Trong môi trường
thông tin hỗn độn, bước theo lề và ai cũng tự tin nhân danh đủ thứ trên đời cảm
xúc đã chi phối và hoàn toàn lấn át lý trí – tri thức . Những tinh hoa thực sự
thấm đẫm nỗi vô vọng, họ rút vào im lặng
Và đó là spiral of
silence – Vòng xoáy im lặng
Alexandros vị vua trẻ
của xứ Macedonia, người vừa đăng quang ngôi vị vua của toàn Hy Lạp tìm đến Diogenes
chỉ để hỏi rằng: Này gã triết gia nghèo khổ, tôi có thể giúp gì cho ông? Câu
trả lời của Diogenes – Kẻ hoài nghi, người chỉ sống trong một cái thùng rượu cũ
thực sự phũ phàng: Nhà vua hãy làm ơn bỏ cái bóng của ngài ra khỏi người tôi.
Alexander the great and Diogenes |
Vâng đừng làm phiền Diogenes
đang tắm nắng và đừng đem bóng của một vị Vua đầy uy quyền phủ lên sự hoài
nghi, che ánh sáng mặt trời. Đó là dụ ngôn từ Hy Lạp mấy ngàn năm trước.
Bóng quyền uy
Ở Á Đông gần với
chúng ta hơn, quyền uy của Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji-tennō) không phủ bóng
lên Fukuzawa Yukichi và nước Nhật có một nhà Khai Sáng. Tổng thống Tưởng Kinh
Quốc không phủ bóng lên Từ Hiền Tu và Đài Loan có được khu Công nghệ cao Tân
Trúc một Silicon Valley của Châu Á.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc - phiên bản Silicon Valley "ma de in" Việt Nam |
Khái niệm kiến tạo
phát triển có thể hiểu ở chỗ không phủ bóng quyền uy lên tri thức và định hướng
tri thức theo những mong muốn chính trị của mình, theo những hệ tư tưởng mà
mình chịu quy chiếu. Quốc gia cần những trí thức có năng lực khai sáng và khả
năng kiến tạo phát triển; đến lượt mình những bậc trí thức ấy cần một không
gian để phát huy hết tài năng sở học.
Họ cần một không gian
không phủ bóng quyền uy như ta cần hít thở khí trời.
Trở lại với Việt Nam.
Năm 2009, trên Tuần Việt Nam net Vũ Minh Khương, Phạm Hưng Hùng … hối thúc xây dựng một Nhà nước kiến tạo phát
triển. Các tác giả này đã thẳng thắn đề cập đến mô thức xoay trở - đối phó, đến
nền cai trị hủ bại. Họ đi trước và những tuyên ngôn và hành động của Chính phủ
hôm nay ít nhất là bẩy tám năm trời.
Đó là tấm lòng của
người trí thức trước vận nước, trước sự phát triển của quốc gia và trước cả
“lợi ích nhóm đe dọa tồn vong chế độ”. Tám năm đã qua đi, nghĩa là thời gia đã
mất, nhiều cơ hội đã qua đi, lòng người ngày thêm ly tán; cho đến hôm nay,
Chính phủ và đương kim Thủ tướng đang phải loay hoay gỡ từng mối, xây từng viên
gạch nền cho một Chính phủ kiến tạo thực sự.
Nhưng thế chưa phải
là đã hết, cái bóng quyền uy còn đến từ những kẻ độc tài “móm răng”. Họ là công
tố viên, là thẩm phán sẵn sàng kết tội bất cứ ai trái ý họ; họ nếu cần còn sẵn
lòng kiêm luôn cả người thi hành án.
Alexandros đại đế không để cái bóng của
mình phủ lên gã hoài nghi Diogenes, còn ở Việt Nam hiện tại thì không, không hề
có chuyện đó. Hoặc anh cùng phe với tôi, hoặc anh xứng đáng bị bắn bỏ không thương
tiếc.
Con đường trăm năm chưa dẫm lối
"Người tự do không đi theo lề" huống chi là những lề hung bạo, xuẩn ngốc? Sao anh cứ phải áp đặt, muốn tôi thành "đồng chí", "đồng đảng" của anh? Trải nghiệm trăm năm qua chẳng phải là quá đủ với những người trí thức Việt Nam hay sao?
"Người tự do không đi theo lề" huống chi là những lề hung bạo, xuẩn ngốc? Sao anh cứ phải áp đặt, muốn tôi thành "đồng chí", "đồng đảng" của anh? Trải nghiệm trăm năm qua chẳng phải là quá đủ với những người trí thức Việt Nam hay sao?
Từ thất bại trong canh tân, đến nền chuyên chính vô sản, phải chăng chừng đó là
niềm ai oán mang tên Tri thức Việt Nam? Phải chăng là sự nối tiếp đầy thất bại
của trí thức?
Trong khát vọng kiến thiết Việt Nam mở đường đến Văn minh, Phan Chu Trinh đã có tuyên ngôn: Chi bằng học. Ông nhìn thấy rõ cái năng lực tri thức, cái khát vọng chinh phục của người Việt quá yếu nhược mà thỉnh cầu quốc dân: Chi bằng học.
Mười điều bi ai của dân tộc ngày nay chưa mảy may suy chuyển, những vấn đề cụ Phan đặt ra vẫn còn đó tính thời sự. Chỉ có điều chẳng mấy ai thấu câu “chi bằng học” nhưng ai cũng thích phán xét, ai cũng sẵn sàng nhân danh Công Lý.
Trong khát vọng kiến thiết Việt Nam mở đường đến Văn minh, Phan Chu Trinh đã có tuyên ngôn: Chi bằng học. Ông nhìn thấy rõ cái năng lực tri thức, cái khát vọng chinh phục của người Việt quá yếu nhược mà thỉnh cầu quốc dân: Chi bằng học.
Mười điều bi ai của dân tộc ngày nay chưa mảy may suy chuyển, những vấn đề cụ Phan đặt ra vẫn còn đó tính thời sự. Chỉ có điều chẳng mấy ai thấu câu “chi bằng học” nhưng ai cũng thích phán xét, ai cũng sẵn sàng nhân danh Công Lý.
Trăm năm chẳng chịu học, nhẽ còn chờ trăm năm nữa? |
Trăm năm, trong vòng
xoáy khốc liệt của thời đại, tri thức – trí thức rơi giữa đường. Còn đâu?
Nội lực của quốc gia,
sức phát triển của quốc gia dân tộc không hẳn nằm ở vị trí địa lý, dân đông
(lực lượng lao động lớn), tài nguyên phong phú mà chính ở nhân tài: “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên
khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Quốc gia này là của
người Việt Nam – như ý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – Mở không gian đối thoại,
là bước đầu tiên mở đường cho năng lực thực tế của giới trí thức Việt. Con
đường vốn thấm cả máu và nước mắt; con đường mà hàng chục năm qua trí thức với
cặp kính cận chỉ lấp ló phía sau Công – Nông.
Trí thức, bản thân
không phải là những kẻ phá hủy mà là người luôn tiềm ẩn nguồn năng lượng lớn
lao trong kiến tạo và phát triển, năng lực dẫn lối tri thức. Tôi nhớ câu của
Khai quốc công thần triều Lê – Nguyễn Trãi trong những ngày thất cơ lơ vận, sóng dập gió vùi còn:
“bui một tấc lòng ưu ái cũ, sớm ngày cuồn cuộn sóng triều dâng”.
Chẳng có cái bóng nào cả. Thằng trí thức sao phải xin xỏ thằng nào bỏ bóng?
Trả lờiXóaNgô Bảo Châu ăn gạch đá từ ha ha nhân dân, từ đồng bào của anh ta đấy chứ!?
Câu đó hông phải là xin xỏ mà là lời đề nghị đầy tôn trọng: Nhà vua hãy làm ơn bỏ cái bóng ra khỏi người tôi.
Trả lờiXóaÔng Văn Cao thất nghiệp đúng dịp nạn đói nên vào đội ám sát hế hế 😀
Trả lờiXóahãy trân trọng nhân tài
Trả lờiXóa