Gần một trăm bốn
mươi năm (1840 - 1978), “Thiên quốc phương Đông trở thành con bệnh Châu Á”, Hoa
Lục bị Tây Âu xỉ nhục; bị Nhật bản dày xéo và mất đi toàn bộ chuỗi vệ tinh ở
Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Ngay cả khi Nhà nước Cộng hòa nhân Dân Trung Hoa
(1/9/1949) ra đời, thì người Hoa vẫn tiếp tục tàn sát hàng chục triệu người
Hoa. Đồng chí giết đồng chí trong những mưu toan quyền lực; thiếu niên giết ông
già, trí thức trong cơn điên dại.
(Cách mạng văn hóa - Sưu tầm Internet)
Trung hoa trở
thành nơi sức mạnh, sự tàn ác và độc tài được tôn thờ. Trung Hoa đã từng là xứ
sở của dã man, hỗn loạn trong toàn trị.
Nơi kia là Thiên đường - sưu tầm Internet
Một trăm bốn
mươi năm đủ cho năm thế hệ sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng trong người Hoa những
khát khao chứng tỏ mình, giải phóng chính mình. Nhưng nó lại đưa đến hệ quả
khôn lường trong tâm tính người Hoa: muốn vượt lên, muốn giàu có, muốn quyền
lực phải biết tiêu diệt kẻ khác, Trung Quốc khát khao trả thù những kẻ đã từng
gây đau khổ cho mình, Trung Quốc khát khao trục lợi.
Thương nhân Trung
Quốc sẵn lòng cho melaline vào sữa; đầu độc thế giới bằng hàng hóa rẻ tiền; người
Hoa sung sướng khi tòa tháp đôi Nữ ước bị tấn công, tôn vinh chủ nghĩa Thực dân
tại châu lục đen và vui mừng trước thảm họa động đất sóng thần của Nhật Bản. Trên
sina.com tràn đầy hằn học, một loạt các tờ báo của Trung quốc đăng bài theo
kiểu giết sống Việt Nam tế thần cho ước muốn Trung Hoa.
(Trung Quốc - thực dân mới - sưu tầm internet)
Và thiết nghĩ
cũng chẳng cần ngạc nhiên nếu chỉ cần một lời hô, cả trăm triệu người Hoa hoặc
nhiều hơn thế sẵn lòng lao vào một cuộc tìm giết Việt Nam, hay đòi san bằng nước
Mỹ. Sự tỉnh táo và nhân văn không còn hoặc có nhưng nó bị chìm lấp trong muôn
ngàn tiếng gào của một trạng thái dã man trong tư duy.
Bắc Kinh đã nuôi
dưỡng những biểu hiện này nhằm phục vụ cho những toan tính chính trị và cả gây
sức ép bắt nạt lân bang. Nhưng chính họ đang dẫn dắt 1,4 tỷ người Trung Quốc đi
lạc hướng khi quên mất lời ông thầy ngàn năm của mình truyền dạy lại.
"Dưỡng tối
hối quang", "Bình tĩnh quan sát, khéo léo ẩn mình, nắm bắt thời cơ,
hành động quyết đoán" và "biển Nam Hải chủ quyền tại ta, gác lại
tranh chấp cùng khai thác", những lời dặn của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đầy
chất trí trá, ứng biến kiểu trí khôn Tầu.
Hãy xem Trung
Hoa đối như thế nào với Bắc Triều Tiên; hãy xem những động thái gần đây của họ
trên biển Hoa Đông, biển Nam Trung Hoa (tức là biển Đông) ra sao? Một quốc gia
có đạo đức hẳn không lấy một dân tộc khác ra làm miếng đệm rẻ giách cho mình và
càng không lấy việc người ta gặp thảm họa làm vui, làm cơ hội. Trong hành xử ở
Biển Đông, Trung Quốc đang chứng tỏ họ là một quốc gia vô trách
nhiệm.
Cái gì mà họ
cướp được tất cướp và cái gì không cướp được thì có thể thương lượng. Trung Hoa
(có vẻ) như đang muốn khẳng định sức mạnh bằng bạo quyền và trí khôn xảo thuật
hơn là làm đúng trách nhiệm của một cường quốc. Trung Quốc khát khao trả thù
quá khứ, khát khao chứng tỏ sức mạnh của mình nhưng kẻ thực sự mạnh không cần
thiết phải làm điều đó.
Bản thân Trung
Nam Hải không phải là không nhận ra điều đó, bản thân họ không phải là không
biết lời nói và việc làm của mình trái ngược nhau. Nhưng có lẽ họ không dừng
lại được khi mà chính họ đã nuôi dưỡng và định hướng một xã hội như vậy.
Mặt trái của sức
mạnh Trung Hoa chỉ còn là sự tự ti, bối rối
khi họ còn đang dằn vặt về quá khứ, lấy quá khứ làm đích đến, phô những ham
muốn của mình trong ngôn từ của một kẻ giàu thói cơ hội.
Đăng nhận xét