Đầu Thế kỷ IX
(SCN) Giao Châu tách khỏi Liên Bang Đại Đường, chỉ hơn thế kỷ sau đã thành một
quốc gia ương ngạnh, hung hãn ở phương Nam. Tai họa, nỗi thống khổ bi ai cho
người Chiêm bắt đầu từ đó.
Kỳ 2: Indrapura diệt vong, cuộc hôn nhân chính trị Chế Mân - Huyền Trân công chúa
Kỳ 2: Indrapura diệt vong, cuộc hôn nhân chính trị Chế Mân - Huyền Trân công chúa
Người Chiêm thuộc giống Nam Đảo, mắt sâu, mũi thẳng, tóc xoăn rõ
ràng dị chủng so với Đại Việt vốn là thứ dân hỗn tạp phần đa đã hòa huyết với
Hán tộc mà thành. Sắc dân này không giỏi làm lúa, mà thạo việc đi buôn đường
biển, họ thường đánh cướp các xứ lân bang cướp tải sản, súc vật, đem về, còn tù
binh thì bán làm nô lệ.
Những lão già Chăm - Ảnh Sông Hàn chụp lại tại khu Tháp Ponaga - Khánh Hòa |
Vàng son một thủa
Trong khi đó các cư dân Nam Đảo di cư tới
miền trung Việt Nam cũng dần dần hình thành những thực thể quốc gia. Không gian
văn hóa Chăm mở ra bao gồm toàn bộ miền Trung Việt Nam ngày nay.
Chăm Pa đại thể gồm 5 tiểu quốc là Indrapura
(vùng Quảng Bình, Quảng Trị - tương đương với lãnh thổ Lâm Ấp) - Amaravati
(vùng Quảng Nam, Thừa Thiên) - Vijaya (Bình Ðịnh) - Kauthara (Phú Yên, Khánh
Hòa) - Panduranga (Phan Rang, Phan Rí). Các tiểu quốc này nhiều khi còn khởi
binh chinh phạt lẫn nhau như trường hợp Dương Mại II chạy nạn Đàn Hòa Chi cũng
tiện tay chiếm luôn Vijaya, Kauthara; Panduranga sau này cũng tấn công vào
Vijaya.
Giới quý tộc Chăm ban đầu tiếp nhận Ấn Giáo
hình thành nên một khu biệt văn hóa đối xứng với phương Bắc là Giao Chỉ chịu ảnh
hưởng mạnh của Trung Quốc. Điều đặc biệt là người Chăm rất ham viễn du, các bi
ký của họ còn kể về những người Chăm đã việt biển sang Ấn Độ, hoặc sang tận Ả Rập
học đạo. Sau này Chiêm Thành còn tiếp nhận cả Phật giáo (tiểu thừa), Hồi giáo. Từ kiến trúc, đến vũ điệu, âm nhạc, cái gì người Chăm cũng không kém cạnh Việt tộc, thậm chí còn ưu việt hơn.
Người Chăm kiểm soát việc buôn bán hương liệu, gốm sứ, tơ lụa giữa
hai thế giới China và Ấn Độ. Vì quảng đại giao thương mà Chăm giầu có, họ xây
lên các tháp cho việc thờ phụng (ngày nay ta gọi là Tháp Chàm), thánh địa Mỹ
Sơn – Quy mô kiến trúc – thổ mộc còn bằng mấy lần Đại Việt thời hưng thịnh. Đến thường dân cũng may vàng vào quần áo; và có thời kỳ ánh sáng Lâm Ấp tỏa ra khắp vùng Đông Nam Á, khiến các nước trong khu vực lần lượt tìm tới cầu thân.
Năm 446, Đàn Hòa
Chi đã thực hiện cuộc tấn công cướp phá Lâm Ấp đem về cho Lưu Tống tới hơn 10 vạn cân vàng.
Liên bang Chăm trước có kinh đô ở miền Quảng Nam, tức là thành Sư Tử, sau đổi lên Phật Thệ (Tại Hương Thủy - TTH) và Vijaya (Chà Bàn hay Đồ Bàn) là kinh đô danh tiếng cuối
cùng của Chiêm quốc.
Khi mà người Việt còn là dân Giao Châu, thuộc về Đế quốc Trung
Hoa thì Liên bang Chăm đã hùng mạnh ở phương nam, họ mấy lần đánh trả phương Bắc xâm lăng, có thời kỳ táo gan vua Chăm còn
đệ đơn xin Thiên tử cho cai quản Giao Châu. Sử Việt mỉa mai rằng con ếch mà lại
muốn nuốt con bò.
Về quân sự, họ thạo nhất là Thủy hải chiến, từng dùng thủy binh đi
xuyên qua sông Cửu Long, ngược lên tận hồ Tonlé Sap đánh bại thủy quân của Đế
chế Kh’me giết chết cả quân vương nước này.
Ở phía Bắc, nếu không ưng ý với Thiên tử, hoặc chính quyền Giao
Châu, Thủy Quân Chăm sẵn sàng vượt biển đánh phá, cướp bóc. Sau này đại chiến
Trần – Chiêm; Chế Bồng Nga cũng dẫn thủy quân công phá đánh cho quân nhà Trần
thất điên bát đảo, Nghệ Tông phải bỏ cả kinh thành chạy trốn.
Oai hùng giầu sang là thế, nhưng thời đại trầm luân, ngàn năm
thống khổ bi ai của người Chiêm bắt đầu đấy là khi người Việt lập quốc, rồi tự
cho mình là hoàng đế của phương Nam bắt lân bang triều cống. Ngàn năm, trước
sau Chiêm Thành đại chiến với người Việt mười lần.
Từ Tiền Lê đến Nguyễn Triều, triều đại nào của người Việt cũng
sẵn lòng đổ thêm nỗi thống khổ, bi ai cho người Chiêm.
Tháp Chàm loang máu
Việt tộc lập quốc, lãnh thổ ven vùng châu thổ sông Hồng, vùng
trung du phụ cận, đồng bằng và trung du Thanh – Nghệ. Nhờ cư trú ven các con
sông nên nông nghiệp rất phát triển, lương thực đủ đầy, lại học theo cách trị
nước của Trung Quốc nên sớm trở nên hung hãn.
Đại Việt bắc phạt chiếm hết đất của Tày – Nùng, Tây bình nuốt
trôi đất của Ngưu Hống (tức là quốc gia người Thái ở miền Tây Bắc ngày nay),
Nam tiến chuốc bi ai cho Chiêm Thành.
Người Chiêm cũng nhận thức rõ mối đe dọa từ Đại Việt. Đặc biệt
là từ khi Lý triều thành lập, các vị quốc vương đều chú ý tới phương Nam lập ra
các kho đụn tích trữ của cải và miền Thanh – Nghệ thì sầm uất bởi các hoạt động
buôn bán đường biển. Họ sợ người Việt mạnh lên sẽ thế chân họ trong dòng thương
mại biển Đông.
Cuộc cướp phá đầu tiên mà người Việt nhắm vào Chiêm Thành diễn
ra vào năm 982. Lê Hoàn thân đánh Chiêm thành cướp sạch vàng bạc, mỹ nữ, tàn
phá thành trì, hủy bỏ đền thờ, mồ mả. Sau Tiền Lê đến Lý cũng được thể hà hiếp,
cướp đất, giết vua Chiêm thành, cướp của giết người không từ một thứ gì.
Lý Thái Tông giết vua Chiêm Sạ Đẩu, lại toan hiếp vợ của ông ấy
là nàng Mị Ê, giết cả vạn dân Chiêm, bắt 5000 người đem về. Lý Thánh Tông nam
chinh cũng cướp bóc, đánh giết khốc liệt không kém. Ông bắt người Chiêm 5 vạn
đem về làm nô lệ.
Đến thời Lý, coi như Chiêm Thành đã mất gần hết tiểu bang Indrapura
bao gồm toàn bộ lãnh thổ từ nam Cửa Sót đến đất Quảng Trị, đến thời Trần, họ mất
toàn bộ phần bắc đèo Hải Vân.
Một tháp Chăm tại Phú Yên - photo by Sông Hàn |
Cái đốm sáng duy nhất trong cuộc trường chinh kháng Việt của
Chiêm thành ấy là sự xuất hiện của vị vua lẫy lừng Chế Bồng Nga. Trong hơn 20
năm, vị quân vương này đánh cho quan binh nhà Trần thất điên bát đảo, giết chết
Trần Duệ Tông trong đại chiến Đồ Bàn (1377), 12 lần bắc tiến lấy lại hết đất cũ
Chiêm Thành khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phải bỏ cả kinh thành chạy trốn.
Không may cho Chiêm Thành, năm 1389, Chế Bồng Nga bị súng thần
công của Đại Việt – do Trần Khát Chân chỉ huy – bắn chết. Sau cái chết của ông
Chiêm suy vi không gì cứu vãn.
Đến khi Lê Thánh Tông hạ Đồ Bàn (1471), chiếm đất lập làm Thừa tuyên Quảng Nam
thì coi như Chiêm Thành chỉ còn chờ ngày mất nước. Các tiểu quốc Chiêm mỗi lần
đứng lên chống Việt tộc xâm lăng lại chỉ nhận được kết cục là thành bị phá, vua
bị giết, dân bị bắt làm nô lệ. Người Việt cướp giết người Chiêm chưa đủ lại
cướp luôn cả nơi thờ tự của họ.
Đến Minh Mạng Nguyễn triều, tiểu quốc cùng còn giữ nền tự trị của người Chiêm là Thuận Thành bị
đổi thành phủ Ninh Thuận, Minh Mạng ban lệnh cho quân lính sáng phải cắt ba đầu Chiêm mới được nhận lương. Chiêm Thành rực rỡ vàng son đã lụi tàn để lại nỗi
thống hận Đồ Bàn. Tháp Chàm rêu phong, rỉ máu, mả Hời đêm nghe tiếng vong khóc
hờ thống thiết.
Nhưng vì sao người Việt chăm chỉ thảo phạt Chiêm thành như vậy? Mỗi
lần thảo phạt đều tuân theo cách tam quang (Đốt sạch, giết sạch, phá sạch). Đó chẳng
phải vì sinh tồn mà vì lợi.
Chiêm Thành giầu có, là một quốc gia quật cường, đối thủ số 1
của người Việt trong hành trình tranh bá phương Nam, đập bỏ uy thế Chiêm Thành,
lân bang không ai là không khiếp sợ Đại Việt. Vàng bạc châu báu, mỹ nữ, nô lệ
được cướp từ Chiêm về càng làm tăng uy thế và sự giầu có cho các quân vương Đại
Việt.
Quan trọng hơn tiêu hủy một cường quốc thương mại biển người
Việt mới có thể soán ngôi Chiêm Thành trở thành một trạm chung chuyển trên con
đường tơ lụa biển Đông.
+ nhận xét + 8 nhận xét
Không hiểu tác giả đọc đước vài ba cuốn sách mà viết hết sức ngu xuẩn.
@Kiến Kim ĐenNgu cái mả cha nhà mày
"...Minh Mạng ban lệnh cho quân lính sáng phải cắt ba đầu Chiêm mới được nhận lương..." Nguồn?
@Thảo Nguyễn
Tự mà đi gúc, anh đéo rảnh
chạm chung chuyển con mẹ mày thời đó có ai đi biển qua biển đông mà cường quốc. Có viết cũng dùng não đi nguu lồn quá
@Nặc danh Đồ chó lợn, không biết thì câm mồm lại.
Một ánh nhìn thẳng vào lịch sử. Người Việt cần những nhát chém thẳng như thế này mới lớn mạnh lên được. Rất nhiều quốc gia thừa nhận những vết đen lịch sử thậm chí là những truyền thuyết về nguồn gốc xấu xa, tuy nhiên họ đã làm nên tương lai lẫy lừng. Mình đã xây truyền thuyết con rồng cháu tiên (có vay mượn chút đỉnh từ thần nông rồi đế này đế kia cho sang là điều rất đẹp rồi, nhưng nay cần nhiều thêm những vết chém, những lồi lõm chứ không thể lịch sử và tương lai toàn màu hồng bất diệt.
vấn đề là phải tôn trọng sự thật
Đăng nhận xét