Pages

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Trung Quốc: Lợi ích cốt lõi không bao gồm biển Đông (biển Nam Trung Hoa)


Tân Hoa Xã đã đưa tin về một phát ngôn mới của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì. Dưới đây là toàn văn bản tin bằng tiếng Anh: 


China urges US to properly handle issues related to core interests

Chinese Foreign Minister Yang Jiechi on Tuesday called on the United States to cautiously and properly handle issues related to China's core interests such as those related to Taiwan and Tibet.
To develop China-US relations, both countries should always stick to the principles laid down in the three Sino-US joint communiques and the Sino-US joint statement, and respect each other's core interests and major concerns, Yang said at a press conference on the sidelines of the national legislature's annual session.
Hantimes tạm dịch:
Trung Quốc kêu gọi Mỹ xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm thứ Ba kêu gọi Hoa Kỳ thận trọng và xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như Đài Loan và Tây Tạng.
Phát triển quan hệ Trung Quốc-Mỹ, cả hai nước luôn luôn phải gắn bó với các nguyên tắc quy trong các 3 Trung-Mỹ các thông cáo chung và các tuyên bố Trung-Mỹ đã được ký kết và tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Ông Dương cho biết trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp hàng năm của cơ quan lập pháp quốc gia. 
Cụm từ - Khái niệm "Lợi ích cốt lõi" được bao gồm: Tây Tạng, Đài Loan và Biển Đông (phía Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa). Tuy nhiên trong phát biểu gần đây nhất, Dương Khiết Trì chỉ nói Tây Tạng và Đài Loan mà không hề nhắc tới Biển Đông trong khái niệm "Lợi ích cốt lõi". 
Trong khi đó, Li Zhaoxing trong một phát biểu mới đây về chi phí quốc phòng của Trung Quốc lại khẳng định một số nước đã ngang ngược xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, chẳng hạn như ở biển Nam Trung Hoa.
 ......................
Tin thêm về chi phí quốc phòng của Trung Quốc.
Thế giới, đặc biệt là Châu Á Thái Bình Dương đang lo ngại việc Trung Quốc gia tăng chi phí quân sự (11,2% trong năm nay), tuy nhiên Trung Quốc đã trấn an các nước làng giềng rằng họ làm vậy chỉ là để "tự vệ". 
Li Zhaoxing, phát ngôn viên của Quốc hội cho rằng: "Tôi nghĩ rằng sự gia tăng các chi phí quốc phòng chủ yếu được chi cho việc huấn luyện quân sự, xây dựng hệ thống thông tin quân sự, thay thế vũ khí đã hết hạn sử dụng". Ông này cũng dẫn chứng các ví dụ trong quá khứ của Trung Quốc: Trung Quốc từng bị các cường quốc xâm lược vào thời nhà Thanh (những năm 1841 -1911), bị Nhật Bản xâm lược trong những năm 30 chỉ bởi không đủ sức mạnh quốc phòng. 
Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự là để bảo vệ chính mình, chỉ khi đủ sức mạnh chúng tôi (Trung Quốc) mới không bị bắt nạt. Sự thiếu hụt sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã khiến cho một số quốc gia ngang ngược xâm phạm chủ quyền của chúng tôi... "Nếu chúng tôi đủ mạnh, tôi nghĩ rằng các nước khác sẽ  không dám ngang ngược vi phạm lãnh thổ của chúng tôi chẳng hạn như trong Biển Nam Trung Hoa (1)" Ông Li khẳng định.
Li Zhaoxing cho rằng: Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phong tỏa kinh tế, tư tưởng và kỹ thuật đến từ một số cường quốc và tình hình quân sự trên toàn lãnh thổ nước này vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều đe dọa như ở Biển Nam Trung Quốc, Đông Bắc Á, biên giới Ấn Độ. Ông ta nói: "một số hòn đảo của Trung Quốc đang bị nước ngoài chiếm giữ"(2).
Ông này cũng so sánh chi tiêu quân sự của Trung Quốc với Hoa Kỳ: "Chi tiêu quân sự của Mỹ nhiều nhất thế giới, chiếm tới một nửa trong tổng chi phí quân sự toàn cầu. Trung Quốc chỉ tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đáp ứng tình hình thực tế nhưng lại bị hoài nghi"
Ông Li Zhaoxing chỉ trích một số lo ngại quanh việc Trung Quốc tăng chi phí quốc phòng là: "thổi phồng mặt tiêu cực của Trung Quốc và các nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm"
Chú thích:
1. Biển Nam Trung Hoa - Cách gọi của người Trung Quốc, người Việt gọi là Biển Đông. Một điều rất lý thú đó là khi dịch cụm từ South China Sea, Google sẽ đóng mở ngoặc (Biển Đông).
2. Có thể ám chỉ một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hay một số đảo mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang tranh chấp với Nhật Bản.
Tham khảo thêm: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét