Cái status: Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện trên học đường cách đây khoảng bốn đến năm năm là cùng. Các cô nghĩ rằng một status như vậy ý nghĩa đéo gì đâu? Quan trọng là việc dạy và học. Nhưng sự thực thì nó đéo như vậy: Bởi vì khi dán status ấy thì gần như cả bộ máy chính trị và giáo dục ở Lừa nó vận hành theo tiêu chí có dạy và học theo đúng tấm gương của ông Cụ hay không?
Học tập làm theo cái gì?
Thậm chí lấy việc ăn theo nói leo làm tiêu chí đánh giá ví như cá nhân tiên tiến, lớp xuất sắc chẳng hạn, hay học trò nào ngoan, nhà nghèo vượt khó học giỏi thì bảo là nó đã biết học tập làm theo vân vân.
Thầy tát trò (ảnh cắt từ clip) |
Trong khoảng bốn, năm năm lại đây, các cô dư biết rằng đạo đức và chất lượng học đường ngày càng tụt giốc thê thảm. Càng cải cách càng ra phá hoại, càng lắm đạo đức rường mối càng loạn. Anh không hiểu người ta đang đào tạo ra cái gì hay là một cái máy photocoppy nữa.
Cô Ngà Voi và chi bộ hẳn còn nhớ hơn 20 năm về trước, thậm chí là ba mươi năm, học đường treo hai câu status: "Học nữa học mãi" của cô Linh hói và "Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người" được ghi là Hồ Chí Minh. Cơ mà sau này người ta biết tỏng câu đó là của bạn Trọng Quản nước Tề sống cách ông Cụ đến 2500 năm. Nhiều trường âm thầm bóc mẹ đi mà đéo hề giải thích lý do.
Chiện khẩu hiệu học đường, khuôn vàng thước ngọc mà đạo văn, ăn cắp là đéo có được đúng hông ạ?
Thời trước bọn ta đi học, thầy đoánh cho lằn mông, cốc sưng đầu, ném phấn vào mặt, hay bắt trò ngửa tay rùi quật thước kẻ vào là chiện rất bình thường. Bởi thầy là cha mẹ chứ không phải là đứa được thuê để dạy. Trò không được bật lại được thầy vì như thế đồng nghĩa với việc bất hiếu các cô rõ chửa?
Trở lại với sự vụ nhiều báo giới tuy giựt tít câu view vụ Thầy trò đánh lộn nhưng phải cắt bỏ dòng status mầu đỏ tươi nói trên. Vì sao? Vì sợ, cái gì mà người ta sợ hẳn đều có lý do của nó.
Tâm sinh lý lứa tuổi
Trong khi đó một mảng cực kỳ quan trọng trong học đường chính là tâm sinh lý lứa tuổi thì đéo ai biết. ĐCM mải học tập làm theo thì để ý làm bùi gì việc bọn trẻ khi đến mười ba mười sáu thảy đều phát dục. Tinh hoàn bắt đầu sinh tinh, con gái bắt đầu hình thành buồng trứng và đến tháng.
Bọn bắt đầu bị day dứt giữa việc trẻ con và người lớn
Thầy đéo biết, nhà trường và các quan giáo dục hông quan tâm, đại khái nhồi nhét bón bột được học trò càng nhiều càng tốt. Thế nên mới có việc thầy vả học trò bôm bốm mà đéo hề tính đến bản tính "trống" của học trò sẽ trỗi dậy và múc trả lại thầy. Trí não của nó cực đơn giản một con trống không thể bị sỉ nhục trước những con mái và những con trống khác.
Năng lượng tràn đầy và luôn tìm cách để phá ra thỏa mãn bằng cách này hay cách khác, đây cũng là thời kỳ định hình cái tôi của mỗi học trò. Cái tôi này sẽ phá nát đạo đức học đường nếu nó đéo có những quy chuẩn nhất định.
Việc không thấu hiểu hết tâm sinh lứa tuổi đã khiến nhiều nhà trường lựa chọn một cách hành xử cực kỳ phản giáo dục đó là tống khứ hết bọn học trò yêng hùng ra khỏi cổng trường (aka đuổi học). Và như vậy với tâm tính chưa định hình bỏn nài có thể bị lưu manh hóa.
Vì sao nhà trường làm như vậy? Vì thành tích vì học tập làm theo đới các cô ạ!
+ nhận xét + 2 nhận xét
Anh nói đúng, đó là hiện tượng Ego Depletion, thuật ngữ Ego được nhà tâm lý học Freud sáng tạo ra vào năm 1885. Ego Depletion diễn tả một trạng thái não trạng của chủ thể hoàn toàn kiệt lực, mất đi sự khống chế và thuần túy quay về tầng mức phản ứng ID của con người, não trạng loài bò sát (reptile brain) chỉ huy, hoàn toàn phù hợp trong ngữ cảnh của toàn bộ câu chuyện trên và thời khắc đó. Câu khẩu hiệu được xây dựng để hun đúc, bền bỉ xây dựng một sức mạnh ý chí, Willpower. Nhưng ý chí là một nguồn lực có giới hạn, và trên thực tế, nó đã bị mài mòn dần bởi điều kiện môi trường ở ngôi trường này, ngày qua ngày, đi ngược lại chủ trương đó. Ngay thời khắc xung đột hai bên là dấu hiệu của Ego Depletion, một sự bùng phát không thể khống chế.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cách hành xử, phán xử của những kẻ ngoài cuộc với quan điểm đạo đức khác nhau đây tạo ra một phán quyết bất hợp lý, không giải quyết được gốc rễ của vấn đề đó. Hai người đàn ông trong tình huống này đã mất đi mãi mãi cơ hội duy nhất của họ để giải quyết dứt điểm quan hệ nhân quả của họ, sự thông giao của họ. Tính thông giao trong quan hệ giữa người với người không được giải quyết trực tiếp, trực diện, hiện sinh. Vô cùng đáng tiếc!
thầy trò mà tát nhau thì còn ra gì
Đăng nhận xét