Bắc Kinh tăng cường thêm hai khu trục hạm và chín tàu từng được hải quân sử dụng cho việc tuần tra biển, theo hãng tin AFP.
Hãng tin Pháp dẫn bài viết trên mạng Tencent của Trung Quốc nói các tàu này đã được tân trang và chuyển sang hoạt động hải giám nhằm "khắc phục việc thiếu hụt tàu cần có để bảo vệ lợi ích biển".
Chủ đề liên quan
Tencent được dẫn lời nói trong số hai khu trục hạm được tăng cường, một sẽ hoạt động tại Biển Đông (Trung Nam Hải) và một tại vùng biển giáp Nhật Bản.
Những tàu khác được bổ sung bao gồm tàu kéo, tàu phá băng và tàu khảo sát.
Ngoài các tàu tân trang, Tencent nói đội tàu tuần tra của Trung Quốc đã nhận được 13 tàu mới với nhiệm vụ "bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc và thực hiện các sứ mạng thực thi pháp luật" kể từ năm 2000.
Việc tăng cường tàu của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và ở vùng biển Đông Trung Hoa nơi có đảo tranh chấp Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
Một quan chức của Trung tâm Phát triển Hàng hải Trung Quốc, ông Du Chí Vinh, nói đội tàu tuần tra hàng ngày đã tăng từ sáu tàu lên "hơn 10" và cho biết Trung Quốc sẽ chế tạo thêm 36 tàu tuần tiễu vào năm 2013.
Hồi đầu tháng này một máy bay của Trung Quốc bay trên vùng biển Đông Trung Hoa trong điều mà Nhật Bản coi là sự vi phạm không phận lần đầu tiên xảy ra từ năm 1958.
Trong bài viết trên Tencent, ông Du được dẫn lời nói: "Tôi tin rằng các cơ quan tuần tra biển sẽ đóng và mua thêm nhiều tàu và máy bay trong tương lai với khả năng mạnh và thiết bị tiên tiến."
Chủ quyền biển đảo
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng trấn an các nước về quy định cho phép cảnh sát Trung Quốc lên các tàu vi phạm quy định ở ngoài khơi đảo Hải Nam, theo Reuters.
Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói quy định này chỉ áp dụng trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển Hải Nam và không có thay đổi gì so với khi các quy định được thông qua lần đầu vào năm 1999.
Tỉnh Hải Nam cũng bao gồm thành phố Tam Sa mà Trung Quốc lập ra để quản lý các đảo trong đó có hai đảo mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố về sự hiện diện của thành phố này sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển trong đó xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa hồi giữa năm 2012.
Luật Biển sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 và đây là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật về biển đảo theo công ước Luật Biển năm 1982.
Báo chí Bấmtrong nước nói Luật cũng quy định các tàu nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam "không được đe dọa hay dùng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam."
Luật cũng quy định nhà nước và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ nhận xét + 5 nhận xét
Em đéo biết cu Tùng nhà lãnh tụ sau này được học hành ra sao, chứ như thằng em lớp 4 nhà em mà phát rầu. Thi học kỳ sử, địa có cái đề cương biên sẵn, nằm đọc như vẹt, riết rồi cứ đào tạo thế hệ trẻ ra toàn là "chỉ đâu đánh đấy, bảo sao nghe vậy, theo lời đưa đẩy, tát nước theo mưa, làm được chuyện gì cũng phải có người dựng cột phết hồ dán giấy, giật dây cho nó múa may". Muốn dạy nó mà chưa biết sao tủ lạnh ạ.
Anh cũng đéo biết đâu dưng đối với con trẻ anh luôn nghĩ hãi để nó là chính nó, được yêu cái giề nó muốn, được chơi cái giề nó thích. Xưa nai anh đéo hề cấm cản giề.
Dưng mẹc xà lù, sểnh phát là thằng lỏi con Tùng cũng đéo khú như đúng gồi. Anh định vả mồm nó mà đéo có được hu hú!!
@SÔNG HÀN
theo em thì "được yêu cái giề nó muốn" cũng phải theo định hướng khoa học và tầm nhìn của mình, chứ bỏ rông nó theo "định hướng XHCN" lỡ nó yêu nguyện chết vì thần tượng hay "vì lý tưởng BH vĩ đại" thì lãnh tụ có mà phát điên :))
gửi lãnh tụ link này, nhóm cánh buồm này k biết tủ lạnh có biết không, họ làm sách cho hs tiểu học thấy cũng tâm huyết lắm, bữa nào em thử mua cho thằng em học xem sao http://www.canhbuom.edu.vn/index.php/learnteach/135-dat-mua-sach-2012
mà blog lãnh tụ lúc vào đc lúc đéo đc, lúc đéo đc thì phải vào = proxy (unblocked.in) thì đéo comment đc há há
Đăng nhận xét