Hội chứng Flappy Bird

Thứ Ba, 11 tháng 2, 20143nhận xét

Chú chim Flappy Bird thật nhọc nhằn, khó khăn và dễ chết khi tìm cách bay qua những cái ống cống màu xanh. Dù rằng đó chỉ là những ống cống và màu xanh cũng khá là đẹp. Đường đến ước mơ phải là như vậy!!

Hiệu Minh một blogger tên tuổi, một chuyên gia IT có viết trong entry “Từ Flappy Bird đến Flabby Bird?” rằng: “Dù hôm nay tác giả có tuyên bố khai tử trò chơi, nhưng tôi có linh cảm, ngày nào đó Flappy Bird tiếp tục bay nhảy để giới trẻ toàn cầu phải đuổi theo chim của người Việt.
Màn hình Flappy Bird

Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là an ủi tinh thần cho những tâm hồn đầy lãng mạn. Hãy tưới “nước thánh” cho mảnh đất khô cằn nứt nẻ này đi.
Tâm lý truyền thông
Truyền thông cần có sự kiện, thậm chí phù phép làm ra sự kiện, truyền thông đeo bám Hà Đông cùng con chim quái zị Flappy Bird từng giờ từng phút để … câu view và tăng traffic. Mấy người ở công quyền sẽ suy nghĩ làm thế nào để thu thuế, truy thu thuế từ anh chàng Hà Đông đã trót đã lỡ kiếm 1 tỷ một ngày?
Còn chúng ta? Chúng ta sẽ không thể nào lý giải được việc một trò chơi dung lượng chưa đầy hai trăm kb lại có thể làm gió gọi mưa trên google play và làm sao mà Hà Đông kiếm được gần đấy tiền?
Thôi “nó” kiếm thế đủ rồi, giàu thế đủ rồi, dừng lại là thông minh!
Tất nhiên ai cũng biết rằng rất có khả năng chúng ta – Việt Nam đang mất đi một ông chủ của google, ông chủ của face book, nhưng chả ai làm gì và cũng chả ai phải chịu trách nhiệm gì cả. Nhiều người sẽ nghĩ "nó" (Hà Đông) giàu hơn mình là điều không chịu đựng nổi và không đóng thuế là điều không thể chịu đựng được!
Flappy Bird  thì đó không còn là hiện tượng, sự kiện nữa đó là một hội chứng. Hội chứng của việc những mầm tư duy đột phá, óc sáng tạo sẽ sớm bị thui chột. Là game over chứ không thể - không phải continue
Bởi chúng ta không có một nền tảng xã hội biết coi trọng bảo vệ những giá trị tư duy; chúng ta không hề biết coi trọng những việc làm đột phá hay những con người mang trong mình lòng ham chinh phục!
Trót lỡ có tư duy khác biệt thôi đã là quái đản, zị biệt rồi. Mà cái gì zị biệt thì đều không tốt, không nên…
Những Lê Bá Khánh Trình trong toán học? Vietnamnet trong truyền thông (báo chí) và nhiều nhiều sự kiện khác cũng chỉ là một phần của hội chứng đó mà thôi. Đặng Thái Sơn sẽ chẳng nên cơm cháo nếu ông không ở lại Nhật Bản; Ngô Bảo Châu cũng không chắc đã có nobel toán học và những ảnh hưởng nếu không sở hữu hai quốc tịch (Việt Nam và Cộng Hòa Pháp).
Kiến tạo sự phát triển?
Chợt nhớ câu mà ông Hồ Chí Minh, sau này những người lãnh đạo đảng nhà nước hay nói: Lấy dân làm gốc. Câu ấy vốn từ câu thành ngữ của người Trung Quốc: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên” mà ra; cũng gần với cương lĩnh “Thân Dân” của Đại Học (Đạo của đại học tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện).
Nhưng lấy dân làm gốc còn bao hàm việc lấy tư duy, bảo hộ và tôn trọng những tư duy khác biệt. Nhưng cách nghĩ việc làm bao cấp vẫn còn vì dân đúng là ... chỉ biết “dĩ thực vi thiên”.
Nếu dân đói sẽ có hàng cứu trợ của Trung ương, của xã hội; nếu cần phát triển công nghiệp sẽ có đất đai; để đảm bảo công bình ruộng đất nhà nước sẽ nắm quyền quản lý; để đảm bảo nguồn thu ngân sách thì sẽ tăng thuế tăng nguồn thu, thay vì nghĩ cách kích thích sự phát triển của khối dân doanh.
Yes hay No?
Để ổn định tâm lý xã hội, tâm lý kinh tế đã đang và sẽ có những gói kích cầu!
Và sợ dân nghĩ sai lệch, nghĩ khác đi mà phạm pháp (chống chế độ) nên phải mạnh công tác tuyên truyền…Tất nhiên các điều luật nghị định về thông tin truyền thông cũng là vì lo trước cho dân, răn dạy dân.
Thực là cái gì cũng nghĩ cho dân, cái gì cũng vì dân; thực là ưu việt.
Nhưng ưu việt như thế là cản trở sự phát triển, kiềm hãm tư duy, gây trở ngại cho sự phát triển và làm chết yểu những tư duy hay những con người mang trong mình trong mình năng lực đột phá!
Có bao nhiêu điều luật cản trở sự phát triển của lĩnh vực IT? Có bao nhiêu điều luật cản trở lại quá trình người dân làm chủ? Tất nhiên có bao nhiêu hành động và việc làm đang từng ngày từng giờ tạo nên một sân chơi hạng hai cho khối dân doanh?
Chợt nghĩ tới thông điệp đầu năm của thủ tướng: Nhà nước kiến tạo sự phát triển – nhưng không có think park thì kiến tạo “sự phát triển” kiểu gì? Không trọng tư duy và sự khác biệt anh lấy gì ra phát triển?
Chú chim Flappy Bird thật nhọc nhằn, khó khăn và "dễ chết" khi tìm cách bay qua những cái ống cống màu xanh. Dù rằng đó chỉ là những ống cống và màu xanh cũng khá là đẹp. Game over!! Hội chứng Flappy Bird sẽ còn đeo đuổi người Việt dài dài. 
Share this article :

+ nhận xét + 3 nhận xét

Nặc danh
lúc 15:46 11 tháng 2, 2014

Dẫn cái link nầy về đây cho pà con tham khảo thêm:
http://www.proxyweb.com.es/browse.php/5_2FlT_2/B7t5o_2F/gFuro8Pc/apwWbk5F/_2F87qMz/B_2BaG1i/bqD9FahD/nlehVglb/TxyRxEzG/2bLL4vt1/PWP8Q14y/5GuDhnkf/l1ry9clM/JoCA_3D_/3D/b13/

lúc 22:14 2 tháng 7, 2023

tôi nghĩ hội chứng này đâu còn nữa

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo