Không lề - Có lề và sự nhiễu loạn thông tin quanh vụ bắt bầu Kiên

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 20120 nhận xét


Mấy ngày nay một ma trận về thông tin được phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ. Cuộc chiến giữa những tin đồn nổ ra, nhưng gay gắt và quyết liệt hơn đó là cuộc chiến giữa tin đồn và tin chính thức.

Tin đồn và blogger hỗn chiến
Khởi đầu chính là Quan làm báo. Blogger này dành hàng tháng trời ra rả chửi bầu Kiên là mafia, là kẻ thao túng ngân hàng, thậm chí nặng nề hơn là kẻ buôn vua. Càng có vẻ âm mưu, càng bí hiểm thì Quan làm báo càng đông người đọc.
Bằng giọng điệu Chí phèo, Quan làm báo tung ra một loạt thông tin hư hư thực thực về những thế lực tài phiệt tại Việt Nam. Mọi sự sẽ dừng lại ở chỗ người ta vào đọc Quan làm báo theo kiểu hiếu kỳ thì đột nhiên blogger này phát pháo: Bầu Kiên bị bắt tạm giam.
Lúc đó dư luận vẫn bán tín bán nghi. Đến ngày hôm sau khi báo chí trong nước đồng loạt đăng tin Cơ quan cảnh sát Điều tra bắt tạm giam doanh nhân Nguyễn Đức Kiên thì người ta mới té ngửa và dành không ít sự khâm phục cho blogger Quan làm báo. 
Vận hành theo thuyết âm mưu, Quan Làm Báo liên tục bung những thông tin vô phương kiểm chứng. Hay là lại phải đợi đến khi báo chí chính thống minh định mới hai năm rõ mười? 
Bỗng nhiên xuất hiện blogger Cầu Nhật Tân. Blogger này gây sốc bởi bài viết Bắt Nguyễn Đức Kiên là một phần của chuyên án bảo vệ chế độ. Thông tin này đưa ra cũng chẳng thể kiểm chứng được đúng sai, nhưng lại được viết một cách rất cẩn trọng và có loggic. Bất giác tôi nghĩ đến một sợi dây liên hệ giữa Cầu Nhật Tân với Quan Làm Báo.
Có hay không sự tung hứng lẫn nhau?
Và trái với sự điềm tĩnh, hóm hỉnh thường lệ, Basam bỗng nhiên lớp chớp khi đưa ra lời bình về bài của Cầu Nhật tân như thế này:
“Ủng hộ “chuyên án” để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cùng “bạn vàng môi răng” dắt tay nhau tiến tới liên bang Trung Cộng XHCN trá hình?
Hay theo ảo vọng một nhà nước tư bản hoang dã độc tài kiểu Ng hậu Sô Viết của Putin?
Hay đấu tranh cho một nhà nước pháp quyền, dân chủ thực sự, của Dân, vì dân?
Các blogger chửi nhâu ọm củ xọe. Một số người thì chửi Quan làm báo là gián điệp Trung Nam Hải, Quan làm báo thì chửi Kamin và một số logger khác là an ninh mạng. Thậm chí trước đây không lâu Kamin còn vào logger của tôi xin lỗi và nói mượn chửi tôi để chửi xéo Ba Sàm.
Thật không biết thực hư thế nào, nhưng chắc chắn internet quá nhiều cạm bẫy, mồi nhử.
Lại có những blogger công kích thẳng Chủ tịch nước Trương Tấn San. Nhưng blogger này có vẻ thiếu nguồn tin hoặc lối văn phong quá nhàm, hoặc do người Việt Nam còn muốn tin vào một ai đó mà blog này không có ấn tượng nhiều trên cộng đồng mạng.
Đúng là chiến tranh mạng, đánh nhâu tùm lum cả lên.
Sự vụ lùm xum, tin đồn loang truyên và cồng măng rất lộn xộn, theo đúng cái kiểu ba vạ chửi lấy được. Chắt lọc trong đống rác đó người ta sẽ phải chú ý đến còm măng của NiceCowboy  trên trang basam mặc dù cũng không biết thực hư thế nào? 
Trái với sự mâu thuẫn quan điểm trong một số vụ scandan liên quan tới doanh nhân trước đây, lần bắt Nguyễn Đức Kiên này dư luận nhìn chung là hả hê, thậm chí sung sướng phấn khích. Tiếp đó dư luận lại đặc biệt quan tâm tới tin đồn CEO của Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, ông Tô Hải bị mời hợp tác điều tra. Không rõ tin đồn xuất hiện từ đâu mà Công ty này nhanh chóng đưa ra lời cải chính và xin lỗi. Dù sao thì doanh nghiệp cũng có trách nhiệm về thông tin hơn là báo giới. Cũng lại có tin đồn, Phó CT tập đoàn Macsan bị bắt, không rõ thực hư thế nào? Chỉ có điều dạo này An Nam âm thịnh dương suy nên tin đồn thường là đúng??
Bi kịch của báo giới
Báo giới đang chứng tỏ mình là một bi kịch quốc gia, một bi kịch của những tư duy lộn xộn, bị xáo động nghiêm trọng. Báo chí đã không thể làm tốt công tác chống lại tin đồn, mà đó toàn là những tin đồn xấu gây hoang mang trong dư luận.
Không những thế, chính họ làm ra một trò cười, có một không hai trên không gian mạng. Trước đây không lâu, Quan làm báo công kích tờ Thanh niên nói rằng báo này ăn tiền để PR cho Bầu Kiên và Trầm Bê. Bầu Kiên bị bắt, Thanh niên giẫy nẩy lên rằng mình chẳng liên quan gì đến hai nhân vật kể trên. Một sự giẫy nẩy rất kỳ quặc!
Báo chí đang cố chạy đua với blogger, nhưng qua một vài vụ big bang truyền thông, báo chí luôn là người thua cuộc. Riêng vụ này, thông tin chính thống đưa ra là mâu thuẫn và non yếu.
Đầu tiên là vụ bắt Nguyễn Đức Kiên, thông tin chính thức đưa ra là: Bầu Kiên bị bắt vì tội cố ý kinh doanh sai ở ba công ty của mình. Nhưng mức phạt cho sự cố ý làm sai này chỉ là 2 năm tù, hoặc nhẹ là mấy chục triệu đồng, không cần thiết đến việc điều động Cảnh sát điều tra Bộ Công An. Thế là tự dưng nội dung thông tin đã mâu thuẫn với nhau và lời đồn lại có dịp loang truyền.

Thông tin về việc bắt ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB được bung lên, rồi lại bị gỡ. Báo chí không phải chịu bất cứ một áp lực gì về bảo đảm sự trung thực của thông tin, mức độ gỡ kỹ đến nỗi không còn bản cache trên google và đương nhiên chẳng một lời xin lỗi. Rồi đến sáng hôm qua thông tin về việc Cơ quan cảnh sát điều tra bắt ông Hải tạm giam bốn tháng được đăng tải.

Thông qua báo chí, ACB khẳng định mình không dính líu gì tới Bầu Kiên, nhiều ông chủ ngân hàng chối Bầu Kiên đây đẩy. Nhưng người đến rút tiền vẫn đông, chỉ số chứng khoán vẫn tụt giảm, chứng tỏ vai trò của Bầu Kiên (dù chỉ là cái danh) vẫn không hề nhỏ.

Đùng một cái báo chí đưa tin Thủ tướng biểu dương Bộ Công An vì thành tích chống tội phạm thôn tính ngân hàng. Nhưng loại tội phạm như vậy chưa được Luật hình sự Việt Nam quy định, còn dân tình thì ngơ ngác chẳng hiểu tại sao lại thế? Hình như là lại “nhanh ẩu đoảng, thật thà hư”?
Bi kịch được đẩy lên tới mức cao trào khi dường như báo chính thống cố gắng chạy đua với blogger nhằm đập tan những tin đồn hoang đường về việc có đấu tranh nội bộ trong ĐCS.

Ngày hôm qua đồng loạt báo chí đưa ra bài phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đức Thiện, Tổng cục trưởng Tổng cục điều tra. Bài báo cho biết: "Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng".
Không phải đương nhiên mà nickname NiceCowboy và blogger Tranhung09 đều đặc biệt chú ý đến trích đoạn này, một giả thuyết được đặt ra: Bộ Công An, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương quyết (thống nhất) bắt Nguyễn Đức Kiên, họ chỉ thông báo tới Thủ tướng và nhận được chỉ thị từ ông này khi quá trình khám xét và bắt bầu đã được tiến hành. 
Nhưng vì sao bắt Bầu Kiên lại phải vọng động đến Thủ tướng? Thông tin như vậy chẳng khác nào hóa mù ra mưa và nguy hiểm là ở chỗ nó thành cơ sở cho những lời đồn thêm phần chắc chắn.  
Người ta không thể không đặt ra câu hỏi Đảng, Nhà nước có khoảng 800 tờ báo các loại hàng năm bỏ ra cỡ cả ngàn tỷ (thậm chí là hơn) tiền từ ngân sách, tiền từ cơ chế để nuôi dương đội ngũ thông tin truyền thông này. Nhưng đụng chuyện, báo chí chỉ làm rối thêm tình hình và toàn thua blog. Vậy là sao???

Có câu: “tĩnh nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc” nghĩa rằng: tâm thân có an lành thì mới sắp đặt công việc ổn thỏa, sắp đặt ổn thỏa rồi mới có thể thành công được. Nhưng sự vụ thế này thì xem ra tâm không “tĩnh”, nên không thể “lự” còn “đắc” hay không phải chờ hạ màn phân giải. Có lẽ những cú xì thông tin sẽ còn được tiếp tục???

Lề phải, lề trái, không lề, blogger, chiến tranh mạng, báo giới, tin đồn

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo