xét
+ Đây là bài đầy tính xây dựng, tại sao lại cho là "góc vui". Nếu xã hội đang bình thường nó phải được đăng song song với bài “Làm thất bại Chiến lược diễn biến hòa bình” để mọi người cùng tranh luận.
Tranh cãi với một ông như Tuân chỉ xứng đặt vào góc vui, chiện hài, chiện phiếm, không xứng đặt trang trọng đặt vào mục xã luận.
À để hôm nầu post bộ ảnh Quảng Trị cho nhà Nông dân nhế.
Hứa nhiều lần, thất hứa thì cũng thật nhiều lần hí hí!!
Hick, lãnh tụ làm đéo giề mà phải lách kinh thế? À đúng gồi viết lách, viết là phải lách đéo có sai?
Phỏng ạ?
@ Nông dân: Góc vui - Chi tiết rất nhỏ nài mà Nông cũng chú ý đến, tinh phết nhể hí hí!
@ Hục em: Anh đang viết với tinh thần xây dựng, thiết tha yêu Đảng yêu chế độ. Đừng bảo anh phản động nghe mài!!!
+ Không tinh ý một tý, làm sao đọc và hiểu bài của SÔNG HÀN.
"Trung Quốc, Đảng Cộng Sản đóng vai trò lãnh đạo nhưng đây không phải là quốc gia độc Đảng" - là sao vậy?
Mời Sông Hàn và các bạn xem vài số liệu so sánh - Phụ lục cho bài của đầu gối nói trên:
http://tranhung09.blogspot.com/2012/08/tham-nhung-tan-gioi-chu-hong-phai-la.html
Đăng nhận xét