Bài trên BBC Việt Nam: VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó'. Vấn đề là quyết tâm thế đéo nầu khi chúng ta đang chìm trong một cuộc khủng hoảng ma? Khi he he ông lừa bà lừa hớn hở đào mồ chôn chính mình?
Hãy hỏi Bê, hỏi đồng chí X về thế nầu là quyết tâm chính trị và trách nhiệm chính trị? Trước khi nói về quyết tâm vượt khó!!
Một phân tích gia về kinh tế, xã hội của Việt Nam dự đoán kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ mang nhiều gam màu, được cho là có phần "trầm" thậm chí khá "u ám", trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, kinh tế châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa kịp lấy lại đà tăng trưởng.
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Ở Việt Nam, năm 2013 kế thừa của năm 2012 quá nhiều vấn đề nan giải của nền kinh tế. Đó là nợ xấu của ngân hàng và tồn kho lớn của các doanh nghiệp."
Chủ đề liên quan
"Đó là nợ chồng chất như núi của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Đó là khu vực bất động sản bị đóng băng. Và điểm cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, đó là khoảng 55 ngàn doanh nghiệp năm nay làm thủ tục phá sản, đóng cửa và xin ngừng nộp thuế."
'Cần quyết tâm lớn'
"Một số vấn đề hiện nay chưa được xác định rõ. Thí dụ quy mô nợ xấu là bao nhiêu và nợ xấu là ở đâu? Bao nhiêu ở bất động sản, bao nhiêu ở bản thân ngân hàng và bao nhiêu ở doanh nghiệp nhà nước"
TS Lê Đăng Doanh
Đánh giá mặt tiến bộ của năm nay, Tiến sỹ Doanh nói: "Năm 2012 có một số tiến bộ, ví dụ lạm phát đã giảm, cho đến tháng 12, tốc độ tăng giá là tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Và như vậy có một bước giảm đáng kể.
"Dự trữ ngoại tệ tăng, xuất khẩu cũng tăng cao, và đã có xuất siêu ở mức độ nhất định, và tỷ giá cũng giữ được ổn định."
Tuy nhiên theo chuyên gia này, Việt Nam trong năm tới vẫn cần có "quyết tâm lớn" để giải quyết khó khăn và cải cách. Ông nói:
"Nhưng những khó khăn mà kinh tế đang đối mặt đòi hỏi có một quyết tâm rất lớn để tái cấu trúc nền kinh tế, để cải cách và trong đó, một vấn đề rất lớn là cải cách bộ máy và hệ thống luật pháp để cho nền kinh tế có thêm năng lực cạnh tranh."
Khi được hỏi về những điểm sáng, điểm đột phá nào có thể sẽ xuất hiện trong năm mới đem lại hy vọng trong quá trình Việt Nam nỗ lực tìm kiếm sự cải thiện và tái ổn định nền kinh tế, xã hội, Tiến sỹ Doanh cho hay:
"Cho đến nay có một số các biểu hiện, thí dụ như do lạm phát giảm, lãi suất ngân hàng cũng giảm, và nếu có một bước xử lý nợ xấu, và có việc mua bán nợ, giải quyết nợ cho khu vực nhỏ và vừa, tôi nghĩ rằng tình hình đóng băng tín dụng với các doanh nghiệp tư nhân sẽ giảm bớt."
"Và tôi cũng hy vọng tình hình các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản, hoặc phải ngừng hoạt động, sẽ giảm trong năm tới."
'Trị bệnh chính xác'
Phân tích gia cho hay cũng có các hy vọng theo đó Việt Nam sẽ "cố gắng để thu hút thêm đầu tư nước ngoài", cũng như có hy vọng Việt Nam có thể thực hiện việc "tái cấu trúc nền kinh tế."
Theo ông, trong đó các nội dung quan trọng là "tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc ngân hàng và hệ thống tín dụng ở Việt Nam."
Trong khi cho rằng đây là các vấn đề then chốt đang được đặt lên "bàn nghị sự" và được các giới tiếp tục theo dõi trong năm tới đây, kinh tế gia nhấn mạnh:
"Tôi cũng xin lưu ý là một số vấn đề hiện nay chưa được xác định rõ. Thí dụ là quy mô nợ xấu là bao nhiêu và nợ xấu là ở đâu?
"Bao nhiêu ở bất động sản, bao nhiêu ở bản thân ngân hàng và bao nhiêu ở chỗ doanh nghiệp nhà nước thì cũng chưa rõ."
Những điều này theo Tiến sỹ Doanh cần phải được nhà nước và chính phủ làm rõ hơn trong năm mới để có thể có "phương án trị bệnh" một cách "chính xác hơn."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng nói thêm ông “chưa nghe tin” về việc liệu Trung ương Đảng cộng sản có tổ chức một Đại hội giữa kỳ trong năm mới hay không.
Tuy vậy, ông lưu ý Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình 2013.
"Tôi chưa được biết về việc có Đại hội giữa nhiệm kỳ hay không, tôi chỉ được biết là ông Tổng bí thư có đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo là sẽ khó thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra cho kế hoạch 5 năm 2010 đến 2015. Vì vậy cần có một báo cáo giữa nhiệm kỳ."
"Báo cáo đó sẽ được trình ra Hội nghị Trung ương hay một Hội nghị giữa nhiệm kỳ thì tôi chưa rõ," ông nói.
+ Trong số các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam hiện nay ông Lê Đăng Doanh là người có tiếng nói trọng lượng nhất. Có thể do ông đã từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của nhiều thế hệ lãnh đạo nhà nước, là viện trưởng CIEM, là thành viên Viện nghiên cứu Phát triển IDS. Ông Doanh có nhiều thông tin về thực chất tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trả lờiXóa+ Trong bài trả lời phỏng vấn này ông đã cố làm sáng hơn bức tranh đen kịt của nền kinh tế Việt Nam. Ông nói Năm 2012 kinh tế có một số tiến bộ về lạm phát, về dự trữ ngoại tệ, về xuất khẩu, về tỷ giá…, nhưng nguyên nhân của các tiến bộ đó là!:
- Các doanh nghiệp tồn kho lớn, hạn chế sản xuất hoặc dùng hẳn, sức cầu của thị trường giảm mạnh, thất nghiệp tràn lan, thu nhập giảm, thì làm sao mà hàng hóa tăng giá được, như vậy không giảm phát là may.
- Sản xuất giảm nhu cầu nhật khẩu nguyên vật liệt phục vụ cho sản xuất giảm theo, làm ra ngoại tệ lại phải bán cho ngân hàng, muồn nhập khẩu lạ phải xin mua với nhiều thủ tục phiền hà…. Do đó sức cầu ngoại tệ của nền kinh tế giảm mạnh. Trong khi các nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối và một số nguồn khác không giảm, thì tỷ giá không biến động nó sẽ góp phần triệt tiêu nền sản xuất gia công là chính.
- Khi lòng tin đã mất, Ai dám mượn tiền đầu tư trong giai đoạn hiện nay? Sức đầu tư sụt, thì lãi suất phải sụt. Có cho vay được, đa số chỉ là đảo nợ.
- Giá trị của Vàng phụ thuộc vào độ tinh khiết cảu nó, chứ đâu phục thuộc vào cục này đóng nhãn A đắt hơn cục đóng nhãn B hay không nhãn tới 10%. Thế mà điều đó xảy ra ở Việt Nam, tài thật.
+ Nhìn về tương lai Ông Doanh nói nước đôi ”cần có quyết tâm lớn”, ông không dám tuyên bố sự sụp đổ về kinh tế là khó tránh khỏi, thông qua các tín hiệu sau:
- Nguồn thu của trung ương cạn kiệt nên phải chấp nhận cho các tỉnh phát hành trái phiếu, rất có thể sẽ áp dụng mua trái phiếu bắt buộc như những năm đầu giải phóng (1975-1987 ).
- Đầu tư nước ngoài sụt giảm, họ đang tháo chạy nhất là trong lĩnh vục bất động sản, ví dụ: Daewoo E&C bán tháo khách sạn 5 sao Daewoo tại HN, Crowndale International Corporation chạy khỏi Century, VinaCapital thoái cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội, VinaCapital, bỏ chạy dự án cao ốc A&B và khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera….
- Bắt đầu từ năm 2014 Việt Nam hết nhận viện trợ quốc tế theo nhóm, chỉ còn viện trợ song phương, Chắc chắn nguồn này sẽ giảm mạnh. Khốn khổ hơn nữa từ năm 2015 Việt Nam sẽ phải bắt đầu trả nợ quốc tế, có thể tới vài ba tỉ USD/ năm.
- Mỗi năm bổ sung thêm trên 1 triệu lao động, nhưng không được đào tạo hoặc có đào tạo cũng không có kỹ năng gì? Ai thuê, ai mướn?, môi trường tệ vô pháp luật, tệ hại, vì vậy nhiều công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung quốc nhưng không chọn Việt Nam. Vì họ nghĩ đơn giản đéo mẹ, làm như thế khác gì bán bò tậu ễnh ương.
+ Cuối cùng phương pháp ”Trị bệnh chính xác” của ông vẫn chỉ là tái cơ cấu cái này, tái cơ cấu cái kia… trên cơ sở các thông tin cần có ”thì cũng chưa rõ”. Như vậy để Ông thay đồng chí X thì tình hình cũng thế thôi!.
thực ra như ông Alan có nói rồi, phải để cho chúng nó chết đi, nhưng mà có đâu có ai rảnh "tự tử", cho nền chiếc xe lầy VN sẽ ngồi giữa đầm lấy chơi như bên cậu Kim Ủn, tuy nhiên còn tệ hơn nữa vì bên ta giữa đầm lầy hay có "bạn lạ" túm chim, mưa bão lũ lụt và cả 1 đám lừa đang lồng lộn!
Trả lờiXóa@NôngDân
Trả lờiXóaKinh tế mình mới chỉ đang ủ bệnh, sợ sang năm nó đổ bệnh rồi toi?