Đâu là Việt Nam?

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 201411nhận xét

Chúng ta tìm về cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh nào để lý giải vì sao dân tộc này, quốc gia này có thể trụ vững trước họa xâm lăng cả ngàn năm của người phương Bắc?

Trong bài luận Luyện thú đăng trên danquyen.org mới đây tác giả Nguyễn Văn Thạnh có ví sức mạnh dân tộc Việt Nam như một con sư tử giữa thảo nguyên. Sức mạnh ấy đã giúp dân tộc Việt Nam trụ vững bên "một nước lớn luôn mơ mộng bành trướng", sức mạnh ấy đã đưa cả dân tộc này vượt qua 9 năm kháng Pháp, tiếp đó là đưa hàng triệu thanh niên Bắc Việt băng Trường Sơn lửa đạn để chiến đấu vì lý tưởng giải phóng miền Nam.

Và sức mạnh ấy bị cầm tù bởi miếng thịt sống là lý tưởng ngộ nhận, hay ruộng đất bình quyền...

Bản chất chỉ là con trâu và đồng ruộng
Có thể lối ví von như vậy tác giả Nguyễn Văn Thạnh nghĩ rằng sẽ tạo sức mạnh cho bài viết, hoặc khơi dậy cái sức mạnh con sư tử trong lòng mỗi con người, hoặc bất cứ một lý do, nền tảng kiến thức nào mà Nguyễn Văn Thạnh đã lựa chọn và cho là đúng đắn.

Nhưng bản thân Việt Nam hay Việt tộc đã hàm ý chỉ cư dân nông nghiệp, dùng liềm gặt lúa nước, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mang trong mình sức mạnh của sư tử. Chúng ta là cư dân của làng xã, của nền văn minh lúa nước, "cuộc đời của dân tộc" này, của anh, của tôi, của chúng ta gắn liền với con trâu, với ruộng đồng. 
Tôi, anh cũng chỉ ruộng đồng mà nên
Đồng ruộng, làng xã nuôi sống dân tộc này, bảo tồn dân tộc này, nó hoàn toàn khác với văn minh đô thị - một hậu sinh của văn minh du mục mang sức mạnh sư tử trên thảo nguyên. 

"Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn"

Sức mạnh của Việt Nam chính là sức mạnh của làng xã, ruộng đồng, của con trâu và cái cày (tất nhiên có những mặt mạnh và yếu căn bản của sức mạnh này), thậm chí cho tới thời hiện đại, sức mạnh làng xã, sự cố kết, truyền thống gia trưởng đang là những trở lực về tâm thức để người Việt Nam hướng tới và xây dựng một nền dân chủ. 

Ngày hôm nay thì tay máy tôi đã run lên (lần đầu tiên trong đời tác nghiệp, tôi run tay như vậy), khi chứng kiến một ông lão bẩy mươi quỳ thụp và cố gắng ôm chân lãnh đạo cao cấp để nói được cái ước nguyện của mình, khi lực lượng công an ập vào ông lão chỉ cố kêu lên: Xin hãy để cho tôi nói, để cho tôi nói! 

Ôi! Thế kỷ XXI, ôi thời đại dân chủ!

Sự khôn ngoan của cha ông
Lại nói về sự tồn vong của quốc gia bên cạnh cái họa xâm lăng phương Bắc. Cha ông chúng ta đã lựa chọn một giải pháp khôn ngoan nhiều hơn là sức mạnh của sư tử. Bằng tất cả sự khiêm nhường của "Nam Đế" - bằng việc đánh giá đúng thực lực của mình, những giá trị kinh tế, lợi ích chính trị các vương triều Đại Việt đã cố gắng đến mức tối đa việc phải đương đầu với sức mạnh China.
Cháu của Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Hiển, đang trìnhTrần tình biểu lên các quan nhà Thanh
Một ngàn năm trung đại, lịch sử in dấu có 8 lần đại chiến Bắc - Nam (bao gồm cả 3 lần Nguyên - Mông xâm lăng). Nghĩa là bình quân cứ 125 năm mới có một cuộc chiến, biên giới hai nước Việt - Trung nhìn chung tương đối ổn định. 

Nếu nói "khí chất không phải thường" của người Việt ở khía cạnh quật cường đánh trả ngoại xâm hay cường ngạnh với Trung Hoa bảo tồn độc lập, thì đó là cái nhìn phiến diện, sai sự thật. Chúng ta buộc phải chấp nhận thực tế lịch sử rằng các vương triều Đại Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt) đã phải nộp cống, xưng thần với China như một cái giá để giữ hòa bình và kể cả bảo vệ nền độc lập, hay thể chế chính trị của mình.

Điều gì cũng có cái giá của nó, sự khôn ngoan của tổ tiên, cũng là gánh nặng buộc con cháu phải tìm hướng thoái Hoa, thoát Hán. Không thoát Hoa, thoát Hán cũng có nghĩa là chúng ta phải lặp lại "sự khôn ngoan của tổ tiên". Đó gần như là nỗi nhục quốc thể trong thời hiện đại, thời của thế giới tưởng như "phẳng".

Thoát Hán nhưng đừng bao giờ bắt, và cũng đừng bao giờ mong ước sức mạnh của Việt Nam - của dân tộc này như "con sư tử giữa thảo nguyên". Đi ngược, hay mong ước ngược lại với tập tính của dân tộc, chẳng bao giờ là lựa chọn khôn ngoan nếu như không muốn nói đó là sự ngộ nhận tai hại. 

Cá nhân hay cộng đồng?
Hiểu được cội nguồn văn hóa, chính là hiểu về chính mình, để từ đó lựa chọn giữa sức mạnh cộng đồng hay nỗi niềm cá nhân, đó gần như là nhận thức được mối rối trong mớ bòng bong mà chúng ta đang mắc phải. 

Có bao giờ chúng ta băn khoăn và hỏi rằng dân chủ từ đâu mà đến? Từ vừa đi đường vừa kể chuyện ư? Từ một nhóm những dân chủ mạng ư? Hay từ vĩ cuồng muốn canh tân đất nước sau chỉ vài tháng hoặc một năm? Hoặc từ chỉnh thể hiện tại, bỗng ngày sáng soi và tự diễn biến đến nỗi thiết lập nền chính trị đa nguyên? Không có lực lượng - hay sức mạnh của cả xã hội mà lại mưu cầu dân chủ từ nhóm, từ cá nhân thì thật không khác gì "mò trăng đáy nước, cột gió đầu cây". 

Tôi thiên hướng dân túy! 
Cá nhân, cộng đồng luôn là mối quan hệ tương sinh
Đối diện với một thực tế rằng thói tính gia trưởng, tâm lý làng xã và sự thờ ơ của xã hội, dân chủ gần như không tìm ra hướng đi của mình. Phương thức sai lầm, lập luận sai lầm phản ánh ngay cái não trạng gia trưởng, không khác gì một trở lực cho chính tiến trình này. 

Kiều thì chẳng phải là nỗi niềm cá nhân gì, cũng chẳng phải triết lý cộng đồng, hay chính thể phong kiến nào đã nghiền nát Kiều. Cô ấy 15 năm lưu lạc phong trần là bởi cô ấy đã lựa chọn như vậy, và cô ấy vốn dĩ là gái Tàu, chẳng một chút ý vị Việt Nam nào cả, không một hình bóng Việt Nam trong người cô Kiều.

Rose Park và những hoạt động của bà ấy cũng khác xa với hiện trạng Việt Nam. Tất nhiên nếu Rose chỉ diễn đi diễn lại hành động từ chối việc nhường ghế cho người da trắng, hay chỉ ghi chép về hành trạng của mình thì liệu bà có trở thành "mẹ đẻ của phong trào nhân quyền hiện đại" được không?

Còn chúng ta ngay trong hiện tại đang có cái gì? Ví dụ sinh động mà sai sẽ phá hỏng cả kết cấu ý tưởng bài viết!

Cá nhân hóa mình, nhóm hóa, là hành động tự cô lập mình chứ không phải là biểu hiện của tư duy sâu sắc gì cả. Dù có một trăm, một ngàn lần chuyển nhà, hay hành xác thử vác xin qua những lần trực diện với lực lượng công an thì anh vẫn chỉ là anh. Tương tư như vậy một nhóm kêu cả trăm lần quyền biểu tình, hay quyền bị "được" công an đánh thì vẫn chỉ là việc làm riêng của nhóm đó.

Cái Tôi - hay nỗi niềm cá nhân không thể phủ định, nhưng cũng không thể quá lạm dụng. Vác xin thì không thể cứ thử mãi được! 

Dù rằng ngày nay còn vật vã giữa tư duy và thực hành dân chủ với não trạng của cư dân nông nghiệp làng xã, dù rằng ngày nay những phương thức đấu tranh sai lầm đang bào mòn những cá thể dân chủ, thì dân chủ hóa vẫn là hành trình không thể đảo ngược. Chỉ có điều dũng cảm và nhiệt tâm chưa đủ, chính khoa học, tư duy và sự hiểu về chính mình mới quyết định hành trình này nhanh hay chậm.
Share this article :

+ nhận xét + 11 nhận xét

lúc 21:17 19 tháng 1, 2014

cu Hàn đăng páo kiếm mấy đồng ăn trầu đê...hehe.

lúc 21:19 19 tháng 1, 2014

Anh dí bòi vào! Đcm thề với chi bộ, anh mà hông giáo hóa được mấy con lõ đít kia thì anh về úp mặt vào lìn vợ sướng quách đi cho rồi.

Hơ hớ!!

lúc 23:06 19 tháng 1, 2014

Móa ơi, anh vừa tìm được trang nài: http://chepsuviet.wordpress.com/2014/01/19/vu-pham-quy-ngo-va-cuoc-chien-voi-the-luc-den-khong-lo-19012014/. Không vãi cả lìn!!

Chi bộ đọc nhớ bí mật nhuế!

lúc 04:25 20 tháng 1, 2014

Bà đĩ tổ là người vịt mềnh, anh biết. Cháu chắt bả đang cởi đồ cho trai hàn sang chọn vợ đấy thây?

Lang
lúc 19:03 20 tháng 1, 2014

Vịt tộc éo có khái niệm dân chủ. Thời nào cũng mún có thằng "con giời" để nó chăn. Tư tưởng thì toàn vay mượn của ngoại bang: hết Khổng, Lão rùi lại Xồm, Hói.... Chỉ khi thấy nhục quá thì vùng lên "còn cái lai quần" cũng oánh. Oánh xong rùi lại tôn 1 thèng khác lên cho nó chăn dắt. Đúng là Vịt!
Đèo mịa!

NôngDân
lúc 16:02 21 tháng 1, 2014

Bài viết như lồn, biện hộ cho mấy thằng THÁI THÚ thời nay cũng không thành!.
+ “Cha ông chúng ta đã lựa chọn một giải pháp khôn ngoan nhiều hơn là sức mạnh của sư tử. Bằng tất cả sự khiêm nhường của "Nam Đế" - bằng việc đánh giá đúng thực lực của mình, những giá trị kinh tế, lợi ích chính trị các vương triều Đại Việt đã cố gắng đến mức tối đa việc phải đương đầu với sức mạnh China.”
- Thế thì những người đã lãnh đạo nhân dân làm lên những trận Bạch Đằng; Chi Lăng; Đống Đa, hay ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, là những người ngu muội, họ đã chọn “giải pháp” thiếu khôn ngoan à???.
+ “Chúng ta buộc phải chấp nhận thực tế lịch sử rằng các vương triều Đại Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt) đã phải nộp cống, xưng thần với China như một cái giá để giữ hòa bình và kể cả bảo vệ nền độc lập, hay thể chế chính trị của mình.”
- Nhưng lịch sử chưa ghi nhận vương triều nào dâng đất, cắt vịnh, cắt biển, hiến đảo để giữ hòa bình cả!!!.

lúc 16:49 21 tháng 1, 2014

Dù cô Nông dân có cố xóc lọ tinh thần thế đéo nào thì xóc, nhưng lịch sử nó có những sự thật buộc chúng ta phải chấp nhận. Và sau tất cả dững chiến thắng vẻ vang đó, ông Lừa nhà chi bộ vẫn buộc phải cống nạp, xác định ra mối quan hệ ràng buộc quân chủ - chư hầu với china.

Cô Nông nên nhớ trước khi có cuộc múc nhao với Mông Nguyên lần hai, các cô nhà Trần đã phải khiêm nhường đến mức đéo thể khiêm nhường hơn, nhẫn nhịn đến mức đéo thể nhẫn nhịn hơn.

Nhà Mạc dù muốn hai không đã phải cắt đất cầu hòa.

Và anh cũng đã nói, sự khôn ngoan đó là gánh nặng cho chi bộ ngài nai. Lặp lại sự khôn ngoan nài là nỗi nhục quốc thể!

lúc 17:29 21 tháng 1, 2014

cô hàn nếu đủ nội công thì biên bài huyền như khai sáng đầu lâu anh cái :D

Lang
lúc 21:30 21 tháng 1, 2014

Có Beo nó biên gồi. Con Hàn éo có tin từ "ông anh" như Beo mô.

lúc 22:46 21 tháng 1, 2014

Trong thế giới loài người ,sự khác biệt trí tuệ giữa từng cá thể hay dân tộc,chủng tộc so với lịch sử tiến hoá loài người là vô cùng bé nhỏ.

Dân tộc,quốc gia nào đó sớm chạm vạch văn minh nhân loại trước dân tộc,quốc gia khác là do phương thức ,môi trường,văn hoá đời sống của cộng đồng ấy hợp chủ thể kinh tế xã hội , thời hơn đại hơn;họ dẫn đầu và khi chủ thể kinh tế xã hội chuyển đổi,họ lại bị lụn bại và bị thay thế bởi dân tộc quốc gia tiên phong khác.

Mấy thế kỷ gần đây,những những nền văn hoá,kinh tế chăn nuôi vượt lên trong kỷ nguyên kinh tế thị trường vì họ sớm có kinh nghiệm trao đổi giao lưu hàng hoá sản vật.Ngược lại như Việt nam,đi lên từ hái lượm,rồi văn hoá lúa nước ,được thiên nhiên ưu đãi 'tối đâu là nhà ngã đâu là giường" nên phụ thuộc,ỷ lại và ngủ quên trong rừng vàng biển bạc khí hậu ôn hoà .

Vùng ôn đới bắc bán cầu thì không được như thế,không sáng tạo,năng động thì không thể sống qua mùa đông băng giá...

Hy vọng qua thời kinh tế thị trường , kinh tế thông tin,kinh tế tri thức trâu đàn chậm chạp Việt nam sẽ có những bứt phá ngoạn mục trước những thế lực kinh tế thị trường kềnh càng đang dần trên đà lạc hậu .

lúc 22:19 2 tháng 7, 2023

nhân dân Việt Nam rất anh hùng

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo