Tin tức về Biển Đông (cập nhật từ BBC vietnam, Hoàn Cầu ...)

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 20120 nhận xét

Biển Đông, tin tức về Biển Đông, Hantimes cập nhật từ BBC vietnam, Hoàn Cầu, CNN...
Hôm qua thứ 6/20/4, BBC vietnam loan tin:  Nga khoan thành công giếng dầu tại Việt Nam. Thông tin này chắc chắn sẽ càng khiến người Trung Quốc thèm muốn và quyết tâm áp đặt sự thống trị của họ trong khu vực Biển Đông.

Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN

Cập nhật: 15:47 GMT - thứ sáu, 20 tháng 4, 2012
Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như là một phần của mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo Reuters.
Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.
Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.
Quyền lợi của đối tác
Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông BấmLương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."
Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.
Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.
So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.
Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3.
.............
Trong một bài phân tích mang tên: Khủng hoảng ở đảo Hoàng Nham gợi ý những căng thẳng lâu dài", báo Hoàn Cầu đã nhận định: 
"Philippin tuyên bố chủ quyền trên đảo, trong khi các lực lượng phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã thông qua những va chạm gần đây để tìm cách khuấy động các hành động thù địch chống lại Trung Quốc. Các quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, đều có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ diễn tiến sự việc. (Họ) cố gắng để tìm ra các hành động tập thể nhằm chống lại một cường quốc mới nổi (Trung Quốc)".
Đồng thời khái niệm tiểu chiến tranh (chiến tranh quy mô nhỏ trên biển) cũng được Hoàn Cầu đề cập tới nhiều lần:
"Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ trên biển với Philippin. Một khi chiến tranh nổ ra, Trung Quốc phải có hành động kiên quyết và đưa ra Thế giời một thông điệp rõ ràng là: Chúng tôi không muốn có một cuộc chiến tranh nhưng chắc chắn không sợ hãi chiến tranh. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh như vậy không thể kết thúc các tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)". 
Bài báo cho rằng: Giải quyết vấn đề Biển Đông nói chung, và giải quyết khủng hoảng ở bãi đá ngầm Scarborough Shoal (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), Trung Quốc cần gia tăng các sức ép chính trị kinh tế lên Manila, đồng thời chủ động trong cuộc chơi quyết không để cho người ngoài dẫn dắt.
 
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo