Say mà ngắm trăng biên tái! Chỉ thấy một vầng sáng bàng bạc, chênh chếch như muốn rớt xuống núi thẳm thâm u! Trăng Na Mèo là như vậy.
Về đến Quan Sơn nhậu một trận tơi bời, chiều hôm sau lại phi xe lên Na Mèo. Dọc đường 217 có đoạn chạy đến mươi cây số không thấy bóng mặt trời. Thi thoảng có một xe chở luồng lắc lư ngược chiều, ngó xuống dưới sông Lò uấn khúc hiền hòa.
(Đường tới Na Mèo)
Na Mèo là cửa khẩu quốc tế mà phía bên kia là cửa khẩu Nậm Soi nước bạn Lào, mười mấy năm về trước cửa khẩu rất nhộn nhịp. Người dưới xuôi, từ Sơn La có khi là ở cả miền Hải Phòng, Quảng Ninh về buôn bán. Nhưng thời thế xoay vần, sau cơn suy thoái kinh tế 1997, Na Mèo cứ thưa vắng dần. Giờ thì trâm ngâm trên miền biên viễn xứ Thanh.
(Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo)
Tôi đến Na Mèo vào lúc lính biên phòng đang làm tất niên Dương lịch. Đồ nhậu có thắng cố, bánh trưng, giò, rượu thì mỗi mâm được một chai.
Sáng thứ bẩy là chợ phiên. Bên kia bên giới người Lào gùi đồ sang bán mà cái phố núi leo teo cũng nhộn nhịp hơn chút đỉnh. Đồ trong chợ không có gì nhiều đây đó vài mớ cá suối, vài thứ nhặt nhạnh từ rừng, ít bánh lá, rau quả. Đáng chú ý là rất nhiều những rổ nhỏ trong chứa toàn nòng nọc, ngoài ra còn có bán con gì đó trông như con chuột bị đánh bẫy (thứ này rất rẻ 15 ngàn mua được ba con). Tôi thấy cả một cô mái tóc dài màu vàng buông xuống rất xinh thế mà tay vẫn túm đuôi lôi ba bốn con lên mà ngắm nghía, lại nhoẻn miệng với tôi bảo thứ này ngon lắm anh ạ!
Đặc sản từ núi rừng (trong cái rổ đỏ và cái thau nhôm là ... nòng nọc)
Tôi từng đi chợ phiên Tây Bắc thấy rực rỡ thổ cẩm, say bởi rượu ngô và chìm theo điệu khèn Mông nhưng ở Na Mèo chỉ thấy sắc chàm và những rì rầm. Ngay cả cái chiếu bày bán đồ thổ cẩm cũng rặt một màu chàm, người bán hàng bảo với tôi đó là hàng từ Viên Chăn về.
hàng thổ cẩm
Cái sự quản trị một vùng biên trầm lắng nghe như rất an nhàn, nhưng thấm sâu là buốt giá. Chẳng phải kể đến cái việc tuần tra 30 km đường biên mà khi nào sương mù cũng giăng thẫm; đất Hủa Phăn (Lào) vốn là vùng chung chuyển ma túy từ Tam Giác Vàng về miền Trung Việt Nam hay việc kẻ xấu qua cửa khẩu mà mưu hại cho an ninh quốc gia chỉ riêng ba cùng với người dân thì đã rõ ra là trường chinh rồi.
Cách Na Mèo chừng 12 tới 15 km là bản người Thái có cái tên Tra Khót, đường vào thì bạt vía kinh hồn. Bản này có 35 hộ gia đình, 175 nhân khẩu sống dựa vào rừng nhưng cái sự uống rượu thì mới là kinh thiên, trong một đến hai ngày cả bản có thể uống hết cả trăm lít rượu. Lính quân hàm xanh vào bản tự tay trồng cấy, bạt đá làm đường cho xe thông, mở trường dạy học cho trẻ nhỏ, khám bệnh cấp thuốc.
Dân có no, bản có yên thì mới thành phên dậu quốc gia và thanh bình cho miền xuôi vậy.
Na Mèo bám người, Đồn trưởng Nguyễn Quang Dũng bám đất Na Mèo hai mươi năm lẻ rồi, anh bảo có khi nghỉ phép về nhà với vợ lại nhớ đồn, nhớ bản. Mấy anh lính vào chào sep để vô bản mà anh nào anh nấy cứ hớn ha hớn hở đến lạ kỳ.
Bữa tối, tôi nhậu cùng cánh lính Na Mèo. Cuộc rượu kéo từ khi cả đồn như một gia đình ngồi quây quần cho đến khi Thào Duy Lênh (Chính trị viên phó) cũng chuếnh choáng trở về phòng thì mới tàn canh. Lính trẻ nói đi nói lại vẫn có cái hồn nhiên của lính trẻ vắng lãnh đạo là làm thêm chai rượu ít mồi. Lãnh đạo cũng trìu mến mà châm trước sau, nhưng việc công thì không được phép bỏ.
Tàn cuộc rượu, tôi bước ra ngoài, châm thuốc kéo một hơi chỉ thấy chuếnh choáng. Ngó lên vầng trăng trơ lơ giữa rừng núi thâm u, chênh chếch chực như muốn rớt. Chợt nghĩ nơi xa đó có người ngắm trăng mà chung nỗi nhớ chăng? Mà chung cái tình lính trấn thủ chăng?
Một vài bức ảnh về Na Mèo
Nụ cười em bé Lào
Một xinh đẹp!!
Đặc sản
Ngang hơn ông Cua
+ nhận xét + 1 nhận xét
Buồn thối cả ruột , bài này như hết hơi , cu Hàn viết trong cơn sốt rét rừng hay sao thế ? đèo mẹ , lão phu tự dưng thấy sợ cái sự tĩnh lặng nơi ấy . Thôi , đéo mơ đến nơi thâm sơn cùng cốc đó nữa . Viết rất tâm trạng . Được đấy.
Đăng nhận xét