Cương giới Văn Lang những giả thuyết trái ngược?

Thứ Hai, 28 tháng 5, 201214nhận xét

Cương giới và sự ra đời của nhà nước Văn Lang là vấn đề gây nên những ý kiến trái ngược. Mỗi một ý kiến đều có cái lý đúng của mình, nhưng nếu căn theo truyền thuyết, theo Hán sử thì lại có chỗ không trùng khớp.
Hai thuyết này đã đưa giới sử gia hiện đại đến những nhận định khác nhau về cương vực nước Văn Lang. Đại đa số các sử gia chính thống đều chung một khẳng định: Nhà nước Văn Lang đại thể nằm ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ cộng thêm với đất của ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Trong khi đó một số học giả khác lại cho rằng cương giới nước Văn Lang bao gồm cả miền Hoa Nam (Trung Quốc).


Kỳ trước: Khái quát về văn minh Bách Việt
Tạm lấy khái niệm Văn Lang Rộng và Văn Hẹp để tóm lược về hai thuyết này 
Văn Lang Rộng tức là Văn Lang có cương vực trải từ nam Trường Giang đến đèo Ngang ngày nay - Trong đó vùng đất Bắc Việt Nam ngày nay vốn hiện hữu như đất gốc. Sau này, vùng đất Đồng Bằng Sông Hồng giang tay đón nhận những tộc người Việt trở về, hoài niệm cố quốc mà xây Đền Hùng chăng? Văn Lang Hẹp là Văn Lang Bắc Bộ, (một phần Bắc Trung Bộ), một phần Quảng Đông, Quảng Tây.
Bản đồ cương giới Ân - Thương
(Phần Nam Trường Giang là lãnh thổ của Bách Việt mà Lạc Việt là thủ lãnh?)
Giả thuyết Văn Lang rộng và Văn Lang hẹp
Những người theo thuyết Văn Lang rộng thì cho rằng: Thuyết nước Văn Lang Rộng (Bắc Việt - Hoa Nam - với kinh đô có thể là ở gần vùng Động Đình Hồ) có thể lý giải được một số truyền thuyết như:
1. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ ở hồ Động Đình. Nếu theo truyền thuyết về nước Văn Lang chỉ ở vùng Bắc Việt và phần nhỏ Quảng Tây thì làm sao lý giải được truyền thuyết này?
2. Thánh Gióng chống giặc Ân. Tương truyền khi đó người Ân (tên một vương triều cổ của Trung Quốc) sang xâm phạm, vua Hùng cậy có Thánh Gióng mà đuổi được giặc này.
- Nếu Văn Lang chỉ gồm một cương giới hẹp thì làm sao có người Ân có thể băng qua ngàn dặm đất mà xâm lược Văn Lang được?
3. Thục Phán người nước Thục chiếm đất Vua Hùng phế nước Văn Lang mà lập nước Âu Lạc, từ Thục (Tứ Xuyên) qua tới Văn Lang (Phú Thọ) cũng dài cả ngàn dặm, làm sao mà Thục An Dương Vương đánh đất Văn Lang được?
4. Khúc hát ru của người Mẹ Việt Nam phảng phất hình bóng sông Tương, người Việt đặt tên các địa danh của mình theo rất giống với cách đặt tên địa phương của Trung Quốc được lý giải là sự quay về cội và tiềm thức khẳng định lại những gì mình đã sở hữu.
5. "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Chẳng nhẽ cha ông chúng ta vong bản đến vậy, non sông mình không đủ hay sao, lại đi ví von với quả núi bên Tàu?
6. Nếu như Văn Lang hay Việt Thường chỉ ở miền Bắc Việt ngày nay thì làm sao sang nhà Chu cống chim trĩ trắng được (về sự kiện sứ giả Việt Thường cống chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương, ngồi bàn chuyện xoay vần của tự nhiên với Chu Công Đán được Sử ký Tư Mã Thiên chép lại rất rõ ràng)
7. Nếu Văn Lang ở tít miền Bắc Việt thì làm sao Việt Vương Câu Tiễn lại sai sứ sang mời vua Hùng liên kết (dụ) để cùng mưu bá đồ vương tranh hùng với Trung Nguyên được?
Và cả những tư liệu lịch sử ẩn chứa trong Kinh Dịch mà hàng ngàn năm nay người Tàu cố công bôi xóa, biến cải trừ bằng tiệt cái gốc Việt trong Kinh Dịch nữa. Thuyết này cho rằng cách đây bốn ngàn năm, nhà nước Văn Lang đã phát triển rất rực rỡ với văn minh nông nghiệp bậc nhất thế giới.
Dưới đây là bản đồ cương giới Văn Lang Rộng:
Những người theo trường phái Văn Lang hẹp (Bắc Việt và một phần nhỏ Quảng Tây kinh đô ở Phú Thọ) thì cho rằng:
1. Đó có thể là truyện vay mượn từ các truyền thuyết mà truyền thuyết thì không dùng làm tư liệu lịch sử được.
2. Truyền thuyết Thánh Gióng có thể phản ánh những cuộc chiến tranh tự vệ nhằm bảo vệ cương giới của nước Văn Lang, còn Ân là cái tên được ghép vào.
3. Thục An Dương Vương không ở đất Thục mà có thể là thủ lãnh của người Tày ở miền Cao Bằng (hoặc là Lào Cai) không liên quan gì tới nước Thục đã mất bởi Tần Chiêu Vương thời Chiến quốc cả.
4 và 5. Những khúc hát ru hay cách đặt tên địa danh của người Việt có thể là do tương đồng văn hóa.
6 và 7 tôi chưa thấy phản biện gì.
Thuyết này cho rằng nhà nước Văn Lang thực chất chỉ là một nhà nước Sơ khai, quốc dân làm chính sự theo lối thắt dây thừng và từ vua tới dân nam thì đều đóng khố cởi trần, nữ thì yếm váy.
Dưới đây là bản đồ cương giới Văn Lang hẹp:
Tuy có những mâu thuẫn về Văn Lang Rộng, Văn Lang Hẹp, nhưng điểm chung là Bách Việt sinh sống ở vùng Nam Trường giang, quá trình nam tiến của người Hoa Hạ (sau này là Hán Tộc) chính  là xâm lăng Bách Việt thì sử sách đều thống nhất.


Giá thuyết Sự thống nhất và phân chia
Phải chăng từ cái nôi là miền Bắc Bộ với văn hóa Hòa Bình (9000 - 5600 năm TCN), cư dân Việt bắc tiến khai phá Hoa Nam. Một nhánh đi theo đường ven biển qua Khâm Liêm, theo đó mà lên tới Động Đình Hồ (nhánh Rồng). Một nhánh vượt thập Vạn đại Sơn lên vùng Kinh Dương (nhánh Tiên). Người Việt đã tràn ra khắp vùng Hoa Nam, xây dựng nền văn minh lúa nước của mình? 
Khi những làng xóm Việt được xây dựng quanh khu vực Trường Giang, Động Đình Hồ thì cũng là lúc người Du mục ở phương Bắc với hai tộc Hoa - Hạ đã liên kết làm một. Cuộc liên minh Hiên Viên Hoàng Đế với Viêm Đế rốt cục đã đánh bại Miêu Tộc. Thủ lĩnh Miêu tộc, Suy Vưu (người H'mông gọi bằng Mùa Suy Vưu đến bây giờ họ Mùa vẫn là một trong những tộc họ lớn của người H'mông) bị diệt, tộc Miêu thất tán bôn tẩu khắp nơi (Lưu ý Miêu Tộc không nằm trong Bách Việt). 
Sau Hoàng Đế chiếm đất của Viêm Đế, thống nhất Hoa Hạ, áp đặt lên nước Xích Quỷ (liên minh các thị tộc của Bách Việt).
Nhằm cùng củng cố hơn nữa mối liên minh của các tộc Việt hai nhánh thị tộc Tiên, Rồng đã hợp nhất tại Động Đình Hồ làm nên truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Có thể thủ lĩnh của thị tộc Rồng (lấy giao long làm vật tổ, xăm hình Giao long lên người) tuyên xưng quyền thủ lĩnh của mình, phân cắt con em và và chư hầu làm phên dậu. Từ đây hình thành nên vế hai của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ: 50 người con lên rừng, 50 người  xuống bể. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép"Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua".
Người con cả là định quốc lập đô ở bộ Văn Lang từ đó về sau, Bách Việt vì cùng chung cội rễ và đặc biệt là mối liên kết Tiên Rồng mà tôn Lạc Việt làm thủ lĩnh. Từ Hùng Vương thứ nhất (khoảng 2879 TCN) trải hết Ân, Thương, Tây Chu (772TCN), cương giới Văn Lang bao gồm hầu khắp miền Hoa Nam tới tận vùng Quảng Nam ngày nay.
Đó cũng là lãnh thổ của Văn Lang Rộng.
Trong khoảng hơn hai ngàn năm, dựa trên mối liên kết Bách Việt mà Lạc Việt đứng đầu, Văn Lang đã giữ vững được bờ cõi của mình. Nhưng việc nào cũng có mặt trái của nó. Lãnh thổ quá rộng (khoảng 3 triệu km2) xu thế li tâm là không thể tránh khỏi. Càng lên phía Bắc và theo thời gian mối liên hệ giữa Lạc Việt và các Việt tộc khác càng lỏng lẻo, phai nhạt dần. Ở miền tiếp giáp với sông Trường Giang, Đồng Đình Hồ, Bách Việt vỡ dần ra, các nước Sở, Ngô, Việt hình thành.
            (Xem thêm phụ lục 2)
Nước Sở (1030 - 223 TCN) mạnh lên, các đời Sở Vương nối đời thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam vừa chinh phục vừa liên kết với các tộc Việt để mưu đồ bá nghiệp ở phương Bắc.
Phần còn lại vẫn chịu ảnh hưởng của Lạc Việt dưới cái tên gọi chung là Văn Lang vì thế mà Việt Vương Câu Tiễn mới sai sứ sang mời Văn Lang cùng liên kết để mưu xưng bá Trung Nguyên (tức năm 505-465 Tr CN).
Trong khi phương Bắc đang dần đi đến thống nhất. Bắc Trường Giang, Triều Chu suy yếu, chư hầu nổi lên từ trăm nước rồi còn 24 nước rồi rốt lại chỉ còn bẩy nước gọi là Thất hùng cùng tranh thiên hạ. Cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc kéo dài hơn năm trăm năm (Thời Xuân Thu: 722 - 481 trước TL; Chiến quốc (453 - 221 trước TL).

Thì ở phía Nam, thời kỳ đại phân rã bắt đầu: Sở mạnh, rồi Ngô, Việt tách ra khỏi Văn Lang, xưng bá, đồ vương vùng Trung Nguyên, chiến tranh Ngô - Sở, Việt diệt Ngô, Sở diệt Việt, ...Sức mạnh của Văn Lang - Lạc Việt theo đó giảm sút dần.
Lạc Việt mất dần đi vai trò anh cả, thủ lĩnh của mình.
Các tộc Việt cư trú trên 15 bộ của Vương quốc Văn Lang lần lượt li tâm: Hồ Việt (ở Hồ Nam), U Việt (ở Triết Giang), Mân Việt (ở Phúc Kiến), Đông Việt (ở Giang Tây), Nam Việt (ở Quảng Đông), Âu Việt (ở Quý Châu & Quảng Tây), Điền Việt (ở Vân Nam), Chiêm Việt (đảo Hải Nam), v.v... 
Lãnh thổ Văn Lang - Lạc Việt lúc này chỉ còn lại phần bắc Việt Nam và một Quảng Tây, Quảng Đông - tức là Văn Lang Hẹp. Trong đó, phần Bắc Việt Nam hiện diện như một vùng đất gốc cố cựu của người Việt. Sau này Thục An Dương Vương, đánh đuổi Hùng Vương 18 chính là trên đất Quảng Tây, Quý Châu. Thục Phán đánh bại Đồ Thư, dựng nước Âu Lạc cũng là trên vùng đất này. 
Bị sức tấn công mãnh liệt từ phía người Hán và cả người Thục, những quý tộc Việt buộc phải tháo chạy khỏi vùng Hoa Nam, theo đường biển quay lại đất cố cựu của mình, tức là vùng Đồng Bằng Sông Hồng. 
Ở đây có thêm một giả thuyết nữa: Phải chăng vì vùng đất đồng bằng Sông Hồng vốn là nơi dung chứa các nhánh tộc Việt lưu vong mà hình thành nên nhiều làng xã với luật tục khác nhau  (Hương ước). Luật tục này mạnh đến nỗi ngay cả chính quyền trung ương cũng không can thiệp được?
Trong khi đó, tại bắc cuộc chiến Bình Bách Việt của Tần Thủy Hoàng bắt đầu. Các tộc Việt còn bám trụ lại ở Hoa Nam lần lượt bị tiêu diệt, duy chỉ có Lạc Việt hợp với Tây Âu là trụ vững trước sự tấn công của Đế quốc Tần.
Phần sau: Cuộc chiến chống Hoa Hạ
Phụ chú - phần này có đọc thì đọc, không đọc thì thôi:
1. Về các thuyết Văn Lang Rộng, Văn Lang Hẹp
Thuyết thứ nhất: Văn Lang rộng: Hoa Nam - Bắc Việt
Thuyết này cho rằng bờ cõi nước Văn Lang vốn là trên cơ sở kế thừa Xích Quỷ Quốc. Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đều là đất thần thuộc của HùngVương; còn bộ gọi là Văn Lang là nơi vua đóng đô".
- Thuyết này về sau được rất nhiều học giả công nhận và tìm tòi. Họ dựa trên các cứ liệu về sự di cư của loài người, đại khái vạch ra rằng người thông minh (Homo Sapiens) từ Phi châu men theo đường biển đến Đông Nam Á rồi đó lan tỏa xuống Úc châu. Kỷ băng hà tan, nước biển dâng lên, những người ở lại trên miền Đông Nam Á lục địa đi dần lên phía bắc. Đến đồng bằng Hoa Nam họ xây dựng một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ nhất hành tinh với nhân khẩu non nửa nhân loại đó chính là Bách Việt mà cũng là nước Văn Lang sau này.
Thuyết thứ hai: Văn Lang hẹp: Bắc Việt - Một phần Quảng Tây.
Thuyết này cho rằng bờ cõi nước Văn Lang chỉ gồm một khoảng là Bắc Việt Nam và một phần Quảng Tây (Trung Quốc ngày nay). Từ Văn hóa Hòa Bình mà dần lên đên Phùng Nguyên - Đông Sơn. Sách Việt Sử Lược chép: Xưa, Hoàng Đế dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt không thể thống thuộc được ben phân giới hạn ở Tây Nam có 15 bộ lạc là: Giao Chỉ (Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng); 2. Việt Thường Thị (Hà Tĩnh); 3. Vũ Ninh (Bắc Ninh - Hải Dương); 4. Quân Ninh (Bắc Thanh Hóa - Áng chừng là bờ bắc sông Mã chăng?); 5. Gia Ninh(Phú Thọ); 6. Ninh Hải (Khâm Châu - Quảng Tây Trung Quốc); 7. Lục Hải (Quảng Ninh); 8. Thanh Tuyền (Ung Châu - Quảng Tây); 9. Tân Xương (Vĩnh Phúc); 10. Bình Văn (?); 11. Văn Lang (Phú Thọ); 12. Cửu Châu (Thanh Hóa, là nam sông Mã chăng?); 13. Nhật Nam ( Nam Hoành Sơn); 14. Hoài Nam (Bắc Nghệ An); 15 Cửu Đức (Nam Nghệ An và bắc Hà Tĩnh). 
(Những chữ màu đỏ là chú thêm vào cho rõ địa giới 15 bộ của nước Văn Lang theo Việt Sử Lược).
Thuyết này được đại đa số giới sử gia chính thống công nhận và được đưa vào sách giáo khoa. Tuy nhiên cũng có thời kỳ chúng ta được nghe nói rằng người Việt hiện đại là con cháu của Việt Vương Câu Tiễn.
Đặc biệt là khi tại Bắc Kinh phát hiện ra xương người vượn thì Hoa Lục cho rằng họ là một trong những cái nôi của nhân loại và đúng thật là Trung Hoa!!!
Về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ:
            Sự phân chia 50 người con mẹ, 50 người con theo cha có lẽ nào mở đầu cho thời phân phong kiến địa? Các vương triều cổ đại của người Hoa Hạ như Ân, Thương, đặc biệt là triều Chu vẫn thường phân chia lãnh địa cho con cháu, hay công thần của mình hình thành nên những nước chư hầu làm phên dậu.
            Trước họ, Lạc Long Quân và Âu Cơ tính tới điều này chăng?
            Nước Văn Lang Rộng có thể ở trong tình trạng này chăng? Hay đó là sự liên kết giữa các bộ lạc có cùng chung huyết thống?
Giả thiết Văn Lang Rộng, Văn Lang Hẹp chỉ là giả thiết. Sự phân chia trong nội bộ nước Văn Lang cũng chỉ là một giả thuyết trong số rất nhiều những giả thuyết khác mà thôi.
Càng tìm đọc những tư liệu, nghiên cứu về thời đại Hồng Bàng càng rối, càng lắm luận thuyết khiến người ta không biết đâu mà lần
Share this article :

+ nhận xét + 14 nhận xét

lúc 21:30 28 tháng 5, 2012

Thằng nầu mở hàng anh phát, năn nỉ đới huhu!!

Nặc danh
lúc 21:35 28 tháng 5, 2012

Anh đéo thích những thể loại nài. Muốn mở hàng mà đéo hợp khẩu vị, anh thèm vầu.

lúc 21:37 28 tháng 5, 2012

Hãm nhể, dững thứ nài khó đọc, chi bộ chỉ hóng hớt vớt máng là tài he he! Động scandal là xúm đông xúm đỏ, chém gió phần phật như đúng gồi.
Đèo mẹ, anh thấy nhục nhã quá cơ hớ hớ!!

Nặc danh
lúc 21:54 28 tháng 5, 2012

Hế hế, khóc gì mà khóc, tại mấy cái ni nó "cao siêu" quá. Hay chú phân tích biển Đông đi, làm như Diện ấy, mười mấy triệu lượt view đấy, hê hê!

lúc 21:54 28 tháng 5, 2012

2 Bà ngày xưa đập nhau ở mãi Hồ Động Đình đấy. Bây giờ dân các tỉnh như Hồ Nam... vẫn còn thờ và nhắc đến 2 Bà. Đặc biệt là phía nam Trung Quốc có nhan nhản đèn thờ 2 Bà, nhưng khi cải cách văn hóa thì chúng phá coi như hết, có nhiều chỗ chỉ còn lại nền móng.

lúc 21:57 28 tháng 5, 2012

Chờ thư thư anh ngó nghiên tềnh hềnh từ Bê đã. Vừa tiên triền rũ bỏ Chính trị, giờ lại quai lại ngai, nhẽ chi bộ nó cười cho khắm mũi nhể?

lúc 21:59 28 tháng 5, 2012

Cũng nên nhắc nhở chi bộ một chút, tình hình bãi cạn scarborough rất đáng để những con Lừa đặc biệt lưu tâm. Rút tỉa từ vụ nài, chi bộ cũng có ối thứ để mà chiêm nghiệm về biển Đông.

lúc 22:02 28 tháng 5, 2012

@ Mỹ: Chấp đéo bọn Tầu, một đám chiên nghề thủ tiêu văn hóa, diệt chủng văn hóa dững tộc Phi Hán.

lúc 23:19 28 tháng 5, 2012

Toàn một lũ lừa còn ngồi bàn về tổ tiên loài Lừa bố khỉ

lúc 12:54 29 tháng 5, 2012

Nhất trí giải pháp "Văn Lang Rộng". Lãnh tụ tính kế thu hồi lãnh thổ đê!

lúc 13:16 29 tháng 5, 2012

Lũ chúng ta những con Lừa lạc lối
Ngàn năm lưu vong côi cút mạn sông Hồng
Quá khứ mờ trong lịch sử xa xăm
Nhẽ chối mẹ sông Tương nguồn cội?

Lũ chúng ta những con Lừa lạc lối
Gốc tích đâu? Nam nước mẹ bây giờ
Đền Hùng ư? Not ở Phong Châu
Cổ Loa thành bên bờ Tây giang sóng vỗ
Và Trưng thị uỷnh Tầu tận Động Đình Hồ

Lũ chúng ta những con lừa lạc lối
Mấy ngàn niên phiêu bạt điêu linh
Tổ quốc mất trong những lần ly biệt
Nhét ông cha vào địa giới đương thời

Những đền đài tưởng niệm quê hương
Phút bỗng chốc hóa tổ tông đời đéo!
Lừa nông nổi chẳng chịu nghĩ suy
Cứ hớn hở trong cơn mê lịch sử!!

Vờ cờ cờ ai
lúc 22:51 31 tháng 5, 2012

Israel mới chăng. Đòi đất thì mất luôn tộc Việt, quá khứ cho thấy ai mà chiếm trung quốc khoảng 300 thì bọn Hán nó đồng hóa hết Việt

lúc 02:44 19 tháng 4, 2015

Biết Quốc sử để dạy con dạy cháu
Biêt cương thổ để lấy lại về ta, diệt giặc Tàu thì người Việt mới hết lầm than. Thế nhưng, có ai dám ? Trẫm đã trác nghiệm 100 người về việc diệt Tàu thì đến 64 người lắc đầu không dám đánh. Nhưng ko vì thế mà để giặc yên, 36 người quyết diệt Tàu sẽ góp sức nhân lên. Ai có tài, trí, đức hãy về giúp nước.

lúc 03:03 19 tháng 4, 2015

Biết Quốc sử để dạy con dạy cháu
Biêt cương thổ để lấy lại về ta, diệt giặc Tàu thì người Việt mới hết lầm than. Thế nhưng, có ai dám ? Trẫm đã trác nghiệm 100 người về việc diệt Tàu thì đến 64 người lắc đầu không dám đánh. Nhưng ko vì thế mà để giặc yên, 36 người quyết diệt Tàu sẽ góp sức nhân lên. Ai có tài, trí, đức hãy về giúp nước.

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo