Mỹ thuật Việt Nam thời WTO: “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 201212nhận xét

Đôi lời về Lê Bá Thanh (Vietmythuat).
Mình chơi với Lê Bá Thanh từ hồi còn ở bên yahoo, tính năm tháng cũng được ba hay bốn năm gì đó. Hắn người Thanh Hóa, bản tính cao ngạo, phách lối, ngông cuồng và tự phụ. Tính hắn vội vàng, ham tranh biện, thậm chí nhiều lúc phát bực vì hắn cứ như bố đứa khác vậy.
Hắn nhiều người ghét, ít kẻ quý. Âu cũng là bởi cái thói tính trời cho.
Người như vậy, vẽ tranh e là không hợp, bàn mỹ thuật như tao nhân mặc khách e rằng cũng chẳng thỏa đáng lắm.
Là vậy chăng?
Nhưng với mình, có lẽ chỉ hai tác phẩm nghệ thuật gây cho mình xúc động mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Thứ nhất: Bức tượng người mẹ trong bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức tượng này, một khoảng trống rống, hằn đen đau khổ trong lòng mẹ Việt Nam - Mình dẫn đứa bạn đi thăm bảo tàng, dừng chân trước tượng mà không khỏi cảm thấy ngùi ngùi.
Ấn tượng từ đó đến nay chưa hề phai nhạt. Mỗi lần ngẫm lại, lại thêm bồi hồi, đau đớn.
Thứ hai: Là tranh của Mỹ, chả biết Mỹ đặt tên là gì, mình thì gọi nó là "Nẻo chân lý" - Bức tranh của sự cô độc, chênh vênh nhưng vững chãi. Đường chân lý độc cô và cả vàng vọt. 
Chơi với Mỹ mình hiểu hắn đã dồn mọi nội lực và tâm tính của hắn trong bức tranh như vậy.
Bảo bàn về tranh họa, Mỹ nói không cho - Đường Chân lý và Bụi trần ai.
Mình kẻ phàm tục, được chăng? Mỗi người cảm nhận một kiểu - Là vậy thôi.
Vietmythuat - Lê Bá Thanh, thói tính cao ngạo như vậy, nên chẳng có gì mà không dám, giữa hội thảo Mỹ Thuật 2008, hắn huỵnh toẹt: "Mỹ thuật Việt Nam thời WTO: Tây muôn năm, Tàu muôn năm". 
Bài này sau được Tiền vệ đăng lại.

Được sự cho phép của Lê Bá Thanh (chủ trang Vietmythuat), Hantimes đăng nguyên văn bản tham luận (hình ảnh sưu tầm chỉ mang tính chất minh họa):
Mỹ thuật Việt Nam thời WTO: “Tây muôn năm, Tàu muôn năm” 
Lê Bá Thanh
(Tham luận tại Hội thảo Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật năm 2008)
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=8477
Mỹ thuật Việt Nam — xả thân theo Tây, dấn thân theo Tàu
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là xu thế không thể cưỡng lại. Tất nhiên hội nhập kinh tế cũng gắn liền với hội nhập văn hóa. Tuy nhiên, cùng với xu thế toàn cầu hóa sẽ là xu hướng đa dạng hóa văn hóa. Những gì không bền vững sẽ dễ dàng bị hòa tan và trở nên giống nhau, cái gì yếu thì sẽ bị nuốt chửng và trở nên lai căng, chắp vá rồi dẫn đến sự bắt chước hời hợt và nông nổi. Đó là tính toàn cầu của thời đại hiện nay nhưng những gì là căn cước, là cốt lõi thì sẽ có đà phát triển. Vì phần căn cước, phần cốt lõi đó chính là cái riêng, cái bản sắc, chỉ có cái riêng, cái bản sắc mới tạo nên cái độc đáo cho văn hóa tộc người, cũng như “cái tôi” mới làm nên một con người vậy.
(Hình ảnh chỉ có tính minh họa)
Trong mỹ thuật, từ khi đổi mới đã mở ra cánh của giao lưu rộng mở, các thiết chế cũng như chính sách văn hóa cũng được cởi mở hơn, nghệ sỹ có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi để rồi mỹ thuật của chúng ta đã phát triển ồ ạt, đã để lại nhiều cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển rực rỡ của các trường phái. Quan trọng hơn cả là sự đề cao “cá nhân” trong sáng tác, và thực tế là đã để lại nhiều thành quả. Cùng với sự phát triển đó là một thị trường nghệ thuật đầy bát nháo hình thành theo kiểu chợ trời nhiều hơn sự quy củ, các gallery tấp nập kẻ mua người bán, vẫn trưng bày mọi “món hàng” sặc sỡ, “đa phong cách” và sạch sẽ như siêu thị. Tranh nhái, tranh chép vẫn phát triển mạnh mẽ không thua kém gì những năm trước đây. Đó là mặt nổi, còn sâu xa mà nói thì mỹ thuật đang tỏ ra yếu kém và đã lộ ra nhiều nhược điểm. Có thể nói là không có gì mới, cũng đồng nghĩa với từ “không có gì cả”. Mấy năm trở lại đây, các họa sỹ Viêt Nam hết vẽ theo Tây rồi lại theo mấy họa sỹ Trung Quốc mới nổi. Và có thể nói rằng: Mỹ thuật Đương đại Việt Nam đa số chỉ là sự bắt chước chứ không phải là sự tiếp nhận, giao lưu hay ảnh hưởng.
Mỹ thuật Việt Nam hiện nay về căn bản vẫn tiếp thu cái mới, cái lạ bằng trên nền tảng của những tư tưởng a dua mà không có sự chọn lọc hay “dấn thân” nào cho nghề nghiệp, trong khi để đạt được nghệ thuật đỉnh cao bắt buộc người nghệ sỹ phải “dấn thân” và hi sinh, nhưng thử điểm lại xem nghệ sỹ Việt Nam được mấy người “dấn thân” thực sự? Vì thế chúng ta có quyền khẳng định như trên. (điều đó chúng ta thấy rất rõ ở các triển lãm cá nhân hay tập thể, ở các phòng tranh hay ở ngay xưởng vẽ của các họa sỹ). Như vậy, mỹ thuật Việt Nam cũng như văn hóa, kinh tế... từ sau đổi mới đến nay đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng, mỗi cột mốc đều để lại những kết quả nhất định. Cột mốc gần đây nhất không kém phần quan trọng, đó là hội nhập kinh tế, không chỉ chứng tỏ Viêt Nam có nền kinh tế thị trường mà ngoài ra chúng ta cũng đang có một nền mỹ thuật đầy tính thị trường. Cả hai điều này đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa và nghệ thuật. Khi gia nhập WTO, chúng ta chịu sự ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, và sự phập phù thăng giáng của kinh tế không những ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, mà còn làm cho nền mỹ thuật của chúng ta chao đảo và hụt hẫng, bởi tất cả đều chịu sự chi phối của kinh tế. Vì kinh tế quyết định tất cả, cái “hạ tầng cơ sở đã quyết định thượng tầng kiến trúc” ai cũng hiểu điều Ċó. Đó là điều đáng phải lưu tâm trong thời điểm hiện nay. Về văn hóa nói chung như một hệ quả tất yếu, các thước đo, các giá trị chuẩn mực bao giờ cũng bị đảo lộn, giá trị cũ có nhiều phần lỗi thời, các giá trị đích thực không được truyền tải, giá trị mới thì nhanh chóng hình thành mà chưa rõ hình hài, thậm chí chưa kịp biết tên. Trong mỹ thuật thì có sắp đặt, trình diễn, “nhái”, lai Tàu lai Tây đủ cả. Tất cả đều được cho là “mới”. Nghĩ lại chúng ta thấy chúng ta mới chỉ đua đòi thế giới theo kiểu người ta có gì thì mình cũng phải có cái đấy trong khi văn hóa của ta có vẻ đa dạng và có bề dày nhưng lại yếu ớt, con người của chúng ta không có nền tảng học thuật vững chắc, căn cước dân tộc không ổn định. Từ xưa đến nay, cái gì cần là ta vay mượn chỉ để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Nên rốt cuộc chỉ vay mượn được những cái hời hợt, bề ngoài, dẫn đến bắt chước...
Bản sắc dân tộc chỉ là vẻ bề ngoài — thực chất vẫn là “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”
(Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều đến tương lai và vận mệnh của đất nước khi gia nhập WTO, vậy trong mỹ thuật chúng ta có gì để hội nhập? Chúng ta hội nhập như vậy sao? Chúng ta hội nhập bằng cách người ta có gì thì mình cũng phải có cái đó bằng mọi giá sao? Chúng ta có nghĩ gì đến chuyện phù hợp hay không phù hợp? Ai cũng biết một cái cây, muốn đưa từ nơi này đi nơi khác để trồng thì cũng phải xem thổ nhưỡng, khí hậu xem có hợp hay không. Những gì chúng ta đang thể hiện không phải là hội nhập mà là sự lai tạp gượng ép. Để hội nhập thực sự trong mỹ thuật mà không bị đánh mất mình, không bị hòa tan, chúng ta phải lấy cái căn cước của chúng ta ra để tiếp nhận mà thôi, cái căn cước đó chính là “Bản sắc văn hóa dân tộc”. Bản sắc văn hóa dân tộc ư!? Vậy thế nào là “Bản sắc văn hóa dân tộc”? Điều này chúng ta đã bàn đi bàn lại nhiều lần, mỗi người bàn một kiểu, mỗi người hiểu một kiểu và mỗi người làm một kiểu, cuối cùng là hiểu sai, bị lệch lạc dẫn đến việc người sáng tác cứ việc ôm cái vỏ của từ “Bản sắc văn hóa dân tộc” vào tác phẩm của mình mà cho đó là dân tộc. Dân tộc không phải là cái “khăn đóng- áo the”, cũng không phải là “mái đình- cây đa”, càng không phải là các ông sư mặc áo cà sa... mà dân tộc xuất phát từ bên trong tất cả những vỏ bọc đó, là cái hồn, cái trong sâu thẳm mỗi con người Việt, cái bản chất Việt, là cái được duy trì và phát triển từ đời này qua đời khác, có sự đào thải cái cũ và sự tiếp thu cái mới... “Dân tộc” được biểu hiện ra bề mặt tác phẩm bằng nội dung tư tưởng của nghệ sỹ. Không ai chịu hiểu và làm một cách thấu đáo, không ai thể hiện được cái hồn dân tộc, cái nội hàm dân tộc.
Thực ra chúng ta có một nền tảng văn hóa khá đa dạng và một bề dày không thua kém bất cứ một nước nào khác, cái nền tảng đó trải qua bao thời kỳ, bao sự thăng trầm của lịch sử, mỗi thời kỳ đều để lại cho chúng ta những đặc trưng văn hóa, nghệ thuật trong kho tàng truyền thống, mặc dù có nhiều sự vay mượn nhưng cũng đã chuyển hóa thành tinh thần thuần Việt phù hợp với con người Việt. Nhưng ngày nay, sự tiếp nối và phát huy truyền thống cũng như làm đa dạng hóa văn hóa truyền thống có vẻ như chúng ta đang “dậm chân tại chỗ”. Và vấn đề cấp bách hiện nay đó là sự bỏ lơ truyền thống, chạy theo bên ngoài bằng mọi giá, không bằng sự tiếp thu học hỏi mà nghiêng về sự bắt chước một cách hời hợt, không cần biết ưu, khuyết điểm cũng như tác hại mà sự bắt chước mang lại. Xã hội càng hiện đại, chúng ta càng giàu có thì xã hội càng có nhiều cấp bách, nhiều bất cập, sự cấp bách đó, mỹ thuật đang phản ánh lại bằng những thứ méo mó mà chúng ta đang gọi là “Mỹ thuật Đương đại”, đang gọi là mới, lạ, tiên tiến, mặc dù tại nơi nó xuất phát cũng đã vài chục năm nay và cũng đã lụi tàn mà họ cũng chưa kịp gán cho nó một lý thuyết hay một định nghĩa nào cụ thể từ những môn nghệ thuật linh tinh ... được du nhập vội vã từ bên ngoài. Sự hội nhập chỉ đơn thuần là để các họa sỹ có cơ hội bán rẻ mình bằng việc vẽ tranh theo đơn đặt hàng, từ đó là sự sản xuất hàng loạt và bắt chước, sự bắt chước đó đa dạng và phong phú, nhiều người lặp lại chính mình, bắt chước cả ta lẫn tây, cả các họa sỹ trong nước, bắt chước từng phần, thậm chí là bắt chước nguyên vẹn người khác. Ngày nay đa số các họa sỹ bán được tranh đều vấp phải, đó là lối mòn nhiều người dẫm phải rồi cuối cùng cũng chỉ là sự dãy dụa không lối thoát. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy tương lai của nền mỹ thuật nước nhà sẽ như thế nào? Đây chính là sự cùng cực mà bất cứ một họa sỹ nào cũng hiểu rất rõ, hiểu thì như vậy, làm thì như vậy, tự trói tay trói chân như vậy thử hỏi tương lai của mỹ thuật có phát triển được hay không? Đó cũng chỉ là sự quanh quẩn kiếm ăn mà quên mất mình, tự giết mình, tự giết đi sự phát triển của mỹ thuật nước nhà.
Trong nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng, để đề cao hay thể hiện được bản sắc thì vẫn có nhiều cách để tính “dân tộc” xuất hiện trên tác phẩm nghệ thuật mà không bị coi là bê nguyên xi những motip dân tộc vào tranh, trong đó cái mình cảm nhận, thẩm thấu từ đời này qua đời khác và bản chất con người làm nên tác phẩm, đương nhiên bản chất con người nghệ sỹ đó phải có tâm hồn của một dân tộc, vùng miền nào đó. Nếu làm được vậy và làm đúng như vậy thì tự nhiên trong tác phẩm có tính dân tộc, không gượng ép, không câu nệ, không vô duyên. Dân tộc là cái gì đó có sự kế thừa nhưng không phải cứ hiện ra với những hình hài bất động từ đời nào của dân tộc, cũng không phải bằng cách vẽ bẹt, ước lệ, hay cái hóm hỉnh (chẳng lẽ dân tộc ta chỉ có hóm hỉnh mà không có trí tuệ?). Mà “Bản sắc văn hóa dân tộc” phải được rút ra như những bài học về phép ứng xử giữa con người và tự nhiên để tạo nên cái nhìn năng động cho thời đại chúng ta. Bởi vậy, dân tộc có thể là một hình thức mà ở đó có thể nhìn qua chúng ta sẽ chẳng thấy nó ăn nhập gì với dân tộc nhưng lại chứa đựng sự sâu sắc, mới lạ. Nói chung có rất nhiều cách, nhiều hình thức, kiểu thức để thể hiện tính dân tộc trên tác phẩm, điều quan trọng là chúng ta có hiểu và thấm nhuần nó hay không? Từ những ý đã nêu và từ những thể hiện của họa sỹ ngày nay tôi cho rằng vào thời điểm này hầu hết họa sỹ thực sự không hiểu gì về dân tộc. Phần lớn đang run sợ, tự ti mình là nước nhỏ bé. Và bằng những thể hiện ngược lại, họ lại trở nên tự cao, tự đại, đổi mới mình bằng mọi giá, tiếp nhận cái mới bằng mọi giá, bên ngoài có gì, mình tiếp nhận bằng được cái đó để rồi coi đó như sự năng động , tiên phong...
Thực chất bản chất văn hóa Việt là nền văn hóa “không biết chối từ” mọi yếu tố nội sinh, ngoại sinh. Tuy rằng nó đa dạng và có bề dày nhưng nó lại thiếu cái cốt lõi. Nhưng nói vậy không có nghĩa là ta không có “Bản sắc”. “Bản sắc’ của ta chính là cách thức tổ chức, tiếp thu các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Chỉ có điều, bản chất văn hóa Việt Nam từ lâu đời vẫn là văn hóa thuần nông nên sự hiền lành, đôn hậu luôn tiềm ẩn nhưng cũng từ đó nên suốt bao nhiêu thế kỷ vẫn tồn tại một cách âm ỉ, dai dẳng, thế nên cơ chế tiếp thu văn hóa của ta vừa hẹp hòi lại vừa manh mún, tùy tiện và thiếu tính hệ thống. Ngoài ra, cùng với các chế độ cai trị trong lịch sử, đời nào cũng có chính sách bế quan tỏa cảng, ít giao lưu, ít tiếp nhận cái mới từ bên ngoài nên dẫn đến lạc hậu về văn minh, nghèo nàn về văn hóa. Ngày nay, cùng với sự mở cửa, giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa mạnh mẽ, sự tiếp nhận cái mới từ bên ngoài một cách ồ ạt không chọn lọc khiến cho không tránh khỏi sự ô hợp, sự bắt chước vụng về, bất chấp chuyện có hợp hay không, bất chấp chuyện kệch cỡm, phô trương, lòe loẹt, rực rỡ bề ngoài mà trống rỗng về nội dung tư tưởng..
Khi đất nước mở cửa năm 1986 rồi hội nhập WTO năm 2007, cánh cửa giao lưu càng rộng mở, chúng ta thỏa sức giao lưu, học hỏi, ví như chúng ta là con cá ở trong ao được bơi ra biển lớn, thấy muôn ngàn hoa khoe sắc, cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ trong khi mình không có nên sự choáng ngợp đã bao vây lấy chúng ta, “biết nhiều thì thấy quen, biết ít thì thấy lạ”. Vì vậy, con cá khi bơi ra biển lớn mới biết rằng “mình chẳng biết gì cả”, “mình chẳng có gì cả” nên thấy rác rưởi cũng nghĩ là của quý, thấy phế liệu cũng tưởng là hiện đại, rồi vội vàng vơ về một mớ ô hợp và coi như thời thượng, điều này đã được phát triển ồ ạt trong mỹ thuật, từ các nghệ sỹ trẻ như sắp đặt, trình diễn... tất nhiên mặt tốt của các nghệ thuật này cũng không phải không có, nhưng điều đáng trách nhất đó là họ mang nghệ thuật này về mà không biết đến nguồn gốc, xuất xứ, không hiểu tí gì về nó, Đã thế, các họa sỹ khi giao lưu, tiếp xúc chỉ biết so sánh thân phận mình là nước nhỏ bé mà tỏ ra sợ sệt, đến mình không thấy thì làm sao có thể tìm thấy mình? Mấy ông đi Pháp về thì bảo Pháp là nhất, đi Mỹ về thì vỗ đùi đen đét bảo Mỹ hay, đi Nhật về lại bảo Nhật giỏi, đi Trung Quốc về lại khen Trung Quốc vĩ đại... đúng là “Tây muôn năm, Tàu muôn năm”, như vậy thì Việt Nam ở đâu? Bản sắc dân tộc ở đâu? Điều này thực sự khó hiểu và hình như tính tự ti rồi tự đại mới chính là căn cước của người Việt vậy. Về địa lí, đúng là Việt Nam nhỏ bé thật, nhưng suy cho cùng thì trên thế giới này còn có hàng trăm nước còn nhỏ hơn Việt Nam, văn hóa, truyền thống còn yếu hơn Việt Nam nhưng người ta vẫn ngẩng cao đầu mà phát triển, chẳng bao giờ run sợ trước bất cứ cái gì. Đó là một thắc mắc rất khó hiểu, tuy rằng chúng ta ai cũng biết bản chất văn hóa Việt là như vậy. Tại sao một nước nhỏ bé như Nhật Bản mà con người lại tự tin đến vậy? Không tự ti mình là nhỏ bé? Nước Pháp trên bản đồ thế giới cũng rất nhỏ, nước Anh cũng chỉ là hòn đảo nhỏ... Vậy tại sao và vì cái gì mà chúng ta lại như vậy? Có thể nói đó là vì văn hóa. Hãy thử so sánh Việt Nam và Nhật Bản sẽ thấy. Tại sao Nhật Bản cũng nhỏ bé như Việt Nam, cũng có một nền văn hóa tương đồng, tài nguyên của họ không nhiều như Việt Nam mà họ lại đứng hàng đầu thế giới về mọi mặt? Trong khi Việt Nam lại không làm được điều đó? Lẽ ra chúng ta cũng phải có sự phát triển tương đương chứ? Lý giải cho điều này thì có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân tiên quyết quyết định đẳng cấp của Việt Nam và Nhật Bản về mặt văn hóa, đó là: Nhật Bản có một tinh thần “Võ sỹ đạo” trong hầu hết các vấn đề, đó chính là tinh thần “dấn thân” mà chúng ta không có được, cái chúng ta có chỉ là sự thuần phác, hiền lành, đôn hậu của văn hóa nông nghiệp. Ngoài ra, người Việt Nam có câu “phép vua thua lệ làng” câu nói này vừa kìm hãm sự phát triển văn hóa, vừa bảo vệ văn hóa dẫn đến khép mình trước những thứ văn hóa khác.
Share this article :

+ nhận xét + 12 nhận xét

lúc 15:24 20 tháng 5, 2012

Bài nài anh nói chiện nghêm túc, con nầu vầu chửi xằng, anh xóa mẹ cồng đi. Nói trước không lại bảo không ráo!

Nặc danh
lúc 16:34 20 tháng 5, 2012

Bực cả mình,5 lần 7 lượt anh đã bảo thằng SH,cái gì dù hay mấy đi nữa mà dài thì nó vẫn dở,lần sau mà gặp tr hợp như thế nầy thì anh xóa đấy.

lúc 18:20 20 tháng 5, 2012

Mấy con nặc danh kia, đầu óc ngu si tứ chi phát triển, đọc không hiểu thì đừng có phát ngôn xằng!
Anh điên lên xóa mẹ hết cồng măng. Đúng là ăn không nên đọi, nói không lên nhời!

lúc 20:07 20 tháng 5, 2012

SH@: Mịa! Nhà chú bày ra cái gì tử tế thì ngay lập tức bọn chúng cúi mặt bỏ đi. Còn quậy 1 chút thì chúng vây vào buông lời tục tĩu như ruồi. Chán cho nhà chú.

Chính Ủy
lúc 06:10 21 tháng 5, 2012

Cái bài tham luận này chả có ý gì mới cả. Biết rồi khổ lắm nói mãi, mất cả công trẫm đọc, tuyền cóp nhặt mỗi nơi 1 tý trong đó có cả thể loại "hòa nhập nhưng không hòa tan" của thằng cha quan phụ mẫu nào đó rêu rao. Rằng thì mà là rồi cuối cùng không đưa được 1 dẫn chứng còi nào rằng thế này mới là có tí rân tộc. Giả thiết lan man mà không có chứng minh là loại lập luận kiềng 2 chân. Chỉ trộ những kẻ u ơ thiểu năng não thôi. Còn hiện tượng chỉ vỏ không có ruột, a dua a tòng gọi lịch sự là tâm lý đám đông, tát nước theo mưa thì quá đúng ai chả biết mà phải tham luận, đây cũng là bản chất của hầu hết An nam mít bây giờ, cứ gì họa sĩ đâu. Riêng câu nổi tiếng "Đi tắt đón đầu" của quan phụ mẫu dành cho đường lối của cả xứ Lừa này đã bộc lộ rõ

Nặc danh
lúc 06:12 21 tháng 5, 2012

Nầy,con SH có tin rằng cũng nội dung trên,anh viết 1/2 lượng chữ như em mà vẫn đầy đủ (hoặc ý nghĩa hơn ).Anh khuyên nhiều mà không làm,anh xóa mẹ cái blog nầy đó nghe.Đừng chọc anh nổi khùng rồi hối tiếc.

Nặc danh
lúc 12:45 21 tháng 5, 2012

Anh nói thật, khen hay chê thì cũng phải có cái đầu, ko phải cứ đăng 1 bài vớ vẩn lên bảo đó là hay, là bứt phá thì mọi người cũng nghĩ là hay là bứt phá. Từ xưa đến nay anh luôn quý chú Sông Hàn vì biết dù chú có ngu nhưng được cái cũng biết sống khách quan và quân tử, dưng sau bài này anh thấy buồn. Buồn không chỉ là nhận thức ấu trĩ của chú, mà buồn vì chú lăng xê thằng bạn 1 cách quá trớn. Hãy nhớ rằng, khi còn nhỏ thì vịt con và thiên nga con na ná như nhau, nhưng khi lớn lên thì vịt là vịt mà thiên nga là thiên nga. Vịt có cố gắng bao nhiêu thì suốt cuộc đời cũng chỉ là vịt mà thôi, chú Sông hiểu chân lý hiển nhiên này không? Thế nên mong chú đừng nên cố gắng 1 cách tuyệt vọng dư lày lữa, ko ló nố nắm. Trân trọng!

lúc 18:17 21 tháng 5, 2012

Con nặc danh kia câm mồm ngai, nhẽ anh lăng xê mài hả?

mot ai do
lúc 00:09 25 tháng 5, 2012

Bai tham luan gi ma nhu mot mo rau tap tang, chi thay "tham" ma khong thay "luan" dau. Vay ma SH cung cao giong lang-xe. Nhin vao it nguoi co du kien nhan de doc nen moi khong comm, tac gia dung nghi la nguoi ta khong hieu vi no cao sieu qua! Noi that, SH khen LBT hoi qua loi. Hay Han mac no gi Thanh nen phai khen tru no??? He he he.....

lúc 00:14 25 tháng 5, 2012

Oài! Uất cho lãnh tụ quá đi huhu!!

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo