LÊ CHIÊU THỐNG VÀ SỐ PHẬN BI THẢM

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 201211nhận xét


Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! Vậy nên truy đặt tên thụy là Mẫn Đế" - “Cương mục” – Chính sử Nguyễn Triều.
(Lê Chiêu Thống hội kiến Tôn Sỹ Nghị tại thành Thăng Long - tranh mô tả)
Xem thêm:
Người Việt Nam, lớn bé, già trẻ đều đường hoàng đĩnh đạc mà rủa xả Lê Chiêu Thống bán nước cầu vinh. Cụm từ Lê Chiêu Thống được mặc định là kẻ bán nước, niềm xỉ nhục của quốc dân, là kẻ đáng bị nguyền rủa đời đời.
Nhân thế đóng đinh Lê Chiêu Thống cùng lời sỉ vả: “kẻ cõng rắn cắn gà nhà”.
Trong các vị Đế Vương nước Việt, chưa người nào chịu khổ nạn và phải hứng chịu những  nguyền rủa dữ dội đến như Lê Chiêu Thống.
Vậy Lê Chiêu Thống là ai? Vị hoàng đế này có đáng phải chịu kiếp nạn đến hàng trăm năm như vậy?
Thiếu thời chịu nạn cùng cha
Có lẽ trong khắp các vị Đế vương nước Việt chưa có vị nào mà cả cuộc đời chịu nhiều đau khổ, đọa đày như Lê Chiêu Thống. Đến chết rồi, tiếng nhơ còn khôn rửa để cho con cháu mấy trăm năm xỉa xói không yên.
Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm, con trai trưởng của Hoàng Thái Tử Lê Duy Vĩ.
Lê Duy Vĩ, tướng mạo đường hoàng, văn vũ toàn bị, được sỹ dân trong nước tin yêu, kính ngưỡng. Theo đúng thông lệ thì Vĩ sẽ đường hoàng kế ngôi hoàng đế Cảnh Hưng trở thành người trị vị quốc gia Đại Việt.
Nhưng vì hiềm khích nhỏ nhoi với Trịnh Sâm mà vị thái tử này bị vướng vào tội danh nhơ nhớp: Thông dâm với cung nữ của vua cha – Tức là tội loạn luân, rồi bị hạ ngục (1769). Lê Duy Khiêm mới ba tuổi đã ngồi tù cùng cha.
Tháng 12 năm 1771, Trịnh Sâm lên ngôi Chúa – tức là Tĩnh Đô Vương đã sát hại Lê Duy Vỹ, khi đó Khiêm mới năm hay sáu tuổi và tiếp tục ngồi tù thêm mười năm nữa.
Năm 1782, Chúa Trịnh Sâm chết, binh sỹ làm biến loạn, phế bỏ thái tử Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngai Chúa  - Tức là Án Đô Vương, đồng thời rước Lê Duy Khiêm cùng mẹ ra khỏi nhà ngục, khuông phù về lại chính thống.
Khi đó Lê Duy Khiêm mới mười sáu tuổi, rất có phong độ của Lê Duy Vỹ khi xưa, quân sỹ đều hớn hởn cho rằng: “Thực đáng làm vua”. Chắc hẳn trong quãng thời mười mấy năm chịu nạn cùng cha, chịu đọa đày trong nhà ngục của chúa Trịnh hoàng tự tôn Lê Duy Khiêm đã hun đúc chí hướng nhất thống thiên hạ, quyết tâm giữ gìn cơ nghiệp Lê gia, cũng như lòng uất hờn với Phủ Chúa.
Nhất thống chí – Và cái chết lưu vong.
Nạn kiêu binh, đem đến họa khôn lường cho phủ chúa Trịnh, đem đến cái phúc cho Lê Duy Kỳ, nhưng rồi đó lại đẩy vị Hoàng tự tôn đến những tai họa khôn lường.
Lê Duy Khiêm – tức Kỳ lên ngôi hoàng đế từ cuối tháng 7 (âm) năm 1786, năm sau thì lấy niên hiệu là Chiêu Thống giữa bối cảnh tan nát của Bắc Hà: Lê bại, Trịnh vong, Tây Sơn náo loạn kinh thành. Chức phận của vị hoàng đế trẻ là phải bảo tồn, tông miếu, xã tắc, gia nghiệp mà tổ tông truyền lại.
Tức là phải chống lại những tử thù của mình mà Tây Sơn Nguyễn Huệ là nguy hiểm nhất. Chỉ có Nguyễn Tây Sơn mới có đủ sức mạnh để đe dọa đến sự tồn vong Hoàng tộc Lê gia, sự bình yên của đất Bắc Hà văn hiến.
Chúng ta lầm tưởng rằng quân Tây Sơn đại diện cho sự tiến bộ cho khởi nghĩa nông dân và ý chí thống nhất quốc gia. Nhưng người Bắc Hà thời đó không nghĩ vậy, Tây Sơn – Nguyễn Huệ đối với họ chỉ là đám giặc cướp, phường man mọi xâm lược.
Tức là giặc Lông đỏ.
Việc “Phù Lê diệt Trịnh” của Nguyễn Huệ được nhân sỹ Bắc Hà nhìn nhận là một chiêu bài của quân xâm lược.
Đại Việt đã chia hai đàng Trong và Ngoài suốt mấy trăm năm. Trong thực tế đó là hai quốc gia độc lập. Tây Sơn là đám giặc phát sinh từ miền rừng rú Bình Định (tức Tây Sơn thượng đạo) không thể nào so sánh với Lê gia hoàng tộc những người đã trị vì ở Bắc Hà bốn trăm năm, tổ tông lại có công lớn đánh bại giặc Minh, khôi phục quốc thống.
Bản thân Nguyễn Huệ cũng nhận thức rất rõ vấn đề này khi nói với Nguyễn Hữu Chỉnh đại ý: nay mình ra đánh một nước mấy trăm năm, tài gì người ta không nghi ngại.
Cục diện Đại Việt những năm 1786 tới 1802 chính là Thái đến cùng thì phải Bĩ, những mảnh vỡ được bung ra. Cơ hội thống nhất giang sơn, thống trị toàn cõi Việt Nam được mở ra cho toàn bộ những nhân tố đã tham gia vào cuộc chơi cơn Bĩ cực.
Người có căn cơ, thâm hậu và bền chặt hơn sẽ là người có được chiến thắng chung cuộc, tức là Thiên hỏa đồng nhân vậy.
Lê Chiêu Thống liên tục bị dồn ép bởi đủ các thế lực. Bản thân vị vua này dù có không ít trung thần nghĩa sỹ phù trợ. Nhưng vì không đủ tài thao lược để khống chế cục diện, rốt cục ông bị Tây Sơn – Nguyễn Huệ đả bại phải lưu vong cầu viện ngoại quốc.
Đó không khác gì việc việc nhà của anh bị giặc cướp vào đánh, anh không chống giữ nổi, ắt phải đi cầu đến người ngoài. Lê Chiêu Thống nương nhờ sự can thiệp của cường quốc là nhằm bảo vệ ngôi vị chính tôn hợp pháp của mình.
Đó không phải là hành động bán nước.
Lịch sử đã chứng minh không phải mình Lê Chiêu Thống mượn đến con đường cầu ngoại viện: Trần triều đổ, một số thân sỹ đã sang cầu viện nhà Minh; Gia Long từng viện quân Xiêm; Phan Bội Châu xướng Đông Du; Hồ Chí Minh hướng tới luận thuyết Mác Lê rồi cướp chính quyền hồi tháng 8/1945, bắt tay với Mao Trạch Đông để đánh Pháp rồi sau là chế độ Sài Gòn cùng người Mỹ.
Không thể nói các vị đó bán nước cầu vinh.
Ngay trong thời hiện đại, bản thân các cường quốc cũng đã nhiều lần sử dụng vũ lực danh chính ngôn thuận bảo vệ một chính thể hợp pháp hợp hiến.
Mưu nhất thống không thành – không bảo tồn được gia nghiệp, không bảo vệ nổi con dân, Lê Chiêu Thống chết đau đớn ở xứ người, để lại trái tim nóng đỏ không bao giờ vỡ nát.
Bọn bầy tôi như Trần Công Xán tử nạn trên biển Nghệ An; Trần Danh Án trước khi chết còn đinh chắc: “Người sau bên mộ giơ tay trỏ/Tiến sỹ đời Lê cũ, họ Trần”; Trần Quang Châu, Lê Ban là võ tướng, Lê Duy Chi là em trai đều chết vì nước Đại Việt nhà Lê; đám bầy tôi tòng vong như Lê Quý khẳng khái nói với Thanh Càn Long: “Lũ chúng tôi, đầu có thể chặt, tóc không thể gọt, da có thể lột, y phục không thể đổi”.
Những người đó đâu phải không có trí khôn? Đâu phải là không biết nghĩ? Cớ gì sống thác sinh tử cùng một ông vua "bán nước cầu vinh"?
Đó là vì họ trung quân tin chắc vào lý tưởng của mình mà minh định Tây Sơn – Nguyễn Huệ là đám giặc cướp vậy.
Cái đáng trách của vị hoàng đế đầy khổ ải Lê Chiêu Thống chẳng qua là ở việc, trót khúm núm trước Tôn Sỹ Nghị và thay y phục trên xứ người. 
Âu đó cũng là việc chẳng đành, thời thế buộc phải vậy.
Không thể một sớm một chiều gỡ bỏ định kiến trăm năm. Nhưng khi xem xét đánh giá về một nhân vật lịch sử, điều chúng ta cần làm là gạt bỏ những thiên kiến chủ quan của mình, sử dụng sự trong sáng và óc tư duy để soi rọi!
Sông Hàn: Ngày mồng 7 tết Nhâm Thìn 2012; cũng là phúc đáp với bài http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/01/so-phan-le-chieu-thong-va-oan-tong-vong.html cùng các coment bên nhà Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện.
Vì anh có còm măng bên đấy được đéo đâu? Biên mẹ thành bài cho hoành, sợ đéo!!!


Share this article :

+ nhận xét + 11 nhận xét

Nặc danh
lúc 12:51 29 tháng 1, 2012

ngoại trừ thành tích chiến với quân Thanh thì cũng là một cuộc nội chiến mà thôi

lúc 14:39 29 tháng 1, 2012

@Nặc danh
À con nặc danh nói vụ bạn anh Huệ Nguyễn tỉn bại 1o ngàn ông lính lục doanh nước mẹ há??

lúc 14:49 29 tháng 1, 2012

@ Chi bộ: Dần dần anh sẽ bóc một số thối thây trong việc biên sử ở xứ Lừa, những dối gian mà chi bộ đã từng tôn sùng, lầm tưởng. Nhẽ tất nhiên là khi anh nủi hứng - Và chi bộ ném đá vô biên giới.
He he!!!

lúc 15:33 29 tháng 1, 2012

Đào Tiến ThiJan 27, 2012 10:21 PM
Xin bác Tiến Đặng đừng bỏ cùng một rọ tất cả. Lê Chiêu Thống cầu viện chỉ vì lợi ích dòng họ của mình, còn các bậc sỹ phu Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Quang Bích, Phan Bội Châu cầu viện vì mục đích cứu nước. Mặt khác Lê Chiêu Thống là ông vua lưu vong, không có thực lực gì, còn các bậc sỹ phu kia đều xây dựng lực lượng trong nước trước khi cầu viện. Riêng Phan Bội Châu, việc cầu viện Nhật Bản chỉ là dự định Ban đầu, sang đến Nhật, cụ đã nhận thức khác. Chính các sỹ phu Nhật Bản và Trung Hoa (đang ở Nhật lúc đó) cũng khuyên cụ lực lượng trong nước mới là quyết định, quốc tế ủng hộ chỉ là phụ trợ.
Ối giời ơi, bố lạy thầy, Đào Tiến Thi ơi là Đào Tiến Thi!! Lê Chiêu Thống đường đường là vua một nước, sỹ dân Bắc Hà nhiều người chết vì tển, bọn bầy tôi kiên trung bâu lần nổi lên đánh phá Tây Sơn. Vầy mà Đào Tiến Thi dám bảo: Chiêu Thống "ko có thực lực gì". Đúng là kiến thức nông toen hoẻn, cả vú lấp miệng.
Nhẽ Còm măng nầy Sông post bên nhà Xuân Diện, dưng he he đéo thể nầu qua nổi cửa kiểm duyệt của vị tiến sỹ Hán Nôm nầy, nên tha về đơi, bêu rếu vầy.

lúc 20:45 29 tháng 1, 2012

300 năm chúa Trịnh mà họ Trịnh không dám lật để ngồi lên ngôi báu, đủ thấy là họ Lê vẫn có thực lực chứ không phải là bù nhìn hoàn toàn như báo đảng viết

Nặc danh
lúc 03:31 4 tháng 2, 2012

Nhảm cứt

Nặc danh
lúc 17:29 12 tháng 4, 2012

Nhảm cứt gì? Thằng mất day!!

lúc 19:58 18 tháng 5, 2012

Đèo mẹ! Thằng bố láo nào viết cái bài ni như cứt! Đã si đa còn xông pha hiến máu! Ngó lại chơi cái lịch sử đoan ni, thằng Càn Long bên nớ đang đoạn hùng cường, mở cõi ầm ầm, đánh đông dẹp bắc. Mịa nó, cái dã tâm xâm lược thì cả ngàn đời nay nó vưỡn vậy. Cái thằng Lê Chiêu Thống mất dậy còn lạy lục, vẽ đường cho Tôn Sĩ Nghị chạy. Hút chết! May mà còn cụ Nguyễn Huệ, đem 1 vạn quân từ Phú Xuân ra, dọc đường thêm ít vạn quân Thanh - Nghệ. Tiên sư cụ, tài đến thế là cùng, tài hơn Tào Tháo, dám đập cho 29 vạn quân Thanh (= 290.000)tóe đái,vãi linh hồn. Cảm ơn cụ Huệ, nếu không chắc bây chừ + gần 800 năm nữa vưỡn là Bắc thuộc New version II.

lúc 20:25 18 tháng 5, 2012

29 vạn cái đầu bòi anh đơi nài, nhõn có 1.1 ngàn ông Lính lục doanh quân thôi.

lúc 08:33 11 tháng 1, 2013

Lãnh tụ à! Vì ngai vàng mà mãi Quốc thì là quá ích kỷ. Vì sự tồn vong của chế độ, của cái ghế quyền lực mà nhường chệt biển đảo thì là đồ phản Quốc. Lê chiêu thống ngày xưa và Lê Chiều thống ngày nay đều bị lên án. Lãnh tụ bênh chi loại người này.

lúc 09:35 11 tháng 1, 2013

Hông phải cô ạ đã là khoa học lịch sử thì cái nhìn phẩy là khoa học chứ đéo thể cảm tính xơi xơi được.

Quan niệm cuốc gia ngài đó nó không vĩ đại cao cả như bây gờ.

Điều thứ nhất xứ Lừa phân chia Trong - Ngoài mấy trăm niên gồi về thực tế là hai vương quốc đối nghịch lẫn nhau. Việc Huệ Nguyễn ra Bắc chiếm đất của Chiêu Thống được sỹ phu Bắc Hà và cả bọn Bần nông nhận định là giặc cướp chứ đéo phải là anh hùng giải phóng mẹ giề cả.

Điều thứ 2. Chiêu Thống đường đường là vua một nước, tển có cái chức trách phải bẩu vệ con dân của mềnh chống lại giặc cướp Huệ Nguyễn (aka Tây Sơn Lông đỏ). Hông bẩu vệ được thì phẩy nhờ ngoại binh. Đó là nhẽ thường thấy, Cũng giống như bây giờ xứ X có đảo chính, lật đổ chính thể hợp hiến thì Liên hợp Quốc phải can thiệp để cứu vãn nền dân chủ vầy.

Chiêu Thống có đất đai, có tổ tông xã tắc. Hông giữ được đất bẩu kê được dân đó mới là bất trung. Không giữ được cơ đồ tổ tông, hông thờ cúng được tổ tiên mới là bất hiếu.

Chiêu Thống huyền tuyền đéo có ý định bán nước cầu vinh, tển cũng hông ký bất cứ một hiệp định đéo nầu về việc cắt đất củ tý như Bảng Dốc, hai Hoàng Sa đảo cho China Thanh Càn Long cả. Cho nên bẩu Chiêu Thống bán nước là đéo đúng. Đó là lẽ thứ 3.

Cuối cùng chỉ có thể trách vận số nhà Lê đã hết, Thống Chiêu Lê đéo đủ tài căn cơ, cả tin ngai thơ nên mới chịu cú Lừa mang nhãn hiệu Madein China và chịu miệng tiếng người đời rủa xả. Mà đéo đâu tuyền Bê rủa chứ ai?

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | hantimes
Copyright © 2011. HAN TIMES - Bản quyền của hantimes
Han Times| Đơn giản Sông luôn chảy
Proudly powered by Đăng nhập
rem cua cơ sở may rèm vải, rèm cửa sổ đẹp Hiền Thảo