Tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm
này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đôla.
Đây
là con số gây chấn động được đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ
trì hôm thứ Tư 16/1 tại Hà Nội.
Các
bài liên quan
Chủ
đề liên quan
·
Kinh tế
Báo
trong nước cho hay ông thủ tướng dự hội nghị để "lắng nghe tiếng
nói từ phía các doanh nghiệp, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy phát triển sản xuất trong năm tới".
Người
đứng đầu chính phủ đã phải nghe báo cáo của ông Phạm Viết Muôn, Phó Ban
chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, về tổng quan hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước năm 2012, trong đó ông Muôn đưa ra các thống kê giật mình.
Theo
báo cáo, tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước là hơn 1,33 triệu
tỷ đồng, hệ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (lớn hơn tỷ
lệ 1,77 lần của năm 2011). Tổng tài sản/ tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Báo
cáo cũng cho hay nợ nước ngoài của các công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty là
158.865 tỷ đồng; tương đương 21,5% tổng nợ phải trả, tăng 11% so với năm 2011.
Các
công ty mẹ của nhà nước có số nợ nước ngoài lớn là Điện lực Việt Nam
(EVN), Hàng không Việt Nam (VNA)...
'Trong mức cho phép'
Ông
Phạm Viết Muôn, trong khi khẳng định rằng hệ số nợ phải trả trên vốn chủ
sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước "vẫn nằm trong giới hạn cho
phép", nhưng nói nếu xét riêng rẽ, một số tập đoàn, tổng công ty thì
tỷ lệ này "cá biệt có nơi rất cao".
Năm
2012, các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu đạt trên 1.621.000 tỷ đồng,
chỉ bằng 92% kế hoạch năm.
"Rõ ràng là tình
hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục xấu đi chứ không được
cải thiện."
Tiến sỹ Lê Đăng
Doanh
Lỗ
phát sinh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2012 là khoảng
2.253 tỷ đồng; lỗ lũy kế của 10 tập đoàn, tổng công ty hàng đầu vào khoảng
17.730 tỷ đồng.
Nhiều
doanh nghiệp nhà nước lỗ đi lỗ lại nhiều năm liên tiếp.
Tổng
nộp ngân sách của các công ty là khoảng 294.000 tỷ đồng.
Các
doanh nghiệp được trích lời nói đang trông chờ chính sách của chính
phủ để tiếp tục xử lý khó khăn và điều chỉnh đầu tư.
Họ
cũng yêu cầu được hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp.
Sự
cố Vinashin và Vinalines trong năm 2010, 2011 với tổng nợ lên đến 6,5 tỷ đôla
đã buộc chính phủ phải tăng nỗ lực cải cách các doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm
một phần ba nền kinh tế và chiếm hết vốn đầu tư vào tư doanh.
Cải
cách kinh tế ở Việt Nam bị giới quan sát cho là không giải quyết cốt lõi
của vấn đề khi "Đảng Cộng sản vẫn còn nắm giữ vai trò chủ đạo, và doanh
nghiệp Nhà nước vẫn là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô".
Tình hình tiếp tục xấu
Nhận
định về những con số mới công bố, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh từ
Hà Nội nói: "Rõ ràng là tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng
công ty tiếp tục xấu đi chứ không được cải thiện".
"Vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước tăng rất thấp so với năm 2011 (chỉ tăng
1%, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010), nếu trừ đi chỉ số lạm phát thì tăng
trưởng âm".
Ông
cho rằng tình hình tài chính của không ít tập đoàn, tổng công ty "rất mất
an toàn, trong đó có một số tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do
kinh doanh thua lỗ".
Tiến
sỹ Doanh nhắc lại rằng cả Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng CSVN tháng 10/2011 cũng như Hội nghị 6 tháng 10/2012 đều đề ra
yêu cầu về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước.
"Thế
nhưng tại Hội nghị này (16/1) chưa thấy báo cáo gì về kế hoạch tái cấu trúc,
tiến bộ thực hiện kế hoạch này trong khi tình hình tài chính của các tập đoàn,
tổng công ty tiếp tục xấu đi."
Ông
Doanh cảnh báo rằng "núi nợ 1,33 triệu tỷ đang đè nặng lên nền kinh tế
năm 2013".
"Thực
hiện các nghị quyết về tái cấu trúc đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống,
không thể để chậm trễ hơn nữa".
- Số đó ảo thôi, hiểu rõ bản chất thấy bình thường, mấy ông nhà báo chả biết mẹ gì kinh tế, nghe thế thì tưởng lớn, dưng vậy mà không phải vậy.
Trả lờiXóa-Cái nầy thì lớn, dưng phải hiểu rõ dư này thì dễ hình dung hơn nầy: Ví dụ trong nền kinh tế Có 3 người tham gia: Hantimes, Phập anh, và ông C trong các quan hệ kinh tế. Ông C nợ anh Phập 5000 đ, anh Phập nợ Hantimes 4000 đ, Hantimes nợ ông C 4000 đ. Nếu C trả cho anh rồi thì thành ra thực chất cuối cùng ông C chỉ nợ anh 1000 đ thôi. Ví dụ nền kinh tế chỉ có 3 ông tham gia như vậy thì Tổng nợ là 13.000 đồng đúng không thì giá trị nợ thực chất chỉ là 1000 đ thôi.
- Còn tính toàn bộ thị trường với 13 Tập đoàn kinh tế (giảm 2 còn 11TĐ) với hàng trăm ngàn Doanh nghiệp nhà nước thì nợ lẫn nhau như mô hình 3 ông trên vẫn thống kế vào Tổng khối lượng nợ thì số Nợ phải trả lên đến 60 tỷ Đô la là đúng, dưng thực chất là ít hơn rất nhiều nhiều lần, cái này chỉ cơ quan Nhà nước mới biết. Dưng anh cam đoan dưới 15 lần con số trên.