Và như thế ta vô tình quên mất còn một Tây nằm chon von trên Trường Sơn Bắc - Đó chính là Tây của duyên hải Bắc Trung Bộ. Dải đất này trải dài năm sáu trăm km suốt từ Thanh Hóa đến hết đất cố đô Thừa Thiên Huế, từng là biên thùy trọng trấn đất phên dậu của Vương quốc Đại Việt, hay Đại Nam Nguyễn Triều.
Địa hình và dân cư
Cao độ trung bình của Trường Sơn Bắc vào khoảng 2000m với những
đỉnh núi được coi là nóc nhà của khu vực như: Thủy Sơn (Thanh Hóa) 1950m, Phà
Cà Tủn (Quế Phong, Nghệ An) 2452m, Pu Lai Leng (Tân Kỳ - Nghệ An) cao hơn 2700m, Phu/Pu ma
(Nghệ An) gần 2200m, Rào Cỏ (Hà Tĩnh) 2235m. Trường Sơn Bắc là khởi nguồn của
các con sông như sông Mã, sông Lam, Hương Giang … mà mỗi dòng sông đều góp phần
làm nên đặc trưng văn hóa của một Xứ.
Thượng nguồn sông Mã: photo by Sông Hàn |
Phía bắc (miền núi của các tỉnh Thanh – Nghệ) là núi cao, vực sâu,
đường hiểm. Ở đây cũng có những cổng trời bốn mùa sương phủ và cuộc sống của
những bản: Thái, H’mông, Mường, Khơ Mú. Trong khi đó ở phần phía Nam (gồm các
tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) có sự hiện diện của các
sắc tộc: Bru, Vân Kiều (Khùa), Chứt, Tà Ôi và cả người Tày di cư đến.
Lãnh tụ ở Cồng Trời - Mường Lát - Thanh Hóa |
Đây có thể nói là khu vực chuyển tiếp văn hóa giữa Tây Bắc với Tây
Nguyên, giữa Lào với Việt, giữa thượng du với đồng bằng – trung du Bắc Trung
Bộ. Lịch sử lập bản, lập mường của vùng đất phía tây Bắc Trung Bộ ước chừng bẩy
trăm năm với người Thái, với người H’mông thì quãng một hai trăm năm.
Đất của những cộng đồng lưu lạc
Với
người Thái. Đây là cộng đồng mạnh nhất của khu vực tây Bắc Trung Bộ, tại Nghệ
An có khoảng 21 vạn người (đứng thứ 2 cả nước sau Sơn La). Từ Tây Bắc (cũng có
thể là từ Lào) họ đến đây, cứ ở đâu có sông, suối có thể trồng lúa nước là
người Thái cắm đất lập bản lập mường.
Khu vực này có đủ các thung lũng, các triền sông rất thuận lợi cho
việc canh tác lúa nước. Tính riêng các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu diện
tích đất trồng lúa nước lên tới gần 7000ha. Sông Mã, sông Chu, sông Hiếu là
nguồn cung cấp nước cũng như tôm cá cho các bản làng người Thái mà đền Chín
gian (Quế Phong) là minh chứng quá trình họ tạo lập bản mường (trên đất Tây
Nghệ An).
Cánh đồng- Photo by Trọng Bằng |
Người H’mông đến muộn hơn. Bước chân của một dân tộc mấy
ngàn năm phiêu lạc đưa họ đến những khu vực núi cao nhất của khu vực phát rẫy
trồng ngô và trồng cả cây anh túc. Đi quá hơn thì núi Hà Tĩnh không đủ cao để
quyến rũ người H’mông. Cuộc sống của những kẻ “du mục” lưu lạc khiến họ kín như
đá núi.
Một gia đình người H'mông ở Cổng Trời - photo by Sông Hàn |
Các sắc dân còn lại chọn
cho mình những khu đất nhỏ hẹp trong thung sâu Trường Sơn để sinh sống, người
Rục thì chọn cách sống trong hang đá, mà mãi tới gần đây họ mới rời ra ở trong
các bản tái định cư.
Trên một dải núi hẹp tồn tại tới bẩy dân tộc (chưa kể người Kinh
lên sinh cơ lập nghiệp sau này) đan xen. Có những bản (như bản Đoàn Kết – Mường
Lát) có đến hai dân tộc chung sống, cùng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp.
Vẫn là
cư dân ở nhà sàn, ăn xôi đồ, hay phát rẫy trồng ngô nhưng có lẽ do là khu vực
chuyển tiếp đi kèm với đó là yếu tố di cư nên sắc thái văn hóa của khu vực này
không đậm đặc như Tây Bắc, Tây Nguyên. Sắc phục là điều dễ nhận thấy nhất và nó
đang được Kinh hóa đến mức tối đa.
Điều này lại đúng ngay cả với những cộng đồng có nền tảng văn
hóa dày dạn như Thái, hay cá tính mãnh liệt như H’mông... Nếu không phải là
ngày lễ hội, du khách sẽ không có nhiều cơ hội để thấy những cô gái Thái, Mông,
hay Pa cô Vân Kiều xúng xính trong trang phục truyền thống.
Mấy bữa trước
tôi có đi Quế Phong (Nghệ An) nhân lễ kỷ niệm 50 năm thành lập huyện, huyện có
bày ra một bộ chiêng để vui chung. Chỉ tiếc là khi xem mặt sau của chiêng thì
nó lại được làm bởi một nghệ nhân ở Diễn Châu Nghệ An. Có anh bạn nói: Chiêng
gốc của Thái tao hết rồi, cái núm chiêng ngày xưa đúc bỏ vào đến năm sáu chỉ
vàng, thế mà người ta lừa bà con mua hết thảy.
Chưa rõ thực hư,
nhưng nghe mà thấy ngùi ngùi!!
Không chỉ có
chiêng mà mái nhà sàn cũng bị người giàu dưới xuôi tìm mua. Giá nhà sàn trên
này quá rẻ, tầm 25 tới 140 triệu một ngôi (tùy theo kích thước).
Nhưng tệ hại hơn
tất cả là thủy điện. Thủy điện được làm ra đi kèm theo đó là bao nhiêu hệ lụy:
Các con thác đứng trước nguy cơ tồn vong, hàng chục, hàng trăm bản làng phải di
rời, có những bản làng lịch sử vài trăm năm có lẻ. Cuộc sống nơi tái định cư
không chắc đã hợp với lối sống, phong tục của bà con và cũng không có gì để đảm
bảo rằng các yếu tố văn hóa truyền thống không bị mai một khi họ sống trong các
bản tái định cư này.
Một bản nay đã trở thành lòng hồ thủy điện |
Người Thái hồn
hậu chân tình với khách phương xa, có khách quý đến thì bày rượu cần, múa sạp
đón mừng. Nhưng khi chiêng trống tiếng sạp rộn rã vang lên thì tuyệt không thấy
một thiếu nữ Thái nào. Cả bản hầu như chỉ toàn ông già, bà trẻ hoặc trẻ con.
Chợ phiên thì hoàn toàn vắng bóng. Tôi đã đi 7 huyện phía
Tây Thanh Hóa, một loạt các huyện Tây Nghệ An như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong,
Tương Dương nhưng tuyệt nhiên không thấy chợ phiên.
Một góc bản Ra Mai - Minh Hóa Quảng Bình; photo by Sông Hàn |
Ngay cả bản Ra Mai của người Khùa ở (Minh Hóa – Quảng Bình)
thì yếu tố Kinh hóa cũng được thực hiện. Ông Nguyễn Minh Triết
(khi còn là Bí thư thành ủy Tp HCM) đã vận động doanh nghiệp thành phố quyên
tặng nhà cho dân bản Ra Mai. Nhưng những mái nhà sàn được đúc trên cột bê tông,
mái tôn đỏ vô hình chung lại phá vỡ cả cái văn hóa của người Khùa, nhiều người
dân bản cho rằng: nhà sàn và cách bố trí bên trong nhà không hợp với văn hóa,
lối sống của họ.
Bảo tồn được các giá trị văn hóa không chỉ mang lại
hiệu quả kinh tế mà quan trọng hơn đó là sự trọng thị không gian sống, không
gian văn hóa của khu vực tây Bắc Trung Bộ.
+ nhận xét + 8 nhận xét
Thân chầu chi bộ! Mần tạm cái nài cho nó đổi gió đi, mai mốt vật chính trị với Hiến Pháp sâu nhế!
Kiếm cái bản đồ bố trí thủy điện lhu vực Bắc Trung bộ đi Ku Hàn ơi !
Địt mẹ ! Cu Hàn lồn này cứ phải chửi như tát nước thì mới ló mặt ra . ị bừa một bãi như chó mửa , coi như thông báo chưa chết , đúng là đồ lãnh tụ mặt lồn .
Bài này chắc viết từ thời chưa biết mặc quần , nhưng vì nhắc tới sông Mã nên làm lão phu nổi hứng nhớ tới bài Tây Tiến của Quang Dũng . Lão phu có cái mộng là đi Tây bắc xem người xưa anh dũng thế nào , rồi cơm áo nó vật cho đến nay vẫn đéo đi được ....
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi ...
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời ...
..Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời ....
..Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp ..
...Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ..
Ngày còn ở lừa thì bài này bị cấm , lão ra nước ngoài mới được đọc ... lồn mẹ chúng nó .
@vannguyen
bài thơ này bị cấm là thế đéo nầu?
hồi em đi học cấp 3 đưa vào SGK học đàng hoàng mà?
lẽ nào vannguyen là người của thời năm 60 hả hí hí.
mà nhắc đến người Tây Bắc, qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, ta cũng thấy được vẻ đẹp và sự hoang sơ của vùng địa đầu tổ quốc này.
đèo mẹ vậy mà Nguyễn Tuân cũng nằm trong mớ Nhân văn giai phẩm bị bê đày đọa.
bê ơi là bê!!!
Con Fs kia ! Quãng giữa năm 80 , một người bình thường sẽ không biết Tây tiến , bài đó bị xếp vào văn học lãng mạn nên không cho xem , nghe . Vậy VH lãng mạn là gì ? Địt con mẹ chúng nó , có buồi mới biết lãng mạn là cái lông lồn gì .
Mái trường XHCN đã bóp chết không biết bao nhiêu tài năng sáng tạo , và chỉ nặn ra lũ ươn hèn , thui chột .
@vannguyen
vừa vào lớp 1 đã "tiên học lễ, hậu học văn, đi học trễ, nghỉ học luôn", rồi bô bô cái mồm "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" hí hí.
thử hỏi đứa lớp 6 coi nó đã biết đéo thế nào là "tổ quốc", là "đồng bào" chưa, cho nên chúng nó cứ "yêu" lung tung.
trong khi cái cần là yêu ngay bố mẹ, anh em, gia đình, người thân xung quanh thì đéo chú trọng, đâm ra bây giờ giết người cướp của như nghóe ấy.
lớn lên chút nữa lúc nào cũng nhồi đầu yêu lý tưởng XHCN hí hí.
lỗi tại ai?
Con fs léo biết tỏ ra nguy hiểm . Bài Tây tiến của Quang Dũng léo cấm hả ? Mịa cũng vì bài này mà lão tư Lành cùng Bộ Hạ đập cho QD đủ thứ mũ . Mịa đúng là đến năm 1989 thì bài này được dạy ,nhưng đó là bài đọc thêm ,nhưng vẩn léo có trong sách giáo khoa ,mà là mấy tờ giấy đẫn rời . Cùng với bài này là Số Đỏ của VTP . GV dạy Văn rất thích nhưng ngặt vì bài đọc thêm nên léo giảng cho học sinh tự đọc ( giảng lát hồi léo đúng ý cấp trên thì coi chừng nồi cơm với cái thân).
Mà Mịa Nó may là lão Gobachop cải tổ và làm sụm cái LX , ko thì léo mơ nhá QD với VTP
Đăng nhận xét