Nghệ sỹ Kim Chi:"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Quan điểm này được nhiều người trên cộng đồng Internet hồ hởi đón nhận, họ gọi đó "Hiện tượng Kim Chi". Tuy nhiên nhiều đồng nghiệp của nghệ sỹ này lại nghĩ khác.
Mới đây là BBC Việt Nam có bài: "Giới điện ảnh nói về bà Kim Chi".
Bài viết này đã trích dẫn một cách đầy ngụ ý câu nói của nghệ sỹ Hồng Ngát: “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
Bài viết này đã trích dẫn một cách đầy ngụ ý câu nói của nghệ sỹ Hồng Ngát: “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân chương lao động hạng ba gì đấy.”
Người ta có thể hình dung ra diễn tiến sự vụ như sau: Hội Điện ảnh Việt Nam làm hồ sơ "xin" được khen thưởng cho khoảng 50 người. Những người này tài năng cống hiến (theo đánh giá của bà Ngát) thì không có gì đặc sắc bởi: nếu giỏi thì đã nhận Huân chương Độc lập hay Huân chương hạng nhất, từ lâu rồi.
Khi biết mình có tên trong danh sách 50 người nói trên (nhưng thuộc nhóm chỉ được nhận bằng khen?), nghệ sỹ Kim Chi đã thẳng thừng từ chối vì lý do: nhỡ ra mà trong nhà mình có chữ ký của kẻ làm khổ đất nước, khổ nhân dân thì thật là xúc phạm.
Cần phải lưu ý về khen thưởng của Việt Nam gồm rất nhiều cấp độ trong đó quan trọng là Giấy khen, Bằng Khen, Huy chương và Huân chương. Về Huân Chương thì có 3 cái Huân chương hạng III mới được cái Huân chương hạng II, thẩm quyền trao tặng, truy tặng Huân chương thì do Chủ tịch quyết định.
......................................
Việc diễn viên, nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Việc diễn viên, nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, bản thân Phan Huyền Thư cũng từng từ chối nhận giải thưởng của nhà nước, vì “không dám nhận, chưa thấy mình xứng đáng với giải thưởng đó”, và nhận xét cách trao giải còn cứng nhắc, cơ chế khen thưởng còn theo kiểu “xin-cho”, “trịnh thượng”.
Trong khi đó, bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sỹ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên tắc”, còn đó là ý kiến riêng của nghệ sỹ, “chị ấy muốn nói gì chả được”.
Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo dõi sự việc trên, vì “chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng bên ngoài,” tuy nhiên, “xưa nay cũng đã có nhiều nghệ sỹ từ chối chứ chẳng phải riêng gì cô Kim Chi, và mỗi người có một lý do của mình”.
“Có người từ chối vì không bằng lòng với cách xét, có người từ chối vì cảm thấy mình không xứng đáng, có người cũng từ chối vì cho rằng mình phải dành cơ hội này cho những người khác.”
‘Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường’
Đại diện của Hội Điện ảnh Việt Nam cho BBC biết “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”.
“Tôi thấy như thế là không ổn,” theo bà Hồng Ngát, “việc nội bộ mà chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích của thủ tướng”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói đã đọc đơn của bà Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.
“Tôi chả hiểu là nhân cái đơn này thì để làm cái gì, chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn.”
Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam giải thích, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.
“Hội mới thấy là có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để có thể trình lên xin,” bà Hồng Ngát nói, “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân chương lao động hạng ba gì đấy.”
Khen thưởng kiểu ‘xin-cho’
"Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng"
Đạo diễn phim tài liệu Phan Huyền Thư
Trong khi đó, đạo diễn Phan Huyền Thư cho rằng, “cách mà chúng ta công nhận nhau hay là chúng ta khen thưởng, chúng ta động viên nhau đôi khi bị mang tính chất cơ chế và cứng nhắc”.
Khi bàn về việc nghệ sỹ phải làm hồ sơ xin và chờ Nhà nước xét duyệt khen thưởng có còn phù hợp với xã hội hiện đại, nữ đạo diễn phim tài liệu nói, “tôi không thể nào ép buộc Nhà nước phải đưa ra cơ chế, chính sách không tương đương với tất cả những thể chế mà họ đang thực thi trên đất nước của mình, tuy nhiên, phù hợp hay không thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp và hành pháp và những quy định quy chế”.
“Tôi thấy là mọi sự tuyên dương, khen thưởng, động viên với nhau trong mọi thời đại thì đều cần thiết.
“...Làm thế nào để phù hợp thì thực sự là khó. Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng,” Phan Huyền Thư nói.
Từ Sài Gòn, đạo diễn Lê Hoàng trả lời, “định nghĩa thế nào là xã hội hiện đại? Xã hội hiện đại ở Việt Nam thì nó khác với xã hội hiện đại của Anh và nó khác với xã hội hiện đại của Mỹ.
“...Nó còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà nghệ sỹ đó sống.”
Cụ thể trường hợp của xã hội Việt Nam, ông nói cách khen thưởng đó “vẫn còn phù hợp”.
Nhưng với Phan Huyền Thư, cách thể hiện và tôn vinh phù hợp là khi đối tượng công nhận nghệ sỹ là khán giả, công chúng, là xã hội, còn về phía các nhà quản lý mà “muốn tôn vinh người ta thì phải chủ động”.
“Nên chủ động khen thưởng, tôn vinh nhau là điều sang trọng và rất nhân văn.”
‘Muốn thì mới khó’
Trong lá thư gửi Hội Điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi viết, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự.”
Trong khi đó đại diện Hội Điện ảnh, bà Hồng Ngát nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình ra sao".
“Muốn thì mới khó chứ không muốn thì dễ không. Người từ chối thì thoải mái chứ sao đâu, chúng tôi cũng vất vả lắm. Không xét thì người này thắc mắc người kia thắc mắc, xét thì người muốn người không muốn như chị Kim Chi,” bà Hồng Ngát nói.
Mụ Hồng ngát đi mà xin chữ ký của con sâu đó về lông kiếng chơi đi. Con nặc nô.
Trả lờiXóaThông cảm đi, đời mấy ai dám dũng cảm nhìn thẳng như bà Kim Chi, đến đảng trưởng với vua còn đéo dám gọi đích danh đồng chí ấy thì dững người như chị hồng ngát phải đính chính cho x thì cũng ngạc nhiên đéo giề, vớ vỉn mất chức ở cục như chơi chứ đùa. Có điều Hồng Ngát nên đổi mẹ tên thành Hồng Hoắc đi cho gồi.
Trả lờiXóa+ Hội Điện ảnh Việt Nam, có nghững người lãnh đạo như Hồng Ngát, thì động nghiệp luôn phải khốn khổ vì chống chọi với sự khó khăn để tồn tại, Phim không có để làm, lương không có để trả. Thì làm sao cho ra được những bộ phim hay, " xứng tầm thời đại", tính nhân văn sâu sắc...
Trả lờiXóa+ Hồng Ngát cũng đã một lần viết về tình cảnh Hãng PTVN ”Trời ơi, đúng là " chó căn áo rách" các cụ nói không sai.” Nhưng vì có tý chức quyền, lại là người của Đảng, gặp chuyện này phải ăng ẳng theo giọng của Đảng là đúng rồi!.
Hồng Ngất sặc sụa mùi Nô Tỳ này trước đã nổi với câu thành ngữ so sánh là :"Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" để ví B như cha mẹ, như chủ và nhân dân như chó và con.
Trả lờiXóaRất có khả năng sắp tới lề phải sẽ có những bài bới đời tư của chị Kim Chi.
Trả lờiXóaNhững danh hiệu cao quý, phải do những người cao quý ký tá ! nay người ký đã bị " Dư luận viên xã hội " nói , chê nhiều nên cái quý không còn tí nào nữa, Đảng tự bịt tai, bịt mũi, bịt mồm , bịt mắt, giả câm để khỏi phải nghe những lời ngứa tai, ... Bà Kim Chi đã mở mắt cho Đảng, Đảng không nên thù hằn gì Bà mà oan cho Bà !
Trả lờiXóaHiệu Minh đăng bài về Kim Chi nhận về mưa gạch đá. Hiệu Minh gồng mềnh thanh minh, giải thích. Ba Sàm nổ súng: Hiệu Minh thật đáng tởm.
Trả lờiXóaHiện sự vụ vẫn đang rất lùm xùm, Hiệu Minh bẩu: Thôi chủ nhật chi bộ cãi nhâu đi, tớ ngược cần đéo.
Lãnh tụ bẩu: Cãi nhâu sẽ rõ tâm thế mỗi người mà lãnh tụ thì thích chửi lộn hí hí!!
Chị thích nghe lãnh tụ chửi nè.
Trả lờiXóacác đệ tử của con ba xàm khác đéo giè , trái ý là lôi ra chửi.Chửi cha chửi mẹ đéo được chửi luôn con trẻ.gương tày liếp giáo sư đầu hói thằng con trai mới chui ra cũng bị chú tễu lôi lên clock.Hi vọng gì bọn clock dân chủ nó khác đéo gì các cuồn đang nắm quyền
Trả lờiXóa