VIỆT NAM 1954 - 1957 VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thứ Ba, 3 tháng 1, 20123nhận xét

Ngày 7 - 5 -1954, người Việt Nam (Việt Minh) đại thắng trên chiến trường Điện Biên Phủ, Thế giới rung chuyển bởi điều thần kỳ Việt Nam. Ở Bắc Phi những đoàn quân du kích hô vang Va vô Hồ Chí Minh, Va Vô Việt Nam trước khi xung trận. Những dân tộc bị áp bức nhìn về Việt Nam như một tấm gương sáng.

Chế độ thực dân kiểu cũ đến hồi cáo chung.


(nguồn internet)

Hậu kỳ Điện Biên Phủ


Trận Điện Biên Phủ đã lấy đi của Việt Minh những chiến binh can trường và thiện chiến nhất, khí tài, quân dụng, sức người đổ vào trận chiến này không phải ngày một ngày hai mà có thể khôi phục lại.


Hàng trăm ngàn người Việt vì ước vọng tự do, vì dân tộc đã ngã xuống. 
Từ Giơ ne vơ với sự mặc cả giữa các cường quốc mà đất nước chia hai. Ở miền Nam người Mỹ phế Bảo Đại lập chính phủ phi pháp Ngô Đình Diệm.

Đương khi phải vỗ về khắp chốn thì cuộc
Cách mạng ruộng đất vô tiền khoáng hậu nổ ra. Những năm 1954, 1955 là đỉnh điểm của cuộc cách mạng ấy. Sự khủng bố thành phần phi bần cố nông diễn ra ở khắp nơi trên đồng bằng Bắc Bộ, miền Bắc Trung Bộ. Những con người trước kia vừa trung kiên trong kháng Pháp nay thành tội đồ để mặc người ta xỉ nhục và  hành hung.

(nguồn Internet)

Nhiều người trước đó vài ngày vẫn là cán bộ của Liên Việt và khi đưa ra trước bàn đấu tố họ còn không hiểu mình mắc tội nợ gì. Nhiều người bị sỉ nhục, chỉ bởi vì mình trót không nghèo đói.


Ruộng đất cướp từ tay họ được trao về tay nông dân theo kiểu bình đẳng bình quyền, rồi từ tay nông dân lại đem về tay Nhà nước bởi mô hình Hợp tác xã và chế độ cào bằng. Tất cả đều nghèo như nhau, khỏi phải ganh tỵ nữa. 
Nông nghiệp bị trói lại hàng chục năm phải cho mãi tới khi khoán chui không còn chui nổi thì cái vòng kim cô phi lý ấy mới bị phá vỡ.

[Về sau có vài nghiên cứu đi lề trái nói rằng cuộc Cách mạng ruộng đất thực ra là cuộc chiến nơi mà thế lực mới nổi quyết tâm thủ tiêu những quyền lực cũ dành quyền thống trị ở nông thôn].  

Cải cách ruộng đất còn đang sửa sai chiếu lệ, thì
cuộc thanh trừng Nhân Văn - Giai phẩm (hai tạp chí của giới trí thức) bắt đầu. Văn nghệ sỹ, trí thức nếm trái đắng và sự cùng khổ từ những án oan chống Đảng, .... Giới trí thức của Việt Nam mất đi những con người ưu tú nhất, sau Thơ Mới không ai còn dám làm thơ Mới. Xuân Diệu nhà thơ tình trứ danh cũng phải làm cái bài như thế này:
"Hỏi thăm các cụ gần xa
Trẻ con bớt ghẻ cụ già lành ho"

Không ai dám nói khác đi, cái Tôi từng một thời ngạo nghễ bị thủ tiêu sạch tuốt. Vòng kim cô bị chụp lên đầu trí thức, họ phải nghĩ theo, phải tụng ca những gì người trên nghĩ. Họ chấp nhận vô điều kiện những văn kiện này, nghị quyết nọ. Thảng hoặc có ý kiến phản bác rồi lại chìm vào bóng tối y như một câu chuyện cho vui.


(Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụNhân Văn Giai Phẩm - nguồn internet)


Cho đến những năm đầu ĐỔI MỚI (Mà thực ra là trở về những giá trị hiển nhiên), một đoàn văn nghệ sỹ của Việt 
Nam sang thăm Mỹ mới khoe khoang rằng: Chúng tôi đang được cởi trói; ai dè người Mỹ hỏi lại: Thế trước đây cái gì đã trói các ông?


Câu slogant: "
Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc; trốc tận rễ" từ hồi Xô Viết Nghệ Tĩnh đến giờ được thực hiện và đem lại những thảm họa cho thành phần phi công nông. Sau này người ta biện minh hay cố nhồi sọ rằng vì phải đánh Mỹ thống nhất nước nhà nên cần phải làm như vậy, rằng Cải cách ruộng đất đã thực hiện ước mơ ngàn đời của người nông dân là sở hữu ruộng đất.

Thật vô lý!!!


Và hệ lụy


Cách mạng ruộng đất, Nhân Văn - Giai Phẩm đã dẫn tới hệ lụy là phàm ai không phải là công nông; không nghèo đói thì không được coi trọng thậm chí là bị khinh miệt, đấu tố. 

Đó là sự cá biệt! Oái oăm thay cái cá biệt này đều rơi vào các nước trong hệ thống XNCN (Nga có khủng bố của Xtalin, Trung Quốc có Đại Cách mạng Văn hóa Vô Sản, Campuchi nạn diệt chủng từ Khơ me cộng sản (Khơ me đỏ), Bắc Triều dưới chính thế Kim Nhật Thành...


Từ truyền thống hiếu học ngàn đời của người Việt lại nảy ra cái tư tưởng khinh trí thức, khinh giàu có. G
iới địa chủ, nhiều trí thức trong Nam bắt đầu e sợ khi nhìn ra ngoài Bắc. Họ là con dân Việt nhưng họ sợ cho số phận của chính họ. Họ e rằng nếu Thống nhất thì tất yếu Cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai phẩm (và cả cải tạo Công Thương Nghiệp) sẽ chụp lên đầu họ.

Của cải, kiến thức họ tích lũy qua nhiều thế hệ có nguy cơ mất trắng; thế vào đó là bị sỉ nhục khốn cùng. 
Họ buộc phải bảo tồn chính số mệnh của mình. 

Cuộc Kháng chiến chống Mỹ kéo dài hai mươi năm, hàng triệu con người Việt
Nam đã ngã xuống (bao gồm cả chết, bị tiêu diệt, hy sinh). Nhìn trên một khía cạnh nào đó, thì đó là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nơi mà người Việt cầm súng bắn giết người Việt cho thỏa lòng oán thù - căm thù chế độ vân vân.

Cho tới bây giờ nhiều Việt Kiều hải ngoại vẫn còn nghi ngại khi nhìn về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Hồi năm 2007, ông Võ Văn Kiệt có nói đại ý rằng: chiến tranh đã qua đi ba mươi năm rồi, năm nay nữa là ba mươi hai năm rồi người một nhà sao còn hiềm khích lẫn nhau.


Chiến tranh đi qua, người Việt tranh nhau nói mình nghèo, tự hào về cái vô sản của mình.
Từ nông thôn chí tới thành thị người ta khinh sự giàu có, khinh trí thức và hớn hở tự hào với cái danh hiệu Tiền đồn, Tiên phong.

Một thời ở nhà trường phổ thông người ta đã dạy học sinh với những danh hiệu như vậy đó. Một thời những bộ bài giảng cho sinh viên đặc biệt là khối Văn Sử người ta luôn chửi rủa Chế độ phong kiến là bóc lột, người ta chỉ tụng ca cái sự đánh nhau là tài, tụng ca khởi nghĩa nông dân.

(Sao nghèo - photo by Sông Hàn)

Nhưng rồi sẽ có lúc chính ta hỏi: Ai phải chịu trách nhiệm về cái chết (sinh mạng, chính trị, danh dự) oan uổng của hàng trăm ngàn người và con cháu họ? Đương nhiên là chỉ hỏi chính ta còn câu trả lời là vô vọng. Tất cả chìm vào quên lãng!! Nếu anh vẫn cố tình hỏi về ông bà mình vì sao nên nỗi, anh có nguy cơ trở thành thằng phản động?

Cũng cái vòng kim cô ấy mãi tới gần đây mới lỏng đi đôi chút, trí thức mới có thể dùng Internet, báo chí mà phản biện. Nhưng bất cứ khi nào người ta cũng có quyền chụp cái mũ bị các thế lực bên ngoài kích động gây chia rẽ ... lên đầu. 


Thật kỳ lạ ở một quốc gia một xã hội mà người dân không thể nghĩ khác, sợ nghĩ khác thì đó là quốc gia gì, xã hội gì? Ai đó cắt nghĩa dùm tôi?
 

Cuộc Cải cách ruộng đất, của việc khủng bố Nhân Văn  - Giai phẩm trí thức Việt Nam trở nên què quặt ngác ngơ. Cho tới tận bây giờ dù được mệnh danh là nước nhiều Tiến sỹ vào bậc nhất Đông Nam Á, nhưng phần đa trong số đó đó chỉ là những phiên bản sao chép lại, những tiến sỹ hạt cơm. Mấy trăm trường Đại Học không trường nào lên hồn lên vía để mà đứng vào tốp 500 của thế giới.

Cũng từ những cuộc cách mạng kinh thiên động địa nhưng cũng hết sức vô lý đó mà đến tận khi tôi cầm bộ hồ sơ xin việc, xem cái Sơ yếu lý lịch tự thuật vẫn còn thấy: Trước cách mạng tháng Tám bố mẹ làm gì ở đâu, Sau cải cách ruộng đất, sau cải tạo Công Thương nghiệp bố mẹ làm gì ở đâu?

Chợt nhận ra, chính điều đó vô tình sát muối, sát thêm nỗi đau vào hàng triệu gia đình Việt
Nam. Nếu một anh sinh viên ra trường nhưng lại là con của một viên Trung tá chế độ Sài Gòn, anh ta sẽ nghĩ gì khi cầm cái sơ yếu lý lịch của mình?

Xát muối vào lòng nhau thế chưa đủ hay sao?


Chúng ta đã bỏ qua những giá trị lịch sử hàng ngàn năm để hồ hởi lao vào một cuộc giải phóng giai cấp. Chúng ta mải mê làm khác đi, kiến tạo những gì phi thường và phi lý trên cái nền đói nghèo, tang thương của chiến tranh. Lẽ đấy bởi đâu? Đó đều là vì vọng ngoại, ưa danh hão mà không trông vào cái thực trạng nhãn tiền của mình.


(Bài anh biên từ 2008, sửa sang căn chỉnh chút đỉnh he hé)
Share this article :

+ nhận xét + 3 nhận xét

Nặc danh
lúc 18:26 3 tháng 1, 2012

Hớ hớ!! Bí thư chi bộ mặt lìn định cư ở chốn nài à? Nhà mới tham luận mới đi, đèo mẹ tuyền những thứ muôn năm cũ thế là đéo được nhế!!!

Nặc danh
lúc 11:25 4 tháng 1, 2012

Chú Hàn nói chung chả biết đếu gì mấy về thời cuộc , mà cũng đòi biên tham luận . Cứ thế này thì mãi mãi chỉ nhìn quanh xó nhà là phải !

lúc 19:22 4 tháng 1, 2012

Ơ tiên sư con nặc danh, cậy nặc danh vầu đây ông ổng sủa định dìm hàng anh phỏng?

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo