Tôi phủ quyết Hiến pháp sửa đổi

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 201321nhận xét

Hiến pháp sửa đổi 1992, đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua lúc 10h sáng ngày 28/11 năm 2013. Với tư cách một công dân một người tuân thủ pháp luật tôi buộc phải (không có sự lựa chọn nào khác) tuân thủ Hiến Pháp này khi nó đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua.
Nhấn nút và thông qua, ảnh VNEX

Nhưng với tư cách là một công dân ở một quốc gia dân chủ gấp vạn lần nền dân chủ tư sản tôi có quyền đưa ra những ý kiến phủ quyết bản Hiến Pháp sửa đổi này.
Với tư cách một công dân người sở hữu quyền bầu ra các đại biểu Quốc Hội, người có quyền tự do ngôn luận mà chính Hiến Pháp 1992 sửa đổi bổ sung công nhận và tuyên bố trước toàn bộ công dân cũng như trước quốc tế, tôi phủ quyết và công bố lý do vì sao tôi phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi này.
Vì mỗi công dân đều có quyền được phát biểu ý kiến của mình về một vấn đề trọng đại quốc gia, tôi phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi này.
Và vì có tới hơn 97 % số đại biểu Quốc Hội (theo VNEX) đã không phản ánh đúng tâm nguyện của tôi, không làm tròn hết chức trách mà tôi với tư cách công dân giao phó nên tôi phủ quyết bản Hiến pháp này.
Tôi sẽ bảo lưu ý kiến của mình vì tôi được chính Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam công nhận những quyền của mình bao gồm cả quyền tự do ngôn luận. Tôi sẵn sàng tranh luận một cách công khai, nghiêm túc và cầu thị xung quanh vấn đề này.
Bên cạnh những bước tiến mới về mặt dân chủ, dân quyền, hay những định hướng mới cho việc cải cách thượng tầng chính trị thì Bản Hiến Pháp sửa đổi 1992 vẫn còn tồn tại những điều được coi là thiếu dân chủ thậm chí xâm phạm vào các quyền tự do tư tưởng, bình quyền chính trị, bình quyền kinh tế và quyền tư hữu tài sản của công dân.
Về sự lãnh đạo của Đảng
Điều 4 Hiến Pháp sửa đổi bổ sung mà Quốc Hội vừa thông qua ghi rõ:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Bản thân Hiến Pháp là khế ước xã hội, do công dân của một quốc gia xây dựng nên, đó là thành quả chung của công dân và không có trách nhiệm phải quy định rõ Đảng Cộng Sản Việt Nam là ai và làm gì.
Đây là vấn đề khoa học trong lập pháp mà lập pháp thì không thể phản khoa học.
Điều 4 với những định nghĩa về ĐCS chỉ có thể được xác định trong cương lĩnh Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cương lĩnh Đảng Cộng Sản Việt Nam là một văn bản mà theo như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định là có giá trị cao hơn Hiến Pháp.
Vậy mời các vị lên trên ghế cao hơn mà ngồi, chứ chỗ này (Hiến Pháp) vẫn còn là cái ghế thấp chưa xứng đáng với vị thế của các vị.
Việc Hiến Pháp xác định rõ ĐCS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội (theo như tôi hiểu) có nghĩa rằng bất cứ một công dân nào khi không phải là thành viên của Đảng CS Việt Nam đều không có quyền lãnh đạo Nhà nước. Điều này gây sự bất bình đẳng về chính trị giữa công dân và những người là thành viên Đảng cộng sản Việt Nam, tước đi của công dân quyền được lựa chọn những người lãnh đạo chính phủ và nhà nước, hay quyền tự ứng cử để lãnh đạo chính phủ và nhà nước Việt Nam.
Công dân buộc phải “phấn đấu vào Đảng CS Việt Nam” nếu như muốn chứng tỏ và sử dụng năng lực lãnh đạo Nhà nước của mình, xâm phạm vào quyền tự do tư tưởng, tự do chính trị của mỗi công dân.
Đảng lãnh đạo xã hội. Đảng cầm quyền chỉ có thể lãnh đạo chính phủ, còn xã hội phải được bình quyền và tự do về mặt tư tưởng. Đó là quyền công dân và quyền của cả xa hội ở một Quốc gia Dân chủ, tiến bộ và ưu việt xứng đáng được hưởng.
Đảng không thể và không có quyền lãnh đạo cả xã hội với hơn 90 triệu con người đang chung sống.
Khi đại đa số công dân mong muốn Đảng CSVN nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì toàn bộ điều 4 Hiến pháp sửa đổi bổ sung phải được đổi ngược thành: “Nước CHXHCN Việt Nam công nhận quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam, phục vụ trung thành và chịu giám sát của công dân”.
Về quyền của các cộng đồng dân tộc
Trích mục 3 điều 5, Chương I CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ:
“Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”. Bản thân mục này là một biến thế bị động quy định nên quyền được dùng tiếng nói chữ viết, bản sắc dân tộc, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của một dẫn tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 
Trong khi đó những quyền này là đương nhiên và bất khả xâm phạm.
Hiến Pháp không thể “ban những quyền” này cho mỗi một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được.
Thể chủ động phải là: “Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ các quyền dùng tiếng nói riêng, chữ viết riêng, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam nghiêm cấm và trừng phát bất cứ ai, chính sách, phát ngôn hay hành động nào xâm phạm vào các quyền kể trên”.
Về tự do ngôn luận
Điều 25 chương II QUYỀN CON NGƯỜI QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN ghi:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Vì tính minh bạch và cụ thể, chính xác và khoa học của Hiến Pháp, tôi mong muốn trong Hiến Pháp phải quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Nước CHXHCN Việt Nam nghiêm cấm và trừng phạt bất cứ ai, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước nào có những phát ngôn, chính sách và hành động xâm hại hay gây ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,biểu tình của công dân”.
Điều này nhằm hạn chế việc cá nhân, cơ quan nhà nước, Chính phủ ra những chính sách, pháp luật gây hại, xâm phạm vào quyền tự do ngôn luận của công dân rồi lại nói đó là “do pháp luật quy định” khiến công dân có quyền mà cũng như không, ảnh hưởng tới Uy tín và năng lực lãnh đạo Nhà nước của Đảng CSVN.
Về quyền quản lý và sử dụng đất đai
Một chân lý hiển nhiên rằng đất đai sinh ra trước và nuôi sống cả dân tộc này, đất đai đã tạo cho dân tộc Việt Nam một nền văn minh lúa nước đặc sắc và quy định nên những tập tính, lối ứng xử của Dân tộc Việt Nam. Nhiều gia đình, nhiều làng xã sinh sống và sở hữu những diện tích đất đai từ trước khi ĐCS Việt Nam ra đời.
Thứ hai mọi công dân đều có quyền tư hữu tài sản, pháp luật phải bảo hộ quyền tư hữu đó. Với cư dân nông nghiệp lúa nước thì quyền tư hữu đất đai là quyền tối cần thiết nó bảo đảm cho người dân phương kế sinh nhai và chỗ ở. Đây cũng là những quyền con người thiết thân và cơ bản.
Thứ 3 vấn đề đất đai đã trở thành điểm nóng gây bất ổn xã hội, gây nên sự mâu thuẫn sâu sắc giữa làng xã và thành thị, giữa người nông dân với công nghiệp, giữa quyền của công dân với chính sách thu hồi đất đai của Nhà nước CHXHCN VN.
Trong khi đó tại điều 53 Chương III KINH TẾ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ghi: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều này đã trao toàn bộ quyền quản lý đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời và các tài nguyên khác vào tay Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đảng được Hiến Pháp quy định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội).
Thật không thể tưởng tưởng nổi một Đảng – đặt dân tộc đứng hàng thứ ba sau “giai cấp công nhân và nhân dân lao động” mà lại quản lý, “đại diện chủ sở hữu” toàn bộ biển trời, tài nguyên đất đai của một quốc gia? Tôi e rằng điều này dẫn tới sự lạm quyền, trục lợi và nghiêm trọng hơn là khống chế toàn bộ nền kinh tế, sức sống của nền kinh tế nước CHXHCN Việt Nam.
Các phần tử chống đối, các thế lực thù địch lợi dụng chống phá xuyên tạc và tiếp tục “diễn biến hòa bình”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Danh dự, uy tín và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội của ĐCS Việt Nam.
Và cũng vì điều này gây tổn hại đến quyền tư hữu tài sản – trong đó có quyền tư hữu đất đai của công dân, tạo ra và nuôi dưỡng những mầm mống gây bất ổn định xã hội cho nên tôi phủ quyết. Với tư cách một công dân tôi đòi quyền được bình đẳng trong tư hữu và quản lý tài sản bao gồm cả đất đai.

Tất nhiên là những phủ quyết của tôi không có giá trị về mặt pháp lý, nhưng tôn trọng và bảo hộ quyền phủ quyết này sẽ chứng tỏ Hiến Pháp, Pháp Luật và Đảng CSVN tôn trọng quyền tự do ngôn luận của cá nhân tôi và rộng hơn là của công dân nước CHXHCN Việt Nam mà Hiến Pháp Việt Nam đã được Quốc Hội long trọng công bố và thông qua.
"Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".
..........
Hantimes không chịu trách nhiệm về việc sao lưu, truyền tải và phát tán trên các mạng xã hội về bài viết này. Không chấp nhận comment chửi tục, văng thề một cách lộ liệu khi bình phẩm về bài viết này.
Share this article :

+ nhận xét + 21 nhận xét

lúc 13:43 29 tháng 11, 2013

Chi bộ bến Bựa nghe đơi, vì đơi là vấn đề nghiêm túc, trọng đại quốc gia nên anh không hoan nghênh nói tục chửi bậy. Có cô náo bức xúc, hay nhã mồm muốn văn thì phải dùng ký hiệu hoặc viết tắt.

Xin trân trọng cảm ơn!

lúc 14:43 29 tháng 11, 2013

đkm được hông tủ lạnh!? đã thông qua theo nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân rồi ,còn phản biện thì để dành đó chờ vài chục niên sau có đổi tiếp thì đem ra nhé...đkm ai chửi các đc thánh đại diện nhân dân là chó

lúc 16:41 29 tháng 11, 2013

Hờ hờ! Anh thông báo là hantimes.info đã hủy tên miền trong cài đặt blogger. Lý do: Bị chặn rat quá không truy cập được.
Ti diên không hiểu sao với một số người trang web nài vẫn tồn tại và up bài. Điều nài gây ra những hiểu nhầm đáng tiếc.

Vậy anh tiên bố đơi http://hantimesblog.blogspot.com/ mới chính là Bến mới của đám bựa mặt (.) trao đáng yêu. Mọi bài viết trên hantimes.info huyền tuyền hông phải là bến Bựa, lãnh tụ chả có trách nhiệm điếu gì cả. Anh đang giải quyết chiện xiền nong cho nên tạm thời chưa tìm ga nguyên nhân việc hantimes.info vẫn còn tồn tại.

lúc 16:56 29 tháng 11, 2013

đèo mẹ, lâu phết

lúc 17:01 29 tháng 11, 2013

@chi bựa :anh phải công nhận diễn viên chiên nghiệp cũng diễn éo hay bằng diễn viên QH! Hôm nai đồng chí Dương Tàu lên truyền thông tiên bố " tui là 1 trong 2 ngừi hông bấm nút ". Vở tuồng dân chủ, công khai,minh bạch,tuyệt đại đa số,theo ý nguyện toàn dân....đã xuất hiện vai diễn chính

lúc 17:42 29 tháng 11, 2013

Trước đây, nghĩ 10 năm nữa sẽ cởi trói giống TQ bây giờ. Còn sau khi HP mới thông qua, thì nghĩ cũng 30 năm nữa. Xong đời cô Lựu, chỉ còn chú Đạn thôi. 2015 phân chia lại ruộng đất, có khi qua năm đó mới có bất ngờ chăng? Mà năm đó lại cbi nhân sự cho nhiệm kỳ kế tiếp thì quyền lại siết chặt hơn nữa. Với những "nhà lý luận đảng" kiểu Trọng or bảo thủ kiểu Nghị, rất khó đột biến từ bên trong.

lúc 18:25 29 tháng 11, 2013

Tiện đơi anh cũng công bố luôn, anh là lãnh tụ số 1 di nhất của bến Bựa, tuyền bộ những thành viên BCT Bến Bựa có quyền can thiệp nội chính đã bị anh sa thải hết sạch. Tất diên ghế trong Bê Cê Tê Bến Bựa của bỏn thì không hề si chiển.

Chi bộ giàu lòng tha thứ cho sự độc tài của anh hông?

lúc 19:36 29 tháng 11, 2013

Anh rất hiểu sự "độc tài" của tủ lạnh, không muốn làm liên lụy đến anh em.

lúc 19:55 29 tháng 11, 2013

anh hiểu, dưng mờ thích thì anh sẽ biên 4,5cái cồng dài như c vịt thì ok nhé!

Nặc danh
lúc 21:02 29 tháng 11, 2013

Chú bựa này có nhiều tư duy và trăn trở quả ko phải là người tầm thường.
Nhưng anh vẫn muốn chú làm như Trương Duy Nhất là qua Proxy vẫn comment được, để anh trằn trọc cùng với chú

lúc 22:34 29 tháng 11, 2013

Cu Hàn chuyển nhà làm anh bối rối vì tìm hoài không ra, cũng nhờ có danluan dẫn link.

Cu Hàn viết bài này hay, lý luận chặt chẽ khoa học. Bọn con buôn chánh trị lập lờ đánh lận con đen đem luật pháp quay trở lại đánh úp hiến pháp. Tương lai VN giống chị Dậu.

Anh Cả
lúc 18:29 1 tháng 12, 2013

"Các phần tử chống đối, các thế lực thù địch lợi dụng chống phá xuyên tạc và tiếp tục “diễn biến hòa bình”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Danh dự, uy tín và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội của ĐCS Việt Nam".

Và cũng vì điều này gây tổn hại đến quyền tư hữu tài sản – trong đó có quyền tư hữu đất đai của công dân, tạo ra và nuôi dưỡng những mầm mống gây bất ổn định xã hội cho nên tôi phủ quyết. Với tư cách một công dân tôi đòi quyền được bình đẳng trong tư hữu và quản lý tài sản bao gồm cả đất đai.
Sao lại còn vuốt đuôi cho đảng như thế này hở Hàn? Chửi thì cứ thế mà chửi cho oai luôn đi, sợ đảng cho ăn tát hay sao?

lúc 19:13 1 tháng 12, 2013

Ở bất cứ quốc gia nào,nếu là không thể tránh được thì việc thay đổi thể chế đều hoặc phải được thực hiện theo phương thức hòa bình thông qua cuộc vận động bầu cử quốc hội,hoặc thông qua một cuộc từ chức hay đảo chính .

Ở VN,việc đổi mới chính trị có lễ phải chờ khi Quốc hội có nhiều ông Dương Trung Quốc hơn nữa và chuyện này thuộc trách nhiệm mỗi cử tri ,mỗi công dân.Hãy tự trách mình trước khi trách người!

lúc 19:40 1 tháng 12, 2013

@ Cô Lâm lìn: Trách nhiệm cử tri cái đầu buồi ấy mà trách nhiệm cử tri. Đi bầu cử đại biểu quốc hội, mà đại biểu đéo từng một lời hứa, tất cả chỉ cái sơ yếu lí lịch trích ngang cái ảnh 4 -6. Hỏi tại sao thì bảo Đảng tổ chức bầu cử ở Lừa như thế, cấm cãi.

Trách nhiệm cái bòi ấy trách nhiệm

@ Con Cả buồi: Thực ra có đéo danh dự đâu mà sợ mất. ĐCM!!

lúc 20:22 1 tháng 12, 2013

@Hantimes:Gạch ai,bầu ai hoặc không bầu ai là quyền cử tri đó thôi Hantimes.

Bức xúc với các nghị gật cũng chẳng ích gì,có lẽ việc thiết thực hơn để dân chủ hóa xã hội nên được bắt đầu lại bằng việc vận động chỉnh sửa LUẬT BẦU CỬ cho văn minh,tiến bộ ,đặng có đất cho người có tâm,có tài tham gia cơ quan quyền lực Quốc gia?

lúc 20:27 1 tháng 12, 2013

Gạch bầu là thứ quyền mà Bê ban cho công dân.
Bê quên mẹ mất rằng để có được niềm tin và sự lựa chọn tốt nhất công dân còn được quyền nghe và giám sát và bãi truất. Còn ĐCM thằng nào đòi bãi truất Bê - Đảng của đầy tớ nhân dân thằng ấy đích thị phản động hí hí!

lúc 21:13 1 tháng 12, 2013

anh đang mớ ngủ các cô ợ! bấm nút có truyền hình trực tiếp mà ra đến mấy kết quả, thế thì gạch bỏ hay lấy có đáng quan trọng lắm không? tin à? niềm tin đã cạn, anh đi ngủ tiếp đây....!

lúc 14:38 14 tháng 12, 2013

A đọc xong, làm bi thuốc lào thấy phê pha vãi .đcm lãnh tụ mặt (.)

Nặc danh
lúc 00:08 14 tháng 1, 2014

Đầu tiên em chỉnh anh Hàn hai chữ “khế ước”
Hiến pháp chỉ là khế ước của xã hội khi đã đạt được mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tức là nó đã ở giai đoạn đầu của Cộng Sản Chủ Nghĩa, lúc đó theo lý luận của Mác thì không còn nhà nước. Toàn dân tự lập ra những quy ước với nhau và cùng nhau thực hiện nó. Lúc đó thì Hiến Pháp mới được gọi là bản khế ước. Hãy hình dung lúc đó toàn dân đều là đảng viên cộng sản và Hiếp Pháp lúc đó chính là bản điều lệ Đảng, còn trong giai đoạn của chúng ta hiện nay chỉ nên gọi Hiến Pháp là bộ luật cơ bản.
Em cũng đồng ý với anh khi nêu quan điểm. Không ghi điều 4 cũng như bất cứ một điều nào về tổ chức Đảng vào trong Hiến Pháp vì rằng thế này:
Hiến Pháp là bộ luật cơ bản đầu tiên quy định tổ chức một bộ máy nhà nước, quyền, nghĩa vụ của công dân…. Đảng không thuộc bộ máy nhà nước. Vì bộ máy nhà nước trên cao nhất là quốc hội, Chính Phủ, dưới có các hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân quy chế tổ chức ngành dọc có các bộ ban ngành, từ trung ương đến địa phương
Đảng không nên có mặt trong Hiến Pháp, nhưng Đảng ta là tổ chức lãnh đạo nhà nước và xã hội. Và bằng mọi giá phải giữ được quyền lãnh đạo để hiện thực con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Vậy thì phải thể hiện điều này như thế nào
Thử tham khảo bài này nha.
http://ygiao.blogspot.com/2014/01/tinh-uu-viet-cua-cnxh-ma-nhan-dan-ta.html
Trong bài này có một câu nói rằng:
(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
Phân tích một chút: Em nghĩ rằng nói nhà nước ta thể hiện bản chất giai cấp công nhân là sai hoàn toàn về bản chất.
Phải nói nhà nước ta thể hiện bản chất của Đảng mới đúng. Đảng ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, còn nhà nước ta thể hiện bản chất của Đảng.
Vì nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước hiện thực cương lĩnh của Đảng. Mục tiêu của Đảng là xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nói là mục tiêu nghĩa là nó phải có lộ trình. Như vậy Pháp luật của nhà nước cũng phải thể hiện được cái lộ trình này. Vì mục tiêu là như vậy, nhưng đâu đó vẫn còn bất công, pháp luật chưa theo kịp được hiện thực cuộc sống, quyền con người chưa được bảo đảm thì có nghĩa là mục tiêu đó chưa được thực hiện.
Quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa xét ở kiến trúc thượng tầng thì đó chính là quá trình Nhà nước hóa. Nhà nước Hóa tức là quá trình bộ máy nhà nước đi dần thành bộ máy của Đảng.
Khi nhà nước bị thủ tiêu thì đó là thời điểm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Lúc đó chỉ còn Điều lệ Đảng điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Điều lệ Đảng chính là bản khế ước đối với mỗi thành viên trong xã hội. Vì nói cho cùng Hiến Pháp và Pháp luật cũng chỉ là để điều chỉnh hành vi của mỗi người dân trong xã hội.
Ông Trọng nói, hết thế kỷ này không biết đã xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở Việt nam chưa? Là hoàn toàn chính xác.

Kêt hợp 2 ý lại thì em nghĩ rằng. Chỉ lên ghi ở phần mở đầu của bản Hiến Pháp là: Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước thể hiện bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy là đủ.
Còn Đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải thể hiện trong cương lĩnh vai trò lãnh đạo của mình. Ghi cụ thể phải làm sao để nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải đặt trong sự lãnh đạo của mình.
Tổ chức Đảng là tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước là bộ máy nhà nước. Không được nhập nhèm giữa hai khái niệm này, có thế mới minh bạch được quyền lực của mỗi cơ quan. Đảng lãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương. Nhà nước hiện thực những đường lối và chủ trương đó. Đảng có điều lệ Đảng, có bộ máy chính là tổ chức của mình, từ trung ương đến địa phương.
Nói Đảng lãnh đạo không phải là mỗi cá nhân Đảng viên đều là lãnh đạo. Mà là tổ chức Đảng lãnh đạo. Nghĩa là Tổng hợp tất cả các Đảng viên mới thành một người lãnh đạo.

Nếu anh và mọi người ở đây đồng ý với suy nghĩ này của em, thì em nghĩ là thêm môt tiếng nói sẽ tốt hơn là một mình anh Hàn. Em cũng phủ quyết bản Hiến Pháp.

lúc 17:01 13 tháng 7, 2023

trước khi sửa đổi Hiến pháp đã tham khảo ý kiến của toàn dân rồi, hầu hết nhân dân đều ủng hộ; nên phải thực hiện nghiêm túc

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo