BBC vietnam: TQ 'ngăn Philippines bắt ngư dân'

Thứ Tư, 11 tháng 4, 20121nhận xét

Hoàn Cầu thời báo: “Những người láng giềng liều lĩnh và thất thường”

Trung Quốc phản ứng trước những bế tắc quanh việc tàu chiến Philippin đụng độ tàu Hải giám Trung Quốc
Hải quân Philippines kiểm tra một tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi nó đã bị chặn ngoài khơi Hoàng Nham đảo trong biển Nam Trung Hoa. Ảnh: AFP


Hôm nay (12/4/2012), Hoàn Cầu Thời báo đã có bài bình luận xung quanh vụ đụng độ giữa tàu Hải giám Trung Quốc với tàu chiến của Philippin (tàu đô đốc Gregorio Del Pilar (http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/704482/Peaceful-ideals-under-fire-in-SChina-Sea.aspx).
Bài báo này khẳng định ngư trường quanh bãi Scarborough (phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) là ngư trường truyền thống của Trung Quốc và gọi các nước đang có tranh chấp với mình là “những người láng giềng liều lĩnh và thất thường”, đồng thời lớn tiếng đe dọa các nước trong khu vực là: Trung Quốc không sẵn sàng để sử dụng vũ lực nhưng sẽ có giải pháp phù hợp và bất cứ hành động chặn bắt ngư dân Trung Quốc đều là hành vi gây hấn.

Dưới đây là bản lược dịch của Hantimes.

Các nỗ lực nhằm trục xuất đội tàu đánh cá của phía Philippin bất thành khi có sự can thiệp của tàu Hải giám Trung Quốc. Bế tắc kéo dài suốt cả đêm qua và đến nay cả hai bên đều mong muốn chấm dứt nó một cách hòa bình.

Báo Hoàn Cầu khẳng định: Philippin không bao giờ có kiểm soát thực tế tại đảo Hoàng Nham, đó là khu vực đánh cá truyền thống của Trung Quốc và rằng các phản ứng của Trung Quốc là bình thường khi tài sản của mình bị đe dọa bởi lực lượng quân sự của phía Philippin.
Sự việc này cho thấy các tàu Hải giám của Trung Quốc đã có thể bảo vệ cho thuyền cá của nước này mà không cần có sự tham gia của lực lượng hải quân. Báo Hoàn Cầu đánh giá: “Đây là tiến bộ ở Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền trên quần đảo Nam Sa” và: “hòa bình và ổn định trong khu vực vẫn còn là những gì Trung Quốc phấn đấu nhưng nó sẽ không nhượng bộ trước các nước láng giềng liều lĩnh”
Các tranh chấp phức tạp hơn khi tham gia bên ngoài tham gia. Hoa Kỳ đang khuyến khích Việt Nam và Philippin và (có vẻ) những nước này đang chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Bài báo cho rằng: “Các ngư dân Trung Quốc cần được hộ tống chặt chẽ bởi các tàu tuần tra bao gồm cả việc giúp đỡ trong các cuộc đối đầu như thế này. Nếu tàu đánh cá Trung Quốc bị tấn công bởi các tàu hải quân của Việt Nam hoặc Trung Quốc, nó sẽ báo hiệu sự leo thang của tranh chấp.
Một cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không bắn súng đầu tiên nhưng sẽ có những phản ứng phù hợp. Trung Quốc không sẵn sàng để giải quyết các tranh chấp Biển Đông thông qua các phương tiện quân sự, chúng tôi kiên nhẫn để có giải pháp với các nước liên quan thông qua thương lượng..... “Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc của mình để xoa dịu những người láng giềng thất thường”.
.....

Hoàn Cầu thời báo: “Những người láng giềng liều lĩnh và thất thường”
Hôm nay, Hoàn Cầu Thời báo đã có bài bình luận xung quanh vụ đụng độ giữa tàu Hải giám Trung Quốc với tàu chiến của Philippin (tàu đô đốc Gregorio Del Pilar) ... Bài báo này khẳng định ngư trường quanh bãi Scarborough (phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) là ngư trường truyền thống của Trung Quốc và gọi các nước đang có tranh chấp với mình là “những người láng giềng liều lĩnh và thất thường”
Trung Quốc đã lớn tiếng đe dọa các nước trong khu vực là họ không sẵn sàng để sử dụng vũ lực nhưng sẽ có giải pháp phù hợp và bất cứ hành động chặn bắt ngư dân Trung Quốc đều sẽ là hành vi gây hấn.
Dưới đây là bản lược dịch của Hantimes.
Các nỗ lực nhằm trục xuất đội tàu đánh cá của phía Philippin bất thành khi có sự can thiệp của tàu Hải giám Trung Quốc. Bế tắc kéo dài suốt cả đêm qua và đến nay cả hai bên đều mong muốn chấm dứt nó một cách hòa bình.
Báo Hoàn Cầu khẳng định: Philippin không bao giờ có kiểm soát thực tế tại đảo Hoàng Nham, đó là khu vực đánh cá truyền thống của Trung Quốc và rằng các phản ứng của Trung Quốc là bình thường khi tài sản của mình bị đe dọa bởi lực lượng quân sự của phía Philippin.
Sự việc này cho thấy các tàu Hải giám của Trung Quốc đã có thể bảo vệ cho thuyền cá của nước này mà không cần có sự tham gia của lực lượng hải quân. Báo Hoàn Cầu đánh giá: “Đây là tiến bộ ở Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền trên quần đảo Nam Sa” và: “hòa bình và ổn định trong khu vực vẫn còn là những gì Trung Quốc phấn đấu nhưng nó sẽ không nhượng bộ trước các nước láng giềng liều lĩnh”
Các tranh chấp phức tạp hơn khi tham gia bên ngoài tham gia. Hoa Kỳ đang khuyến khích Việt Nam và Philippin và (có vẻ) những nước này đang chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Bài báo cho rằng: “Các ngư dân Trung Quốc cần được hộ tống chặt chẽ bởi các tàu tuần tra bao gồm cả việc giúp đỡ trong các cuộc đối đầu như thế này. Nếu tàu đánh cá Trung Quốc bị tấn công bởi các tàu hải quân của Việt Nam hoặc Trung Quốc, nó sẽ báo hiệu sự leo thang của tranh chấp.
Một cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không bắn súng đầu tiên nhưng sẽ có những phản ứng phù hợp. Trung Quốc không sẵn sàng để giải quyết các tranh chấp Biển Đông thông qua các phương tiện quân sự, chúng tôi kiên nhẫn để có giải pháp với các nước liên quan thông qua thương lượng..... “Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc của mình để xoa dịu những người láng giềng thất thường”.
..........................
Tin từ BBC cho hay Philippin đã điều thêm tàu chiến đến đến hỗ trợ cho chiến hạm Đô đốc  Gregori Del Pilar nhằm bảo vệ chủ quyền mà Philippin tuyên bố. Các tàu Hải giám của Trung Quốc đã bắc loa kêu gọi chiến hạm của Philippin rút đi vì đã xâm phạm vào vùng biển của Trung Quốc tuy nhiên binh lính trên tàu Gregori Del Pilar đã mạnh mẽ bác bỏ yêu cầu này và khẳng định tàu Trung Quốc đang xâm phạm lãnh hải Philippin.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang thì cả hai bên (Trung Quốc và Philippin) đều mong muốn giải quyết hòa bình. 
.............................
Đây là phép thử táo tợn và vô cùng khốc liệt mà Bắc Kinh đã áp đặt lên Manila, cũng như các nước trong khu vực. Điểm qua tình hình Trung Quốc gần đây, những bất ổn ghê gớm về chính trị, xã hội đã buộc Bắc Kinh đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài bằng việc kích động dân tộc tính, nhân cơ hội này họ cũng thử sức mạnh của lực lượng Hải Giám. Những hoạt động của tàu Hải Giám sẽ ngày càng mạnh mẽ, càn quấy nếu như Trung Quốc tiếp tục có những bất ổn.
 ...............................

Cập nhật: 03:51 GMT - thứ tư, 11 tháng 4, 2012
Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario
Ngoại trưởng Philippines Rosario triệu Đại sứ Trung Quốc đến để tìm giải pháp
Philippines cho biết tàu hải quân nước này đã đối đầu với hai tàu hải giám của Trung Quốc hôm thứ Tư ngày 11/4 khi hai tàu này đang ngăn chặn việc bắt giữ ngư dân Trung Quốc ở Biển Đông.
Tám tàu cá của Trung Quốc đang neo đậu phía ngoài bãi Scarborough trong vùng biển cách bờ biển phía tây Luzon, đảo chính của Philippines, 124 hải lý, chính quyền nước này cho biết.
Thông cáo của Bộ ngoại giao Philippines cho biết tàu đô đốc Gregorio Del Pilar, đã phát hiện 8 tàu cá trên hôm Chủ nhật ngày 8/4 trong khi đang tuần tra ở vùng biển này.
Sau đó, hai tàu hải giám Trung Quốc chạy đến khu vực hôm thứ Ba ngày 10/4, theo thông cáo.
Các tàu hải giám này chen vào giữa các tàu cá Trung Quốc và tàu Gregorio Del Pilar, do đó "cản trở việc bắt giữ các ngư dân Trung Quốc vi phạm", thông cáo cho hay.
“Tình hình vẫn không có tiến triển gì cho đến sáng nay (11/4),” thông cáo viết.
Cũng theo thông cáo này thì Bộ trưởng ngoại giao Philippines Alberto del Rosario đã liên hệ với Đại sứ Trung Quốc là bà Mã Cơ Thanh ngay buổi tối ngày mà tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện để nhấn mạnh rằng vùng biển đang xảy ra va chạm là ‘một phần không thể tách rời của lãnh hải Philippines’.
Ngoại trưởng del Rosario đã triệu bà Mã đến trụ sở Bộ ngoại giao Philippines vào sáng thứ Tư ngày 11/4 để đàm phán một giải pháp ngoại giao, theo thông cáo.
Sự cố này là đợt căng thẳng mới nhất giữa hai nước về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc một mực nói rằng họ có quyền chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông thậm chí đối với những vùng biển gần với bờ biển các nước tranh chấp khác và cách xa nước họ hàng trăm cây số.
Trong khi đó, phía Philippines nói rằng họ có chủ quyền đối với vùng biển nằm trong phạm vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của họ và rằng lập trường của họ được luật pháp quốc tế ủng hộ.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila Chương Hóa đã nói với hãng tin AFP rằng ông không có bình luận gì về sự cố mới nhất này.
...............
Tiếp tục cập nhật tin từ BBC vietnam
Trong một động thái nhằm giảm căng thẳng và xây dựng niềm tinh hải quân của Việt Nam và hải quân của Philippin sẽ tổ chức giao hữu bóng đá. BBC dẫn lời của  Phó Đô đốc Alexander Pama, tư lệnh Hải quân Philippines: "cuộc tranh tài vui vẻ" là một phần của thỏa thuận rộng hơn ký với Việt Nam vào tháng 10/2011. 
Theo đó thỏa thuận này, hải quân Việt Nam và Philippines sẽ có các bước đi nhằm xây dựng niềm tin và chia sẻ tin tức giúp họ "ứng phó tốt hơn" trước các vụ va chạm trên biển ở quanh vùng Trường Sa.
Đây là một động thái nhỏ nhưng nhưng cực kỳ tinh tế. Trung Quốc đương nhiên sẽ không hài lòng trước những động thái của hải quân hai nước Việt - Phi, nhưng không biết họ tìm ra cớ gì để mà phản đối một cuộc giao hữu bóng đá giữa những người lính?
- Nhiều nhà quan sát đang cho rằng: Việt Nam - Philippin đang xích lại gần nhau trong nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
- Ở phía Trung Quốc, BBC vietnam cho biết: Trung Quốc sau khi cảnh cáo Ấn Độ về việc hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam đã tiếp tục cảnh báo Nga cũng vì một lý do tương tự.
(Hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi Vũng Tàu)
Ngày 5/4, Tập đoàn Gazprom thông báo: hãng này đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Đương nhiên là Trung Quốc kịch liệt phản đối điều này, họ tiếp tục khẳng định: Trường Sa là chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi đàm phán song phương để giải quyết vấn đề.
Được biết một số học giả Trung Quốc và các phần tử dân tộc cực hữu ở nước này đang hò hét cổ vũ cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, nhanh chóng thôn tính các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trên Hoàn Cầu tiếp tục đã xuất hiện khái niệm "tiểu chiến tranh". Thủ tướng trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đã từng cho rằng: Quân đội nước này nên sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh cục bộ.
Các link liên quan: 
Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 20:54 12 tháng 4, 2012

Ối tổ cụ nhà chi bộ, bọn cồng sỹ bên Hoàn Cầu nó chửi Lừa gớm lắm sang mà đọc!!
Có thằng bẩu: Tôi mong Việt Nam sẽ nổ phát súng đầu tiên và từ đó chúng ta sẽ làm chúng phải câm họng (không sủa được nữa).
Rùi có thằng bẩu xứ Lừa nhà chi bộ bị phương Tây tẩy não
Vươn vươn và vươn vươn.
Nhưng có một điều đáng mừng là hềnh như chi bộ đã nghe nhời kêu gọi của lãnh tụ, đưa chiến tranh sang china một số cồng sỹ đã chiến đấu dữ dội với dững ông Khựa, bà Khựa.
Lãnh tụ nhiệt liệt biểu dương, và đề nghị chi bộ tiếp tục chi viện tổng tấn công bên Hoàn Cầu!!
Cá nhân anh vưỡn sẽ tiếp tục nghiên cứu ý tưởng tạo dựng tiền đồn của mềnh!
Nhanh nhanh lên!!!

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo