Chiến tranh biên giới phía bắc: Cần một sự sòng phẳng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 20171nhận xét

Trong hồi ký của ông Lý Quang Diệu (cố Thủ tướng Singapore) có một đoạn ghi chép về việc gặp ông Phạm Văn Đồng, qua ngòi bút của Lý mới thấy Việt Nam sau 30/4/1975 ngông cuồng, ngạo mạn đến mức độ nào.
Mọi người có thể nhớ về ông Lê Duẩn như hoài niệm về một lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không sợ Tàu, sẵn sàng đánh nhau với Tàu. Tôi thì không! Không hay gì việc không sợ đánh nhau cả.

Tôi muốn hỏi tại sao Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học"? Và rằng Việt Nam có cơ hội để tránh một cuộc chiến mang tính hủy diệt tại biên giới phía Bắc không?
Những chính sách đối ngoại (đặc biệt là cuộc chiến với Khơme), đối nội của ông Duẩn thời sau 30/4/1975 liệu có phải là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến đẫm máu này? Và tại sao, Lịch sử lại cứ bắt cái dân tộc bi thương này gánh lấy những sứ mệnh nặng nề như vậy?
Hãy điểm lại những tuyên ngôn của Việt Nam, nào là chúng ta là tiền đồn của Chủ nghĩa Xã hội, nào là phải đóng góp cho hòa bình thế giới, nào là phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng thế giới! Còn ông Tố Hữu thì uyển ngữ rằng: Thức ngủ canh giữ hòa bình thế giới...
Nhưng tuyên ngôn sặc một mùi hiếu chiến, sặc mùi sovanh!
Dãi thây trăm họ làm công một người! Kiêu ngạo không biết trên trời dưới đất còn ai nữa!
Và nhiều người nói rằng chúng ta đã thắng ư? Không, chúng ta thua lấm lưng, trắng váy. Chúng ta có thể buộc phía Trung Quốc không đạt được các mục tiêu chiến thuật của họ, nhưng chúng ta thua về mặt chiến lược. Hầu khắp các mục tiêu chiến lược mà Đặng Tiểu Bình đặt ra ngay trước cuộc chiến đều đã đạt được, họ cứu Khơ me đỏ thoát chết, họ bắt tay với Hoa Kỳ để hiện đại quốc gia, họ vây chẹt Việt Nam cuối cùng cũng bắt được kẻ ngông cuồng này sang đến Thành Đô.
Còn Việt Nam được cái gì sau cuộc chiến? Được cái gì?
Sức nước kiệt quệ, thế giới rẻ rúm nhìn Việt Nam như kẻ mọi dị hiếu chiến! Cuối cùng khi sức tàn lực tận, Việt Nam vẫn phải Cầu hòa với China cộng sản đó sao? Từ năm 1990 đến nay chẳng phải vẫn gắn kết với China bởi "tứ tương" đó sao? Thế thì ai thắng, ai bại?
Mà thắng thế thì được cái gì? Và còn lại cái gì? Sau năm 1975, thế giới ầm ầm tiến còn ta thì… ngồi trên xác pháo và chửi nhau với khắp thế giới, đánh nhau với cả một quốc gia hơn tỷ dân. Ích lợi điều chi?

Ngày hôm nay, chúng ta nhớ về cuộc chiến của 38 năm trước! Nhưng nhớ không phải là để báo thù, để dâng trào cừu hận mà nhớ là để sòng phẳng với lịch sử với chính mình và sòng phẳng với sự thật.
Khi sòng phẳng với lịch sử nghĩa là tương lai được định hình!
Share this article :

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 14:59 20 tháng 6, 2023

Vậy cứ để yên cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm sao?

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo