MẤY NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN MINH BÁCH VIỆT

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 201210nhận xét

Chi bộ những con Lừa yêu quý! Đã bâu giờ chi bộ tự hỏi mềnh, ông bà tổ tiên mềnh từng ở đâu, hiện hữu thế nầu trên nhân thế nài?
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu
Chi bộ đã từng nghe khúc ca nài, trên phim triền hình Hoa Lục hay Hồng Kong đúng không? Chi bộ từng bàng hoàn, khiếp hãi trước văn minh - văn hóa Hoa Hạ đúng không ạ?
Kỳ thực đéo việc gì phải sợ bỏn he he!
Bỏn đám cướp khống văn hóa, đám diệt chủng văn hóa.
Entry liên quan: 
Những Cái Hay của Văn Hóa Việt Cần Giữ                                                                                                           (MTV)
Việt Nam dân tộc tính                                                                                                               (RKDM)


Sự hồ nghi - Hay quá khứ mờ mịt?
Khúc ca "Quan quan thư cưu" đậm mùi đầm lầy xú vẹt và cả yếu tố phồn thực. Điều đó được quy định bởi cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, tuyệt đối không phải là của cư dân đất Hoàng Thổ hay sắc du mục? Hán tộc tiền thân Hoa Hạ, đích thị dân Du Mục.
Bách Việt - Trăm tộc Việt phi Hán, sinh sống mạn Nam Trường Giang, Hoa Lục ngày nay đã từng tạo nên những kỳ tích về văn hóa, những triết lý nhân sinh quan, việc quan trắc thời tiết, những khúc ca đậm mùi sông nước. 
Nhưng trò giết thầy.
Mấy ngàn năm qua đi, người Hán không ngừng đẩy mạnh công cuộc Nam tiến của mình, tiêu diệt hủy hoại văn hóa - văn minh Bách Việt, độc chiếm tài sản, cướp khống văn hóa. Hà Đồ, Lạc Thư, triết lý Âm - Dương, Ngũ Hành vốn xuất thân từ vùng Bách Việt, qua cơn điêu tàn, cướp khống văn hóa đã trở thành tài sản Hán tộc.
Thế nhưng luôn có một cái gì đó nghi vấn và không chính thống bao trùm lên toàn bộ quá trình tìm về cội nguồn của văn hóa – văn minh Bách Việt mà Lạc Việt là một thành viên trong bọc trứng trăm con đó.
Nói nghi vấn là bởi: Khi tìm về những nấc thang đầu tiên của thời đại Hùng Vương cùng với việc đẩy cương vực nước Văn Lang lên tới giáp Trường Giang, Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc) vô hình chung chạm vào tiềm thức 18 đời vua Hùng đựng nước lập đô trên đất tổ Phú Thọ.
Một loạt địa danh không biết giải thích như thế nào ví như: Thánh Gióng ở Cổ Loa, Đất Phù Ninh thực chất ở đâu….?  Và khi Thánh Gióng ở Cổ Loa Thành thì làm sao chống nhau với giặc Ân cách đó hàng vạn dặm?
Huống hồ từ quan niệm chính thống hiện nay cho rằng: cương vực nước Văn Lang chỉ bó gọn trong cái khuôn chung Bắc Bộ và miền Thanh Nghệ. Những nghiên cứu gần đây nhất - và phi chính thống lại đẩy cương vực Văn Lang lên tới hàng triệu km2 bao gồm gần hết Hoa Nam, Bắc Việt.
Quan niệm chính thống cho rằng: Nhà nước Văn Lang chỉ là nhà nước dạng bán khai mà vua Hùng cũng chỉ đóng khổ cởi trần như anh chàng nghèo kiết xác Chử Đồng Tử, những nghiên cứu mới đấy lại khẳng định người Việt là thầy dạy của văn hóa cho Hoa Hạ.
Văn minh - văn hóa vốn có cái vòng tuần hoàn, thịnh suy bĩ cực. Không mấy ai ngờ rằng, hàng ngàn năm trước Tây lịch người Việt đã có một nền văn hóa huy hoàng, khi đó Hoa Hạ (tiền thân của Hán tộc) chỉ là người học trò nhỏ.
Những thăng trầm của lịch sử, những vụ diệt chủng văn hóa như đốt sách chôn Nho (của Tần Thủy Hoàng), cướp hủy trống Đồng của Mã Viện, tiêu hủy văn sách Đại Việt (dưới thời Minh Thành Tổ)... đã phủ một làn khói mờ mịt lên quá khứ.
Chân lý bị lãng quên!!!
Từ truyền thuyết Rồng Tiên

(Hình người trên Trống Đồng Đông Sơn)
Truyền thuyết kể rằng: Lạc Long Quân (húy là Lộc Tục) con vua Kinh Dương Vương thuộc giống rồng, lấy Âu Cơ (con gái của vua Đế Lai) thuộc giống tiên mà sinh hạ một bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai (Cũng vì lẽ đó người Việt gọi nhau bằng Đồng bào - nghĩa là sinh ra từ một bọc).
Người Việt hiển nhiên mang dòng máu vinh quang của đấng Tiên Rồng.
Nơi gặp gỡ của Lạc Long Quân và Âu Cơ chính là cánh đồng Tương, nơi con sông Tương chảy vào Động Đình Hồ tức là đất căn bản của Bách Việt vậy. Không biết có phải vì lý đó mà trong ca giao, trong khúc hát ru hời của người mẹ Việt  Nam  còn phảng phất hình bóng Sông Tương?
Cuộc hôn nhân giữa giống Tiên với giống Rồng mà sinh hạ Bách Việt chính là Giao chỉ. Chữ Tiên trong Hán tự có viết nhân sơn, nghĩa rằng người ở trên núi thì gọi bằng tiên. Mẹ tiên ở trên núi, mà núi là đất vươn lên cao để đón trời. Còn trời thì được biểu thị bằng nước, tức nước mưa xuống từ trời. Lẽ ra trời ở trên, đất ở dưới, nhưng nếu đặt thế thì không có truyện bố mẹ gặp nhau, và là quẻ Bĩ (quẻ số 12) mà không gặp nhau thì không ra người, nên lời kinh quẻ Bĩ nói: "Bĩ chi phỉ nhân", "Bĩ đấy, chẳng phải là người đâu", không phải người vì có duy đất quen gọi là duy vật thì không ra người, cũng như chỉ có trời gọi là duy tâm thì cũng không ra người nốt. Muốn vậy thì phải đặt đất trên, trời dưới như quẻ Thái (quẻ số 11) vì đất nặng đi xuống, trời nhẹ bay lên nên hai đàng gặp nhau, trong Kinh Hùng (hay Lĩnh Nam Trích Quái) gọi là Mẹ Âu Cơ gặp Bố Lạc Long Quân trên "cánh đồng Tương" nhờ vậy có quẻ Thái làm nên đại ngã tâm linh.
(Kim Định - Việt Hùng Sử Lược).

Mẹ Âu Cơ là giống Chim (sinh ra trứng) mà Lạc Long Quân là thủ lãnh giống Rồng. Cứ theo truyền thuyết này mà giải phẫu người ta bắt gặp một sự kỳ lạ đó là Nữ Oa vá trời khi xưa cũng thuộc giống chim (Khi chết bà hóa thành chim tinh vệ lấp biển). Nữ Oa kết duyên với Phục Hy, phần đuôi quấn quýt đó cũng gọi bằng Giao chỉ vậy. Cho nên nghĩa của từ Giao chỉ không phải là ngón chân cái giao nhau mà là để nói cái cốt yếu sinh thành Việt tộc.


Hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tỉnh Hồ Nam, thuộc Nam Dương tử, có niên đại trên 2000 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. (theo lyhocdongphuong.org.vn)
Từ Giao chỉ mà sinh thành nên Bách Việt - Tức là trăm tộc Việt phi Hán. Sách Hán thư có chép: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình."

Vậy can cớ làm sao người Việt lấy Tiên Rồng là nơi sinh thành ra mình? (Biểu tượng của Dân tộc). Đó là bởi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước mà ra cả. Tiên - Rồng tự thân mang nguyên lý âm dương kết hợp, mưa thuận gió hòa trên đất Bách Việt. Những câu chuyện như bánh trưng, bày dày (hoặc giầy) càng phản ánh nhân sinh quan của người Việt - Đó là nhân sinh quan hài hòa - Âm Dương ngũ hành kết hợp mà nên.
Lật ngược lại, suốt từ Hạ, Thương, Chu, dân Hoa Hạ chỉ có một nhóm nhỏ sinh sống ở vùng Trung lưu sông Hoàng hà giữa cái biển Bách Việt mênh mông. Cư dân Bách Việt trồng lúa, dệt vải làm kế sinh nhai cũng vì thế mà họ quan tâm rất nhiều tới những biến thiên của trời đất - của tự nhiên. Họ buộc phải quan trắc, ghi nhận những thay đổi của thời tiết để phục vụ cho chăm sóc thu hoạch mùa màng. Nắng rát từ trên trời xuống, nước từ đầm hồ bốc lên, nó là âm là dương, đến cực điểm ắt phải thoái trào. Suy cho cùng cũng là bởi quan sát tự nhiên mà thành.
Và bản thân nhà Sàn đã mang dáng vóc của Tam Tài: Thiên - Địa - Nhân, Mái là Trời, Sàn là Nhân và mặt đất là Địa. Trong mái nhà sàn đó, cư dân Bách Việt sinh sống, trồng lúa và đi lại trên những con thuyền:
(Nhà sàn trên Trống đồng Đông Sơn)

Khi mà nghề nông của người Bách  Việt đang lúc thịnh đạt, những Vũ Y khúc trên khắp cánh đồng Hoa Nam còn đang rộn rã thì đụng độ văn minh xảy ra. Dân du mục tràn xuống và cuộc chiến Bách Việt - Hoa hạ bắt đầu. Chiến xa và kị binh bắn tên đã đánh thắng những chiến binh từ đồng ruộng.

Kỳ II - Cương giới nước Văn Lang và cuộc chiến chống Hoa Hạ

(hình ảnh được sưu tầm từ các trang mạng khác nhau)

Share this article :

+ nhận xét + 10 nhận xét

Nặc danh
lúc 22:27 27 tháng 5, 2012

Mot dat nuoc ma nguon goc to tien va lich su hien dai deu mo mit nhu nhau
con rong chau tien
con chau bac ho vi dai
khong co con nguoi binh thuong o dat nuoc nay ?
La! !!

Nặc danh
lúc 22:31 27 tháng 5, 2012

Toan lao toet

lúc 08:30 28 tháng 5, 2012

@ Con Nặc danh: Nghe thì trìu tượng mơ hồ, thực ra rất dễ hiểu. Rồng vật tổ của một thị tộc Việt, Chim Lạc vật tổ của một thị tộc Việt khác, hai nhánh này gặp nhâu (nhẽ trên vùng sông Tương)hình thành nên triền thiết Lac Long - Âu Cơ.
Việc kết hợp của hai thị tộc này một là gắn kết hơn cư dân, hai là vừa vặn nói lên cái ý cầu mong mưa thuận gió hòa.
Hiềm nỗi tổ tiên ông Lừa bà Lừa khi xa nhau thì nhớ, gần nhâu giận hờn. Hai tộc nài ở với nhâu đéo được bao nhiêu thì thằng về miền biển, thằng giữ núi rừng.
Đó là quả ly hôn đầu tiên của tổ tiên loài Lừa.

Nặc danh
lúc 09:47 28 tháng 5, 2012

Khen cho Sông hàn chịu khó sưu tầm ... hè hè

lúc 10:08 28 tháng 5, 2012

anh đố Hàn, tại sao lại gọi cái của đàn ông là chim hả ku

Nặc danh
lúc 18:42 28 tháng 5, 2012

Ê Hàn, bây giờ anh mới đọc cái còm bên nhà Tiên Lãng của cụ Nam bắc một nhà khen mày đấy, mày đọc chưa? hê hê, lo mà tu thân đi nghe con! hê hê,

lúc 19:41 28 tháng 5, 2012

Ơ thế à, nhục nhể, hay vác mẹ cồng măng của lão ấy về đăng entry cho hoành?

Nặc danh
lúc 19:44 28 tháng 5, 2012

Sao mấy bữa nay toàn khảo cổ thế, có gì mới viết đọc chơi ku? hay cóp của lão ấy về rồi bình anh nghe coi, hê hê!

lúc 19:51 28 tháng 5, 2012

Tính anh đường hoàng, còn phải xin phép lão ấy đã. Lão cho thì mềnh mới đăng được chứ?

lúc 20:10 28 tháng 5, 2012

@ Con Nặc danh:Khen cho Sông hàn chịu khó sưu tầm ... hè hè
Đúng đấy, cái nài, lãnh tụ cop eg pết từ nhiều nguồn, đéo nhất thiết là từ lãnh tụ khai sáng chi bộ.

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo